Thêm cơ hội GD cho trẻ có nhu cầu đặc biệt
Theo TS Simona (Trường mầm non Thế giới Mặt trời), có một số lượng lớn trẻ em đang gặp các khó khăn về phát triển trong những năm đầu đời. Tuy nhiên, Giáo dục đặc biệt chưa được chú trọng tại Việt Nam.
Ông Thanh Bùi – nhà sáng lập Trung tâm giáo dục Special Em’s, phát biểu tại sự kiện.
Ngày 17/1, lễ ra mắt Trung tâm giáo dục Special Em’s và hội thảo “Chăm sóc và giáo dục trẻ có nhu cầu đặc biệt” đã diễn ra tại Trường Mầm non Thế giới Mặt trời (Q.3, TPHCM). Sự kiện thu hút gần 100 gia đình, các chuyên gia, giáo viên, đại diện từ các trung tâm giáo dục đặc biệt, bệnh viện nhi tham gia.
Với chủ đề “Cách phối hợp chương trình Can thiệp sớm với phụ huynh cho trẻ có nhu cầu đặc biệt tại nhà”, chương trình đón nhận và giải đáp nhiều thắc mắc của phụ huynh về: “Trẻ có quyền đặc biệt tại Việt Nam: bối cảnh và giải pháp”, “Can thiệp sớm: Hiểu sao cho đúng?”…
Tiến sĩ Simona: “Can thiệp sớm rất quan trọng để thúc đẩy sự phát triển, hạnh phúc, khỏe mạnh của trẻ”.
Video đang HOT
TS Simona – Giám đốc Chương trình Giáo dục đặc biệt tại Trường mầm non Thế giới Mặt trời, cho rằng có một số lượng lớn trẻ em đang gặp các khó khăn về phát triển trong những năm đầu đời. Tuy nhiên, Giáo dục đặc biệt chưa được chú trọng tại Việt Nam.
Theo TS Simona, cứ 54 trẻ thì có 1 trẻ được xác định mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ. Rối loạn phổ tự kỷ được ghi nhận ở tất cả các nhóm chủng tộc, dân tộc và kinh tế xã hội, và phổ biến ở bé trai hơn 4 lần so với bé gái. Trong một nghiên cứu từ 2009 đến 2017, khoảng 1 trong 6 trẻ (tỷ lệ 17%) từ 3 đến 17 tuổi được chẩn đoán có những khuyết tật phát triển, bao gồm tự kỷ, rối loạn tăng động giảm chú ý, khiếm thị, bại não và một số bệnh khác.
“Can thiệp sớm rất quan trọng để thúc đẩy sự phát triển, hạnh phúc, khỏe mạnh (well-being) của trẻ, nâng cao các kỹ năng mới hình thành (emerging skills) và giảm thiểu việc chậm phát triển. Để đạt được mục tiêu này, những việc chúng ta làm cho trẻ nên được cá nhân hóa và thực hiện cùng với sự hỗ trợ nằm trong kế hoạch dành cho gia đình. Can thiệp sớm còn giúp gia đình hiểu sâu hơn về nhu cầu của trẻ và làm sao chia nhỏ việc học thành những bước nhỏ” – TS Simona chia sẻ.
ThS Trịnh Thị Kim Ngọc (Trường CĐ Sư phạm Trung ương TPHCM): “Can thiệp sớm rất cần sự đồng hành của phụ huynh”
Đồng quan điểm, ThS Trịnh Thị Kim Ngọc – Trưởng khoa Giáo dục đặc biệt Trường CĐ Sư phạm Trung ương TPHCM cho rằng cần phân biệt giữa “can thiệp” và “can thiệp sớm”. Trong đó, can thiệp sớm dành cho trẻ dưới 6 tuổi, nhưng điều quan trọng là có sự đồng hành cùng phụ huynh với tỉ lệ 1 giáo viên: 1 trẻ: 1 ba/mẹ/người chăm sóc.
“Phụ huynh khi có con tự kỷ ở Việt Nam khá e ngại và dè dặt để chia sẻ về vấn đề của con mình với cộng đồng, từ đó nảy sinh rào cản trong quá trình tìm gặp các nhà chuyên môn để tìm ra giải pháp can thiệp và hỗ trợ kịp thời” – ThS Trịnh Thị Kim Ngọc .
Nói về lý do thành lập Trung tâm giáo dục Special Em’s, ông Bùi Vu Thanh (nghệ sĩ Thanh Bùi) – nhà sáng lập Trung tâm chia sẻ: “Tôi đã hoạt động trong ngành giáo dục được gần 10 năm, được tiếp xúc với các bé mang nhiều bản sắc đa dạng, đến từ các hình mẫu gia đình khác nhau, và sự thôi thúc trong tôi đã được nuôi dưỡng cả một quá trình dài về Giáo dục đặc biệt ở Việt Nam. Từ đó, tôi có cơ hội tìm gặp và trao đổi với các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực này, kết hợp nghiên cứu cùng đề xuất ra một giáo trình phù hợp, để hôm nay – Trung tâm giáo dục Special Em’s – một dự án đầy ý nghĩa của Tổ chức Giáo dục Embassy Education – được thành lập”.
Theo định nghĩa của Trung tâm giáo dục Special Em’s, trẻ có quyền đặc biệt là những trẻ mang hội chứng rối loạn phổ tự kỷ (ASDs) hoặc trẻ trong quá trình phát triển có những khó khăn trong kiểm soát cơ thể và vận động, ngôn ngữ, giao tiếp, hành vi và tương tác xã hội, điều tiết cảm xúc, thích nghi với môi trường, hợp tác với người lớn và bạn bè.
Chàng trai bại não không chịu khuất phục số phận
Gặp khó khăn trong các môn phải ghi chép nhiều, Jun Kang, 22 tuổi, tập trung vào lĩnh vực Khoa học máy tính và trúng tuyển Đại học Quốc gia Singapore.
Từ khi sinh ra, Jun Kang mắc chứng bại não dẫn đến liệt tứ chi. Anh không thể điều khiển cơ thể, lời nói. Việc ghi chép hay tự ăn uống rất khó khăn.
Không muốn con trai phụ thuộc vào mọi người xung quanh, bà Leow Mui Lan, hiện 56 tuổi, mẹ của Jun Kang, dạy con cách tự sinh hoạt. Bà thường cõng con đến trường hoặc bệnh viện làm trị liệu.
Nhờ sự rèn giũa của mẹ, đến năm 7 tuổi, Jun Kang có thể tự buộc dây giày, đi xe đạp hai bánh, đi vệ sinh và học bài. Tuy nhiên, anh vẫn gặp khó trong các môn phải ghi chép nhiều như Lịch sử, Địa lý.
Biết điểm yếu của bản thân, Jun Kang tập trung vào những môn không đòi hỏi phải viết nhiều và dần tìm thấy đam mê trong lĩnh vực Khoa học máy tính. Trong mọi việc, anh đều cố gắng làm hết sức mình.
Sau khi lấy chứng chỉ tốt nghiệp THCS O-Level, Jun Kang đăng ký dự bị đại học ngành Kỹ sư điện tử và máy tính tại trường Bách khoa Ngee Ann. Anh tốt nghiệp bằng xuất sắc với điểm trung bình 3.9/4.0.
Jun Kang nhận học bổng dành cho những người khuyết tật có thành tích xuất sắc. Ảnh: Jason Quah.
Jun Kang cho biết căn bệnh bại não khiến anh gặp nhiều bất lợi so với mọi người xung quanh trên thị trường việc làm. Vì vậy, anh tâm niệm phải cố gắng hết sức để tạo ra giá trị cho bản thân. "Tôi phải làm tốt hơn mọi người để bù đắp những thiếu sót về mặt thể chất. Điều này giúp tôi xây dựng tinh thần cầu tiến, không chịu thua thiệt", Jun Kang nói.
Hoàn thành chương trình dự bị đại học, Jun Kang nhập ngũ, chuyên theo dõi các vấn đề thời sự toàn cầu. Mùa thu năm 2020, sau khi xuất ngũ, Jun Kang trúng tuyển Đại học Quốc gia Singapore, một trong những trường đại học hàng đầu tại đảo quốc sư tử.
Anh được nhận học bổng dành cho người khuyết tật. Đây là cơ hội quý báu với gia đình Jun Kang bởi cha anh đã thất nghiệp 6 tháng vì Covid-19.
Trong tương lai, Jun Kang dự định phát triển ứng dụng dành cho người khuyết tật để họ khắc phục những vấn đề phát sinh trong cuộc sống thường nhật. Anh nhắn nhủ những người khuyết tật hãy duy trì nỗ lực ngay cả khi gặp thất bại vì thành công luôn chờ ở phía trước.
Bị các trường từ chối, nữ sinh khiếm thị 'đi đường vòng' tới học bổng 1,5 tỷ Dù đôi mắt không nhìn thấy ánh sáng nhưng bằng nghị lực của bản thân, nữ sinh Nghiêm Vũ Thu Loan (SN 1998) - tác giả của cuốn sách Giấc mơ nơi thiên đường đang tiếp tục chinh phục giấc mơ trở thành nhà văn. Người ta thường nói, người khuyết tật là những người bất hạnh nhưng đối với Nghiêm Vũ Thu...