‘Thêm con chữ, bớt đói nghèo’: Chương trình tài trợ cho giáo dục nhân văn
Sáng 24/11/2020, Agribank Chi nhánh tỉnh Sóc Trăng tổ chức lễ trao tặng thiết bị học tập cho trường TH và THCS Kế Thành (Kế Sách).
Chương trình tặng tủ sách, thiết bị học tập với chủ đề “Thêm con chữ, bớt đói nghèo”‘ của Agribank (bằng nguồn kinh phí an sinh xã hội) được triển khai cho 30 cơ sở trường học thuộc các địa phương có điều kiện kinh tế khó khăn, trị giá 150 triệu đồng/trường.
Số tiền trên dùng để mua sắm máy vi tính có kết nối mạng, sách tham khảo, sách truyện giải trí, thiết bị ánh sáng, quạt, bàn ghế… Riêng tại tỉnh Sóc Trăng đã chọn trường Tiểu học và Trung học cơ sở Kế Thành để thực hiện chương trình này.
Phát biểu tại buổi lễ, thầy Nguyễn Phú Được – Hiệu trưởng Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Kế Thành cho biết, trường Tiểu học và Trung học cơ sở Kế Thành được sáp nhập từ Trường Tiểu học Kế Thành 2 và Trường Trung học cơ sở Kế Thành vào tháng 12/2019 với 3 điểm trường gồm gần 600 học sinh.
Với số lượng học sinh đông như trên nhưng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ học tập còn khó khăn, thiếu thốn nên chưa đáp ứng được yêu cầu cho các hoạt động của nhà trường, nhất là về phòng thư viện… Sau thời gian chuẩn bị khẩn trương, với tinh thần trách nhiệm của Ban Giám hiệu, đến nay, tủ sách và thiết bị học tập do Agribank tài trợ đã hoàn thành.
” Sau hơn 3 tuần khẩn trương chuẩn bị cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, sách vở… hôm nay, thư viện đã chính thức đưa vào sử dụng. Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Kế Thành rất vinh dự đón nhận một tấm lòng vàng, một tình cảm đặc biệt đến với nhà trường từ Agribank đã tài trợ trang thiết bị và sách cho thư viện. Những quyển sách quý giá ấy không những giúp cho thầy và trò tìm hiểu, sưu tầm tài liệu trong giảng dạy và học tập mà còn giúp các em học sinh có thêm nghị lực trong học tập và trong cuộc sống, siết chặt hơn tình đoàn kết, khơi dậy cho các em lòng yêu thương con người, thân ái với bạn bè và nhân rộng hơn nữa những tấm gương tiêu biểu biết vượt khó, vươn lên ” – thầy Nguyễn Phú Được xúc động cho biết.
Đại diện phía nhà tài trợ, ông Trương Minh Nghĩa – Phó Giám đốc Agribank Chi nhánh tỉnh Sóc Trăng đánh giá cao nỗ lực của Ban giám hiệu cũng như sự quan tâm chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện để đến giờ này phòng đọc sách đã hoàn thiện và đi vào hoạt động phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu của thầy cô giáo và các em học sinh Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Kế Thành.
Video đang HOT
Cũng theo ông Nghĩa, bên cạnh hoạt động kinh doanh, Agribank cũng thường xuyên quan tâm đến công tác hỗ trợ an sinh xã hội với nhiều dự án, chương trình tài trợ tổng thể và dài hạn khắp cả nước, qua đó thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng, góp phần tích cực thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới theo chủ trương của Đảng và Nhà nước.
Về lĩnh vực giáo dục, Agribank đã dành nhiều chương trình tài trợ xây dựng trường học, học bổng… cho các địa phương vùng cao ở Tây Nguyên, Tây Bắc và Tây Nam bộ. Riêng năm 2019, Agribank đã trao tặng 100 căn nhà đại đoàn kết trị giá 4 tỉ đồng cho hộ nghèo và gia đình chính sách cho tất cả các huyện, thành phố, thị xã của tỉnh Sóc Trăng; xây tặng khu hiệu bộ và phòng chức năng trị giá 5 tỉ đồng cho trường Tiểu học Long Phú B và nhiều ngôi nhà tình nghĩa cho gia đình chính sách thuộc các huyện, thị xã trong tỉnh.
Năm 2020, Agribank thực hiện chương trình trao tặng tủ sách, thiết bị học tập với chủ đề “Thêm con chữ, bớt đói nghèo” cho 30 cơ sở trường học tại 30 địa phương trong cả nước và tỉnh Sóc Trăng, Trường Tiểu học và Trung học Cơ sở Kế Thành là nơi duy nhất trong tỉnh được Agribank chọn. Có thể nói, đây là món quà khích lệ tinh thần hiếu học của các em học sinh cũng như động lực giúp các thầy cô giáo vươn lên vượt khó, đem con chữ đến với trẻ vùng sâu, vùng sa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh nhà.
Buổi lễ trao tặng quà cho trường Tiểu học và Trung học Cơ sở Kế Thành thành công tốt đẹp. Đây là niềm tự hào của Agribank Chi nhánh tỉnh Sóc Trăng nói chung và Agribank Chi nhánh huyện Kế Sách nói riêng và cũng là trách nhiệm của mỗi chúng ta trong việc tiếp tục liên hệ, phối hợp nhằm gìn giữ và phát huy tối đa hiệu quả của chương trình này, xứng đáng với tôn chỉ mục đích của chương trình là: “Thêm con chữ bớt đói nghèo” mà lãnh đạo Agribank đã khởi xướng. May mắn và tự hào cho các em học sinh Trường Tiểu học và Trung học Cơ sở Kế Thành được Agribank hỗ trợ rất nhiều thiết bị, sách bổ ích.
Những quyển sách ấy không chỉ chứa đựng tình cảm mà còn là động lực tiếp sức và làm hành trang cho các em mỗi khi đến trường. Với ý nghĩa đó, ông Trương Minh Nghĩa khẳng định “Chúng tôi mong rằng Ban Giám hiệu cùng các thầy cô giáo có giải pháp thường xuyên duy tu, bảo dưỡng máy tính, sách vở, bàn ghế, thiết bị… để duy trì lâu dài, phục vụ được nhiều thế hệ học sinh trong vùng.
Hy vọng rằng, trong thời gian tới đây Agribank sẽ triển khai nhiều chương trình về an sinh xã hội hơn nữa, mang nhiều ý nghĩa nhân văn và thiết thực như chương trình “‘Thêm con chữ bớt đói nghèo” để trẻ em vùng vùng sâu vùng xa có thêm nghị lực đến trường, từng bước rút ngắn khoảng cách với trẻ em thành thị”.
Để sách giáo khoa xứng tầm sự nghiệp đổi mới giáo dục
Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể ban hành đã hiện thực hóa quan điểm đổi mới giáo dục cho những năm tới. Trong khi đó, sách giáo khoa (SGK) là một phương án dạy học dựa trên chương trình chuẩn quốc gia.
Giờ học tiếng Việt của học sinh lớp 1 Trường tiểu học Trới, TP Hạ Long (Quảng Ninh). Ảnh: HOÀI MINH
Sách giáo khoa là cụ thể hóa mục tiêu giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh và là bước đột phá, đòn bẩy để phát triển giáo dục nước nhà. SGK mới có cấu trúc và nội dung không giống như SGK hiện hành.
Đây là SGK dạy học theo định hướng phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực học sinh cho nên sách phải viết làm sao cụ thể hóa được mục tiêu của chương trình tổng thể và chương trình môn học một cách khoa học nhất và nghệ thuật sư phạm nhất.
Mặt khác, SGK chỉ là một phương án mở giúp giáo viên thuận lợi trong việc hướng dẫn học sinh trải nghiệm từng đơn vị kiến thức trong bài học. Tuy được chọn một bộ SGK, nhưng mỗi giáo viên vẫn có quyền tham khảo và vận dụng các cách tiếp cận, cách giải quyết một vấn đề kiến thức ở các bộ SGK khác nhau. Đối với học sinh, SGK chỉ là một trong những công cụ giúp các em bày tỏ biểu cảm, cách nghĩ, cách thể hiện khác nhau và rồi cùng nhau thảo luận, hợp tác, chủ động tìm cách sở hữu kiến thức cho chính mình.
Thực tế hiện nay, nhiều nơi vẫn chưa thoát ra quan niệm cũ: SGK là pháp lệnh, cho nên chưa dám mạnh dạn thay đổi hoạt động chuyên môn khi trình độ học sinh và điều kiện hiện có của nhà trường không tương đồng. Có thể nói, để dạy học nhẹ nhàng, hiệu quả, quyền quyết định chủ yếu là ở giáo viên, ở mỗi nhà trường mà không phải là ở SGK.
Nhiều bộ SGK sẽ cho ra cách dạy học khác nhau cũng như phản ánh thực tiễn giáo dục phong phú ở nhiều địa phương, thậm chí mang dấu ấn riêng, đậm chất nghệ thuật sư phạm của nhóm tác giả SGK. Giáo viên sẽ được tự do sáng tạo, trên cơ sở trải nghiệm nhiều bộ SGK khác nhau.
Mặt khác, khi có nhiều bộ SGK, sẽ kích thích giáo viên tự chủ nội dung và phương pháp, tức là thay đổi giáo dục từ dưới lên. Điều đó giúp Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) chỉ đạo sát thực hơn, thực tế hơn với sự đa dạng của địa phương, tức là điều chỉnh cách chỉ đạo đổi mới giáo dục ở cấp Trung ương, hay chính là thay đổi từ trên xuống.
Quá trình biên soạn SGK theo cơ chế xã hội hóa giúp các tác giả và nhà xuất bản hoàn toàn được chủ động, sáng tạo trong tất cả các khâu như: Tự chủ chọn tác giả và xây dựng bản thảo; tự lo kinh phí và từ đó xác định cho mình trách nhiệm lớn hơn. Ngoài ra, nhiều bộ SGK sẽ chống được độc quyền của các nhà xuất bản trong việc in ấn và phát hành SGK, đã tồn tại suốt nhiều năm qua.
Tuy nhiên, quá trình triển khai biên soạn SGK vừa qua bộc lộ những hạn chế cả về nội dung dạy học lẫn sự chỉn chu về mặt sư phạm. Chưa nên vội đưa quá nhiều văn thơ nước ngoài vào SGK tiểu học, nhất là học sinh các lớp 1, 2, 3 là giai đoạn đầu đời của cả một con người.
Mặt khác, cần nhặt hết "sạn" trong SGK. Rõ ràng, SGK tuy là sách xã hội hóa nhưng đã được Nhà nước thẩm định trước khi đưa vào trường học thì phải chuẩn, phải "sạch". Vì vậy, cần chấm dứt tình trạng còn "sạn" trong SGK.
Đáng chú ý, giá SGK quá cao trong khi vẫn có những giải pháp để giá sách giảm xuống như: Đấu thầu rộng rãi công đoạn in sách; giảm đến mức thấp nhất số trang mỗi đầu sách; không cần có SGK ở một số môn học hoặc hoạt động giáo dục (như hoạt động trải nghiệm, giáo dục thể chất) mà chỉ giữ lại sách hướng dẫn dạy cho giáo viên.
Nếu làm được như nêu trên, chắc chắn cặp sách của các em tới trường sẽ nhẹ hơn, đỡ trĩu nặng trên đôi vai trẻ nhỏ. Cùng với đó, việc bán sách tham khảo kèm SGK, theo "bó", rồi môi giới tiếp thị sách tham khảo để nhận phí phát hành là những việc làm phản cảm, cần phê phán và giám sát chặt chẽ hơn nữa theo tinh thần chỉ đạo của Bộ GD và ĐT.
Để thực hiện đổi mới giáo dục thành công cần quyết liệt thay đổi cách làm SGK. Nếu cơ quan quản lý giáo dục, các nhà tổ chức, nhà xuất bản không thay đổi tư duy, tiếp tục duy trì và áp dụng cách nghĩ và phương pháp cũ để làm SGK mới trong cơ chế thị trường thì sẽ là sai lầm và để lại bức xúc trong dư luận xã hội là điều tất yếu.
Xã hội hóa SGK là tốt, là tiến bộ, nhưng dễ gặp phải cạnh tranh không lành mạnh giữa các nhóm tác giả và các nhà xuất bản. Do đó, Bộ GD và ĐT cần quyết liệt với những chế tài chặt chẽ hơn để ngăn chặn lợi ích nhóm hay tình trạng nể nang khi thẩm định SGK. Khi lựa chọn và quyết định từng thành viên trong nhóm tác giả cũng như các ủy viên của hội đồng thẩm định cần sự chuẩn xác ở nhiều khâu và bảo đảm tính khoa học.
Cần tránh làm SGK theo nhóm kiểu thân quen hay người nhà mà ít chú ý tới sự đóng góp năng lực từng cá nhân cho toàn nhóm, cho chất lượng cả cuốn SGK. Các thành viên trong nhóm tác giả cũng như hội đồng thẩm định SGK phải là sự kết hợp hài hòa của những cá nhân có năng lực chuyên môn sâu, có hiểu biết và trải nghiệm giáo dục phổ thông với những giáo viên giỏi có tầm nhìn, chuyên gia đầu ngành vững vàng, am hiểu sâu sắc tư tưởng đổi mới giáo dục.
Cách chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn online vào đại học Với phỏng vấn online, bạn có thể chuẩn bị những mẩu giấy nhỏ ghi chú những gì cần thiết cho việc trả lời câu hỏi, chú ý cách ăn mặc và kết nối mạng. Phỏng vấn trực tuyến không phải hình thức hoàn toàn mới. Các ứng viên ở nước ngoài luôn có cơ hội thực hiện các cuộc phỏng vấn trực tuyến...