Thêm hai trường đại học được bồi dưỡng, cấp chứng chỉ tiếng Việt cho người nước ngoài
Bộ GDĐT đã có quyết định giao nhiệm vụ bồi dưỡng, đánh giá và cấp chứng chỉ tiếng Việt cho người nước ngoài cho thêm 2 cơ sở giáo dục đại học tại Việt Nam.
Cụ thể, theo Quyết định 808/QĐ-BGDĐT do Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Văn Phúc ký ban hành ngày 19/3/2020, Bộ GDĐT giao nhiệm vụ bồi dưỡng, đánh giá và cấp chứng chỉ tiếng Việt cho người nước ngoài cho trường Đại học Cửu Long. Thời gian thực hiện nhiệm vụ là 2 năm.
Trường ĐH Cửu Long có trách nhiệm tổ chức bồi dưỡng, đánh giá và cấp chứng chỉ theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài ban hành kèm theo Thông tư số 17/2015/BGDĐT ngày 01/9/2015 của Bộ trưởng Bộ GDĐT.
Trường ĐH Cửu Long sẽ phải báo cáo Bộ GDĐT (qua Cục Quản lý chất lượng) trước ngày 15/12 hàng năm, về tình hình, kết quả bồi dưỡng, đánh giá và cấp chứng chỉ tiếng Việt cho người nước ngoài.
Trường Đại học Cửu Long được Bộ GDĐT giao nhiệm vụ bồi dưỡng, đánh giá và cấp chứng chỉ tiếng Việt cho người nước ngoài
Cùng với trường ĐH Cửu Long, ngày 19/3/2020, Bộ GDĐT đã ban hành Quyết định số 809/QĐ-BGDĐT về việc giao cho Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia TP.HCM, thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng, đánh giá và cấp chứng chỉ tiếng Việt cho người nước ngoài. Thời gian thực hiện nhiệm vụ là 2 năm.
Như vậy, tới thời điểm này đã có 7 trường Đại học được phép bồi dưỡng, đánh giá và cấp chứng chỉ tiếng Việt cho người nước ngoài. Trong đó, 5 trường đại học đã được giao nhiệm vụ này trước đây có: Trường ĐH Sư phạm Hà Nội; Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn- ĐH Quốc gia Hà Nội; Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2; Trường ĐH Sư phạm- ĐH Thái Nguyên; Trường ĐH Sư phạm- ĐH Đà Nẵng.
Phương Anh
Thầy trò chào nhau qua màn hình máy tính, học thể dục ngay trong phòng
Dạy thể dục thông qua hình thức học trực tuyến. Điều nghe có vẻ "không tưởng" này lại được các giáo viên thực hiện rất sáng tạo, thậm chí hoàn toàn phù hợp với việc học sinh học tập tại nhà và ở những nơi có không gian hạn chế.
Kể từ đầu mùa dịch, giáo viên và học sinh Trường THCS-THPT Nguyễn Tất Thành (thuộc Trường ĐH Sư phạm Hà Nội) vẫn học tập, giảng dạy bình thường theo thời khoá biểu thông qua hình thức học trực tuyến.
Đối với Nguyễn Bình Nguyên (học sinh lớp 11D2), việc học tại nhà trong những tháng qua không có gì quá khác biệt. Cậu vẫn phải "tới lớp" đúng giờ, tuân thủ nghiêm ngặt các quy định trong từng môn học cụ thể. Ngay cả với môn Thể dục, Nguyên vẫn phải bắt nhịp theo đúng tiến độ chương trình.
"Ban đầu em cũng không thể hình dung được một tiết học online môn Thể dục sẽ diễn ra như thế nào. Trên lớp, thầy cô vẫn thường tới tận nơi chỉnh sửa từng động tác tay chân của học sinh. Vì thế, lúc đầu em cũng có một chút lạ lẫm. Tuy nhiên khi đã quen, em lại cảm thấy thích thú với tiết học Thể dục hơn bởi ở nhà quá nhiều, được vận động khiến mình cảm thấy thoải mái".
Hôm nay, tiết Thể dục của Nguyên sẽ bắt đầu lúc 2 giờ 45 phút với bài học "Cầu lông và chạy bền". Bắt đầu bài giảng, thầy giáo Vũ Tiến Lợi kiểm tra sĩ số lớp thông qua từng gương mặt trên webcam. Sau khi hỏi thăm tình hình sức khoẻ của học sinh, cả thầy và trò cùng thực hiện phần khởi động.
Toàn bộ hoạt động dạy và học này đều được thầy giáo trẻ thực hiện dễ dàng khi sử dụng thành thạo công cụ Teams của Office 365.
Để học các kĩ thuật chơi cầu lông, học sinh được xem video hướng dẫn do giáo viên chuẩn bị. Còn với nội dung chạy bền, thầy giáo hướng dẫn học trò chạy tại chỗ.
"Do giới hạn về mặt không gian trong nhà và tập luyện cá nhân nên trong giờ học giáo viên sẽ tập trung dạy những bài tập bổ trợ cho từng bộ môn cụ thể. Chúng tôi sẽ gửi những video hướng dẫn các em tự học cầu lông tại nhà. Học sinh sẽ ghi lại các video tự tập luyện để giáo viên đánh giá. Chúng tôi rất vui khi thấy trong các video các em gửi có cả sự tham gia của cha mẹ học sinh". Thầy Lợi cho biết thêm, có nhiều công cụ trên Office 365 giúp kiểm soát học sinh nên giáo viên không quá lo lắng về việc quản lý học sinh cũng như tương tác với học trò.
"Thông qua màn hình, giáo viên vẫn có thể dễ dàng quan sát học sinh tập luyện để hướng dẫn học sinh những động tác chưa đúng kỹ thuật hay dễ dàng biết học sinh nào đó mất tập trung trong giờ học".
Sau hơn 1 tháng áp dụng hình thức học tập trực tuyến, TS Nguyễn Thị Thu Anh, Hiệu trưởng nhà trường vui mừng khi chứng kiến những tiến bộ của cả giáo viên và học sinh.
Cô cho biết, Thể dục là môn học cuối cùng Trường THCS-THPT Nguyễn Tất Thành áp dụng hình thức học trực tuyến theo thời khóa biểu. Ban đầu, thầy cô lo lắng môn học thực hành khó tổ chức học online hơn các môn khác. Nhà trường đã tổ chức họp tất cả các thành viên tổ Giáo dục thể chất để trao đổi tìm ra các giải pháp mang tính khả thi.
"Nhà trường không đưa ra yêu cầu quá lớn đối với môn Thể dục. Mục tiêu cao nhất của môn học là làm thế nào để học sinh được vận động để cân bằng với việc phải ngồi cả ngày trước màn hình máy tính. Giáo viên dựa trên chuẩn kiến thức, kỹ năng môn học để thiết kế nội dung dạy học sao cho phù hợp với việc học cá nhân tại nhà và thiếu không gian. Điều quan trọng hơn cả là làm sao khích lệ được tất cả các học sinh trong lớp tích cực tập luyện".
Chỉ sau một tuần triển khai dạy học môn Giáo dục thể chất, các đồng nghiệp trong trường và cha mẹ học sinh rất cảm kích về khả năng thích nghi nhanh chóng và những sáng tạo bất ngờ của cả giáo viên thể dục và các em học sinh. Các giáo viên đã phối hợp cùng nhau chuẩn bị rất nhiều video hướng dẫn giúp học sinh có thể tự học ở nhà. Học sinh luôn được truyền cảm hứng thông qua hình ảnh của chính thầy cô và những nhân vật thể thao nổi tiếng.
"Điều lớn nhất mà giáo viên tổ Giáo dục thể chất trường Nguyễn Tất Thành đã làm được không chỉ là những tiết học hiệu quả và sáng tạo, giúp học sinh được tăng cường vận động mà chính là sự nỗ lực cố gắng vượt qua các thách thức của công nghệ, vượt qua nhiều khó khăn của môn học đặc thù để truyền cảm hứng giúp học sinh tích cực tập luyện thể thao nâng cao sức khoẻ", cô Thu Anh cho biết.
Giảng viên tại Trung tâm Giáo dục Thể chất và Thể thao - ĐH Quốc gia Hà Nội đang hướng dẫn cho sinh viên
Trong khi nhiều trường vẫn e ngại việc giảng dạy môn Giáo dục thể chất thông qua hình thức học trực tuyến, tại Trung tâm Giáo dục Thể chất và Thể thao - ĐH Quốc gia Hà Nội, 100% các bộ môn đều được trung tâm áp dụng hình thức này.
Giám đốc Trung tâm Nguyễn Việt Hoà cho rằng, dù khi bắt đầu triển khai, cả giảng viên và sinh viên còn nhiều bỡ ngỡ, nhưng trung tâm vẫn đang nỗ lực từng bước "vừa làm vừa điều chỉnh".
"Đối với những môn học khác vốn thường xuyên áp dụng công nghệ vào trong giảng dạy, khi chuyển sang hình thức học trực tuyến cũng đã có nhiều vướng mắc. Còn đối với giảng viên môn Giáo dục thể chất chủ yếu thị phạm bằng ngôn ngữ cơ thể, khi chuyển sang giảng dạy online, đó là một điều vô cùng khó".
Giảng viên hướng dẫn tỉ mỉ kỹ thuật từng động tác
Để tiết dạy đạt hiệu quả cao nhất, thầy giáo Nguyên Thanh Huyên, giảng viên môn Giáo dục thể chất, đã tự quay video bài học, phân tích cụ thể từng động tác rồi gửi tới cho sinh viên xem trước.
Ví dụ, ở bài tập môn cầu lông, sinh viên sẽ được xem trước các kỹ thuật phat câu (phát không co câu hoăc phat câu vao tương). Đến khi bắt đầu tiết học, thầy giáo sẽ chỉnh sửa cụ thể động tác cho từng sinh viên. Nhờ vậy, thời gian tiếp nhận sẽ được rút ngắn mà hiệu quả vẫn cao.
Vào khung giờ 9-10 giờ sáng mỗi ngày, các giảng viên sẽ đánh giá video do học sinh tự quay. Thầy giáo sẽ nhận xét và thị phạm trực tiếp thông qua phần mềm hỗ trợ Zoom và Teams.
"Tất nhiên, việc học online các môn thể dục có dụng cụ như cầu lông, bóng chuyền cũng có những khó khăn nhất định. Nhưng mục tiêu chúng tôi đặt ra hàng đầu vẫn là giúp sinh viên tập luyện nâng cao thể lực. Do đó, điều quan trọng nhất là có thể giúp các em luyện tập mọi lúc, mọi nơi chứ không chỉ dừng lại ở một tiết dạy", thầy Huyền nói.
Với hình thức này, những điều tưởng chừng bông đùa như tập thể dục tại cầu thang, tập thể dục trên sàn nhà... hay thậm chí là tập thể dục trên giường, giờ đây cũng đã trở thành sự thực vì quy mô phòng trọ của sinh viên quá nhỏ.
"Nhưng dù vậy, sinh viên vẫn rất tích cực và chủ động tham gia vào giờ học. Nhiều em đã tư quay va chia se video cho ban be. Điều này đã tao hưng thu cho rất nhiều ngươi khac nưa".
Giải đáp cụ thể các thắc mắc của sinh viên
Là đơn vị tiên phong trong dạy học trực tuyến ở môn Giáo dục thể chất, theo Giám đốc Nguyễn Việt Hoà, Trung tâm Giáo dục Thể chất và Thể thao - ĐH Quốc gia Hà Nội vẫn đang từng bước thử nghiệm và tìm ra hướng đi riêng.
Hiện đơn vị này đã ra mắt kênh Youtube mang tên "Thethao VNU" nhằm số hóa và dạy học trực tuyến các chương trình học giáo dục thể chất cho sinh viên. Các giảng viên sẽ thiết kế clip bài giảng, sau đó đăng tải lên Youtube để sinh viên có thể theo dõi, tham gia học tập.
"Đối với môn Giáo dục thể chất, nêu chi day 1 tiết/ tuần se co rất nhiêu han chê vi đó phải la qua trinh ren luyên lâu dai.
Do vậy, dạy online sẽ la đinh hương cua trung tâm trong thơi gian tơi. Nhờ hình thức này, dân dân sinh viên sẽ thay đôi suy nghi vê môn Giao duc thê chât. Điều quan trọng nhất của môn học vẫn là rèn thể lực, nâng cao sức khoẻ của chính bản thân sinh viên".
Thúy Nga - Thanh Hùng
Trường ĐH Sư phạm Hà Nội cung cấp miễn phí kho học liệu trực tuyến GS. TS Nguyễn Văn Minh - Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội cho biết trường đã xây dựng kho học liệu học trực tuyến với các bài giảng do giảng viên của trường biên soạn, bám sát theo chương trình của Bộ GDĐT. Ảnh minh họa Đặc biệt, hệ thống có các công cụ quản lý lớp học, cho phép giáo...