Thêm điểm giáo dục phát triển năng lực tư duy qua kích thích “tò mò” cho trẻ tại TPHCM
Trong triết lý giáo dục hiện đại, kích thích khả năng tò mò chính là phương pháp khơi thông trí tuệ hiệu quả nhất, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Hiện nay không có nhiều cơ sở giáo dục như vậy tại Việt Nam.
Với công nghệ thông tin ngày càng phát triển và những kiến thức về nuôi dạy trẻ cũng dễ dàng tiếp cận hơn, nhiều bậc phụ huynh đều biết từ 0-6 tuổi là độ tuổi vàng để phát triển não bộ cho trẻ, bởi từ sau 7 tuổi bộ não của trẻ đã hoàn thiện được 90%. Có thể nói, từ 8 tuổi trở đi thì trí lực nền tảng của trẻ không phát triển rõ rệt nữa, mà thay vào đó là trẻ bắt đầu phát triển các kỹ năng và tiếp thu tri thức dựa trên nền tảng sẵn có.
Vậy nếu bỏ qua giai đoạn này thì liệu còn cơ hội nào nữa để trẻ phát triển năng lực tư duy và khả năng sáng tạo? Và nếu nền tảng của trẻ không được phát triển như đáng lẽ ra phải được, thì sẽ có ảnh hưởng gì đến quá trình học hỏi sau này?
Với tư tưởng những năm đầu đời trẻ còn ở tuổi ăn tuổi chơi hay trẻ còn nhỏ không biết gì cả, nhiều bố mẹ đã bỏ lỡ cơ hội phát triển của con, ảnh hưởng đến tiềm năng phát triển của trẻ sau này.
Trong giai đoạn mầm non và tiểu học, trẻ có vô vàn những cửa sổ cơ hội để hình thành và phát triển một số năng lực nhất định cần phải nắm bắt. Nếu bỏ lỡ thì trẻ sẽ mãi mãi không thể phát huy tối đa được những tiềm năng mà đáng ra trẻ có thể phát triển được. Đây chính là “Học thuyết tăng giảm”, theo đó tiềm năng của não bộ sẽ theo quy luật giảm dần, nghĩa là giáo dục càng muộn thì tiềm năng của con người được phát huy càng ít.
Trẻ có vô vàn những cửa sổ cơ hội để hình thành và phát triển một số năng lực nhất định cần nắm bắt.
Bên cạnh đó, nếu chỉ hình thành cho trẻ những kĩ năng nền tảng mà không trau dồi, rèn luyện liên tục thì kĩ năng đó cũng sẽ mất đi. Bởi với “Quy luật xén tỉa”, não chỉ giữ lại những kết nối và các con đường thường xuyên được kích hoạt; các kết nối khác không luôn sử dụng sẽ bị xén tỉa. Trẻ nhỏ vốn tò mò và sáng tạo, những khuôn mẫu giáo dục khô cứng hiện nay khiến năng lực đó của trẻ bị hao mòn.
Trong xu thế giáo dục hiện đại, phương pháp giảng dạy gợi hỏi Socratic (Maieutic) giúp xây dựng tư duy tự thân mở để giảng dạy cho trẻ trong độ tuổi từ 3 – 11 tuổi với lộ trình học tập rõ ràng cho từng cá nhân. Phương pháp gợi hỏi Maieutic được lựa chọn là tiền đề mang lại môi trường để trẻ được tự do phát triển bằng chính sự tò mò, sáng tạo tự thân, là hành trang cho những giai đoạn phát triển tiếp theo. Qua đó, mài sắc tất cả các giác quan, giúp trẻ không những bứt phá về năng lực tư duy và khả năng sáng tạo mà còn được phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề vượt trội và các kỹ năng xã hội cần thiết khác.
Đây là phương pháp giáo dục hoàn toàn mới và chưa được áp dụng và phổ biến ở Việt Nam. Tại nhiều quốc gia phát triển của châu Á, đây là phương pháp rất được các phụ huynh tin tưởng, đặc biệt là tại cường quốc về giáo dục Hàn Quốc. Phương pháp này chính là nền tảng của chương trình giáo dục tích hợp nhằm phát triển năng lực tư duy và khả năng sáng tạo cho trẻ trong giai đoạn từ 3-11 tuổi CMS.
Chương trình được xây dựng bởi Phó chủ tịch Hiệp hội Olympiad Toán học thế giới WMO. Sau hơn 20 năm phát triển thành công tại nhiều quốc gia trên thế giới: Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Mexico… Chương trình này đã khẳng định được vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực giáo dục năng lực tư duy và sáng tạo cho trẻ nhỏ.
Tại Hàn Quốc, chương trình giáo dục cho độ tuổi mầm non và tiểu học của CMS Edu Hàn Quốc là một trong những chương trình giảng dạy theo phương pháp gợi hỏi Maieutic uy tín nhất, đã được áp dụng phổ biến, có hiệu quả cao. Hiện nay, chương trình giảng dạy theo phương pháp gợi hỏi Maieutic của CMS EDU Hàn Quốc đã đến Việt Nam thông qua hợp tác với Tập đoàn Egroup, mở ra cơ hội cho nhóm trẻ từ 3-11 tuổi tiếp xúc với hệ thống giáo dục tiên tiến này.
Video đang HOT
Tại TP Hồ Chí Minh, vào sáng 15/12 vừa qua, CMS EDU Việt Nam đã khai trương trung tâm Phát triển Năng lực Tư duy và Sáng tạo Quốc tế CMS đầu tiên tại số 92 Nguyễn Thị Thập, Khu đô thị mới Him Lam, P. Tân Hưng, Quận 7. Đây là địa chỉ uy tín cho các phụ huynh đang đi tìm cho con mình chương trình giáo dục giúp phát triển năng lực tư duy cho trẻ 3-11 tuổi.
Chính thức đi vào hoạt động từ tháng 4/2018, CMS EDU Việt Nam đã thành công mở chuỗi 5 trung tâm tại Hà Nội, và đã nhận được nhiều yêu mến, ủng hộ của các em nhỏ, phụ huynh, chuyên gia giáo dục đầu ngành.
Trong năm 2019, CMS EDU sẽ mở thêm 40 trung tâm trên toàn quốc, trong đó có 20 trung tâm tại thành phố Hồ Chí Minh, tạo điều kiện cho các học sinh được tiếp cận và trải nghiệm môi trường giáo dục tiêu chuẩn quốc tế tại Việt Nam.
Theo Dân trí
Mầm non - Độ tuổi vàng kích hoạt, phát triển tư duy toán học
Nhiều nghiên cứu khoa học trên thế giới cho rằng: độ tuổi mầm non là khoảng thời gian lý tưởng cho việc kích hoạt, phát triển não bộ. Các nghiên cứu cũng khẳng định quá trình hình thành và phát triển tư duy, tổ chức trong não bộ của trẻ không phải được quyết định bởi gien di truyền mà chủ yếu thông qua các trải nghiệm và môi trường các bé được nuôi dạy.
Độ tuổi vàng để kích hoạt não bộ
Độ tuổi mầm non là khoảng thời kỳ "vàng" cho sự phát triển não bộ. Từ khi sinh ra, trẻ đã có khoảng một tỷ tế bào thần kinh trong bộ não của mình. Mỗi dây thần kinh não có nhiều chi nhánh kết nối với các chi nhánh của các dây thần kinh khác. Các kết nối thần kinh có thể có trong não bộ của trẻ nhỏ là hàng nghìn tỉ.
Ivan Petrovich Pavlop (1849-1936), nha tâm lý - sinh lý học ngươi Nga, ông tô cua thân kinh hoc, đông thơi la môt nhà tâm ly hoc nôi tiêng, ngươi đươc giai Nobel đa chỉ ra rằng "95% tiềm năng phát triển của con người tập trung trong giai đoạn từ 0-5 tuổi, chỉ có 5% sẽ được phát triển trong suốt thời gian còn lại của cuộc đời...".
Các kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng một đứa trẻ vượt trội không chỉ có một trí óc thông minh mà còn cần có một cơ thể khỏe mạnh, một tâm hồn phong phú, giàu cảm xúc... và tất cả chỉ có được khi bé phát triển toàn diện trên cả 4 khía cạnh: trí thông minh, vận động, cảm xúc và giao tiếp.
Chính vì thế, giai đoạn mầm non được xem là giai đoạn vàng để phát huy tối đa năng lực trí não của bé mà bố mẹ không thể bỏ qua. Cùng với việc đảm bảo cho con nguồn dinh dưỡng hợp lý, sự tương tác về mặt tình cảm thì ngay từ lúc này, bố mẹ cũng nên cho trẻ trải nghiệm những hoạt động thường ngày như chơi mà học qua đồ chơi và sự tương tác, nghe đọc sách, nghe nhạc...
Cùng chung quan điểm trên, Công ty CPGD Tân Thời Đại đã đề nghị và được PGS. TS Lê Anh Vinh nhận lời nghiên cứu, đề xuất giải pháp phát triển môi trường toán học với trẻ mầm non, mà ở đó, các bé được vui chơi và trải nghiệm toán học một cách tự nhiên nhất.
Thông qua Công ty CPGD Công nghệ xanh, PGS. TS Lê Anh Vinh đã biên soạn riêng cho Mầm non Tân Thời Đại bộ Chương trình, tài liệu đặc thù "Kích hoạt phát triển tư duy Toán" dành riêng cho trẻ mầm non từ 4 - 6 tuổi.
Mầm non được coi là độ tuổi vàng để "kích hoạt phát triển tư duy toán"
Kích hoạt phát triển tư duy Toán cho trẻ mầm non
Với Chương trình "Kích hoạt phát triển tư duy Toán" các bé được làm quen với Toán theo một cách mới mẻ và phù hợp với tâm sinh lý trẻ mầm non. Mỗi bài học đều được thiết kế dưới hình thức các trò chơi vận động tư duy để từ đó có thể khơi gợi trong trẻ sự hứng thú với việc học, kích thích sự tò mò và kích hoạt tư duy Toán ngay từ những năm đầu đời của trẻ.
Phương pháp được sử dụng trong chương trình là kết quả của quá trình nghiên cứu nghiêm túc về phương pháp dạy học toán của các nước tiên tiến trên thế giới, nơi PGS đã học tập và trưởng thành, theo quan điểm giáo dục sớm và phù hợp với mục tiêu cũng như nội dung giáo dục được quy định trong chương trình Giáo dục Mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Chương trình kích hoạt phát triển tư duy toán" của PGS.TS Lê Anh Vinh thu hút và kích thích sáng tạo trẻ nhỏ
Trong chương trình "Kích hoạt phát triển tư duy Toán", mỗi lớp học sẽ chú trọng vào sự tương tác giữa giáo viên và trẻ nhằm giúp giáo viên hiểu rõ năng lực của từng bé, để từ đó có phương pháp giảng dạy hiệu quả.
Bên cạnh đó, hệ thống bài tập bao gồm các trò chơi, hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm cũng được thiết kế đa dạng, kích thích sự sáng tạo trong mỗi trẻ em, đòi hỏi trẻ phải suy nghĩ sâu để trẻ được rèn luyện kĩ năng tự tư duy, tự giải quyết vấn đề.
Chương trình sử dụng các ngữ liệu phù hợp với từng độ tuổi, tích hợp yêu cầu làm quen với thế giới xung quanh trẻ, làm quen văn học và phát triển ngôn ngữ, gắn liền với đời sống của trẻ trong môi trường Việt Nam và hội nhập Quốc tế.
Theo yêu cầu của Tân Thời Đại, tài liệu được thiết kế song ngữ Việt - Anh. Mỗi giờ vận động tư duy toán học, trẻ cũng đồng thời phát triển Anh ngữ phù hợp với lứa tuổi.
PGS. TS Lê Anh Vinh là cựu sinh viên chuyên Toán trường ĐHKHTN - ĐHQGHN (năm 1998 - 2001), tốt nghiệp trường ĐH New South Wales tại Úc với chuyên ngành Toán - Tin học và trở thành Tiến sĩ tại trường ĐH Harvard của Hoa Kỳ (năm 2006 - 2010). Năm 2013, TS Lê Anh Vinh được phong hàm Phó Giáo Sư ở tuổi 30. Anh chính khởi nguồn cảm hứng để Tân Thời Đại nghĩ về toán học với trẻ thơ; là biểu tượng mà Mầm non Tân Thời Đại muốn xây dựng cho các bé trong tương lai: vừa thông minh sáng tạo lại rất giản dị thân thiện; vừa hiện đại lại cũng rất Việt Nam và điều quan trọng hơn là anh thành đạt sớm ở tuổi 30 nhờ cách anh học toán, vui chơi cùng toán. Và Tân Thời Đại muốn các bé của mình cũng được trưởng thành theo cách của Anh.
Chiều 29/7 vừa qua, Trường Mầm non Tân Thời Đại đã chính thức nhận chuyển giao Chương trình, tài liệu "Kích hoạt phát triển tư duy Toán" dành cho trẻ mầm non từ chính PGS. TS Lê Anh Vinh và nữ Giám đốc Công ty CPGD Công nghệ xanh - Người phụ nữ Chủ nhân Câu lạc bộ Học toán cùng Jenny!
Lễ chuyển giao chương trình kích hoạt phát triển tư duy toán học cho trẻ mầm non của PGS.TS Lê Anh Vinh và trường mầm non Tân Thời Đại.
Mọi thông tin chi tiết về trường mầm non Tân Thời Đại và Chương trình kích hoạt phát triển tư duy toán học cho trẻ mầm non của PGS.TS Lê Anh Vinh bạn đọc có thể tham khảo tại:
Trường mầm non Tân Thời Đại
Tầng 2, tòa CT3, KĐT Eco Green City, 286 Nguyễn Xiển, Hà Nội
Hotline: 0943.59.5599
Website: https://tanthoidai.edu.vn
Fanpage: https://www.facebook.com/tanthoidai.edu.vn
Theo Dân trí
Để học sinh trở thành công dân toàn cầu, trường học phải làm gì? Dù công cuộc đổi mới giáo dục còn nhiều thử thách nhưng bước sang năm 2019, cô Hà hi vọng ngành sẽ có thay đổi trong chỉ đạo quản lý, chương trình giảng dạy. Chất liệu chính của triết lý giáo dục ở một cơ sở giáo dục là mục tiêu đi cùng với những trăn trở về trách nhiệm của nhà trường...