Thêm hai đơn vị được phép tổ chức thi, cấp chứng chỉ tiếng Anh sáu bậc
Tính đến thời điểm này, có 16 đơn vị đủ điều kiện tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ sáu bậc dùng cho Việt Nam, tăng thêm hai đơn vị so với thời điểm tháng 5-2020.
Trường đại học Quy Nhơn (Ảnh: QNU)
Cục Quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và đào tạo vừa công bố danh sách các đơn vị đủ điều kiện tổ chức thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ sáu bậc dùng cho Việt Nam (Tiếng Anh).
Theo đó, tính đến thời điểm này, đã có 16 đơn vị đủ điều kiện tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ sáu bậc dùng cho Việt Nam, tăng thêm hai đơn vị so với thời điểm tháng 5-2020. Hai đơn vị mới có đủ điều kiện tổ chức thi và cấp chứng chỉ là: Trường đại học Quy Nhơn, Trường đại học Tây Nguyên.
Như vậy, danh sách 16 đơn vị này gồm có: Trường đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh, Trường đại học Ngoại ngữ (Đại học Huế), Trường đại học Ngoại ngữ (Đại học Quốc gia Hà Nội), Trường đại học Ngoại ngữ (Đại học Đà Nẵng), Đại học Thái Nguyên, Trường đại học Cần Thơ, Trường đại học Hà Nội, Trường đại học Sư phạm Hà Nội, Trường đại học Vinh, Học viện An ninh nhân dân, Trường đại học Sài Gòn, Trường đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh, Trường đại học Trà Vinh, Trường đại học Văn Lang, Trường đại học Quy Nhơn, Trường đại học Tây Nguyên.
Video đang HOT
Chuẩn bị cho mùa du học mới
Năm 2020, kế hoạch du học của sinh viên Việt Nam bị thay đổi do ảnh hưởng dịch Covid-19. Sinh viên đã lựa chọn kỹ hơn những phương án cho kỳ du học mới.
Học sinh, sinh viên có dự định du học cuối năm 2020, đầu năm 2021 đã bắt đầu thay đổi kế hoạch, chuẩn bị các phương án trong tình huống xấu nhất không thể đi du học trong năm 2021. Các thị trường du học lớn trên thế giới như Mỹ, Úc, Anh... đã có kế hoạch chuẩn bị cho đợt sinh viên quốc tế trở lại học vào mùa xuân.
Những lựa chọn
Lên kế hoạch du học Mỹ mùa thu năm 2020, em Nguyễn Yến Nhi, cựu học sinh Trường chuyên Lê Hồng Phong (TP HCM) phải dời sang kỳ mùa xuân 2021. Nhưng diễn biến dịch tại Mỹ đang phức tạp, Yến Nhi cho biết em sẽ không nhập học thời gian này, và chuyển sang kỳ mùa thu 2020. Vì đã nhận đơn nhập học của ĐH tại Mỹ, nên em phải hoàn tất hồ sơ xin bảo lưu một năm trong tháng 2-2021.
Yến Nhi cho biết gia đình đã động viên em ở lại Việt Nam, xem xét tình hình dịch bệnh đến tháng 5 rồi sẽ quyết định tiếp tục du học hay không. Trong thời gian nghỉ học một năm, Yến Nhi sẽ tham gia những khóa học kỹ năng ngắn hạn, các chứng chỉ tiếng Anh và toán để được miễn môn học đó khi học ĐH tại Mỹ.
"Em sẽ học trễ hơn các bạn 1,5 năm ĐH và ảnh hưởng rất nhiều đến kế hoạch thực tập tại Mỹ, cũng có nguy cơ em sẽ không du học được nhưng sức khỏe luôn quan trọng nhất, nên em quyết định ở lại Việt Nam. Trong trường hợp xấu nhất, không thể sang Mỹ, em sẽ tìm kiếm một quốc gia châu Á để thực hiện ước mơ du học của mình" - Yến Nhi nói.
Theo Lê Hoàng Anh, du học sinh tại Mỹ phải quay về Việt Nam khi dịch bùng phát hồi tháng 3-2020, các trường ĐH ở Mỹ chỉ cho phép sinh viên bảo lưu kết quả một năm học, hết thời hạn sinh viên phải quay trở về nước hoặc đăng ký một trường khác. Do đó, nhiều sinh viên lo lắng tình hình dịch nhưng vẫn lựa chọn ở lại Mỹ để tiếp tục học trực tuyến hoặc bán trực tiếp.
"Em lựa chọn trở về Việt Nam và đăng ký những lớp trực tuyến, dù phải học đến 23 giờ, nhiều ngày liên tục em rất mệt mỏi, nhưng đó là phương án an toàn nhất ở thời điểm này. Vì trái múi giờ, có những buổi học bắt đầu lúc 22 giờ và kết thúc vào 1 giờ sáng hôm sau, em luôn trong tình trạng ngày ngủ đêm học" - Hoàng Anh kể.
Sinh viên tham gia buổi tư vấn du học trong tháng 12-2020
Vừa nhận kết quả trúng tuyển ĐH tại Anh, chưa kịp vui mừng, Trần Lê Thu Thảo lại lo lắng vì dịch bệnh căng thẳng, không thể kịp sang Anh nhập học kỳ mùa thu 2020. Thu Thảo cho hay sau nhiều tuần suy nghĩ, vì trường không có học trực tuyến nên em đã hủy bỏ, mặc dù em đã dành rất nhiều công sức để được nhận vào học. "Nếu vẫn du học, ba mẹ sẽ rất lo lắng, bản thân em cũng có nguy cơ nhiễm bệnh cao" - Thu Thảo nói.
Thu Thảo đã làm lại hồ sơ, xin vào những trường khác để kịp bắt đầu năm học vào 2021, tiêu chí chọn trường được Thảo đặt ra theo thứ tự ưu tiên, tình hình dịch bệnh của quốc gia đó, trường học có đảm bảo an toàn dịch bệnh không, hay có phương án học trực tuyến không, cuối cùng em sẽ lựa chọn ngành mong muốn.
Khởi động kỳ học mùa xuân
Tờ New York Times nêu, nhiều trường ĐH quyết tâm thu hút thêm sinh viên trở lại ngay khi đại dịch còn phức tạp ở các bang. Theo khảo sát hơn 700 trường ĐH tại Mỹ, sinh viên quốc tế đến Mỹ giảm tới 43% trong kỳ mùa thu 2020.
Ông David Greene, Hiệu trưởng ĐH Colby (Maine) kỳ vọng tình hình sẽ cải thiện từ tháng 1-2021. Ông cho rằng các cơ sở giáo dục đại học đã quen với việc ghi nhận những ca nhiễm Covid-19 trong trường và biết cách khống chế. Vì vậy, các trường tự tin những biện pháp phòng dịch tích cực đủ an toàn cho sinh viên quay lại trường học.
Tại Anh, tờ BBC thông tin, trước tình hình nước này đã triển khai tiêm phòng vắc xin Covid-19, bà Michelle Donelan, Bộ trưởng các trường ĐH Anh gửi thư đến du học sinh.
Bà khuyên sinh viên quốc tế nên cân nhắc trở lại Anh, tận dụng thời gian nghỉ đông khoảng 5 tuần trước khi vào học kỳ mùa xuân. Theo nghiên cứu của một tổ chức giáo dục Anh mới đây, 92% du học sinh quốc tế sẵn sàng cách ly để đến Anh.
Phòng Covid-19, sinh viên có học trực tuyến? Trước diễn biến mới của dịch Covid-19, nhiều trường ĐH cho sinh viên nghỉ tết sớm. Các trường sẽ dạy học trực tuyến hay tập trung tại trường sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021? Sinh viên Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM trở lại trường sau kỳ nghỉ tránh dịch Covid-19 năm 2020 - ẢNH: NGỌC DƯƠNG Vấn đề quan tâm...