Thêm 50 người Hà Nội, 73 Nghệ An nghi Covid-19
Sở Y tế Hà Nội ghi nhận 20 trường hợp dương tính nCoV từ 6h đến 12h ngày 1/9, nâng số ca mắc trong ngày lên 50. Nghệ An thêm 73 ca trong đó có 8 nhân viên y tế; Quảng Trị 20 ca.
Những ca này Bộ Y tế chưa công bố, coi như ca nghi nhiễm.
Tại Hà Nội, 20 trường hợp gồm một ca tại cộng đồng, 16 ca tại khu cách ly và 3 ca tại khu vực phong tỏa. Các ca mắc đều thuộc chùm ho sốt cộng đồng và những người liên quan, ngụ tại 11 quận huyện, gồm: Thanh Xuân, Đống Đa, Đan Phượng, Gia Lâm, Hoàng Mai, Hoàn Kiếm, Đông Anh, Thanh Trì, Thường Tín, Hai Bà Trưng, Hoài Đức.
Trong đó, ổ dịch phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân ghi nhận 7 ca dương tính mới. Như vậy, từ 23/8 đến nay, ổ dịch này phát hiện 379 ca và có xu hướng tiếp tục tăng. Bên cạnh đó, một số ổ dịch cũng đang có diễn biến phức tạp tại Hà Nội là ổ dịch Văn Miếu với 106 ca nhiễm từ ngày 30/7 đến nay, ổ dịch Văn Chương với 89 ca từ 17/7, ngõ 24 Kim Đồng ghi nhận 44 ca từ 24/8.
Sáng nay, Hà Nội ghi nhận 30 trường hợp dương tính nCoV gồm 8 ca tại khu cách ly và 22 ca tại khu vực phong tỏa. Các ca mắc đều thuộc chùm F1 của các trường hợp ho sốt cộng đồng, ngụ tại 4 quận huyện, gồm: Thanh Xuân, Đống Đa, Hà Đông, Đan Phượng. Trong đó, ổ dịch phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân ghi nhận 23 ca dương tính mới.
Tổng số ca Covid-19 tại Hà Nội từ đợt dịch thứ 4 đến nay là 3.318 trong đó số ca ghi nhận ngoài cộng đồng là 1.548 ca, số ca dương tính khi đã cách ly là 1.770.
Nhân viên y tế chuẩn bị lấy mẫu xét nghiệm cho người dân tại Thanh Xuân Trung. Ảnh: Giang Huy
Từ 6h ngày 31/8 đến sáng nay, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Nghệ An ghi nhận 73 ca dương tính với nCoV, trong số này có 8 nhân viên y tế.
8 nhân viên y tế dương tính với nCoV làm việc ở bệnh viện dã chiến số 2, đặt tại Trung tâm y tế huyện Nghĩa Đàn, gồm 7 nữ (tuổi từ 26 đến 50), một nam (40 tuổi). Họ được phát hiện nhiễm bệnh thông qua xét nghiệm định kỳ hoặc có triệu chứng.
Bệnh viện dã chiến số 2 Nghệ An kích hoạt từ ngày 13/8 khi ca nhiễm tại tỉnh này tăng lên 484. Đây là bệnh viện có 150 giường bệnh sẽ thu dung, điều trị bệnh nhân Covid-19 ở mức độ trung bình và nhẹ.
Theo CDC, trong số 73 ca nhiễm hôm nay, có 3 ca trong cộng đồng (2 ca tại thị xã Cửa Lò và 1 ca ở TP Vinh). 9 địa phương ghi nhận ca bệnh, trong đó TP Vinh 23 ca, huyện Diễn Châu 17 ca, huyện Nghĩa Đàn 8 ca, Yên Thành 6 ca…
Như vậy, từ 13/6 đến nay, Nghệ An ghi nhận 1.506 ca nhiễm và nghi nhiễm. TP Vinh là nơi có số ca nhiễm cao nhất với 503, huyện Yên Thành 179 ca, huyện Quỳnh Lưu 146 ca, Diễn Châu 127 ca. Tính từ đầu dịch đã ghi nhận 3 ca tử vong.
Video đang HOT
Hôm nay cũng là ngày thứ 10, Nghệ An áp dụng biện pháp cấp bách phòng dịch đối với TP Vinh khi yêu cầu người dân “ai ở đâu thì ở đó”. Sở Y tế Nghệ An phối hợp với TP Vinh test nhanh cộng đồng lần 3 cho người dân toàn thành phố Vinh để tìm F0.
Sở Y tế Nghệ An cho biết tới nay tỉnh được phân bổ tổng số 240.000 liều vaccine Covid-19. Trong đó, khoảng 50.000 liều vừa về tới địa phương đêm 30/8. Hôm nay một số đơn vị ở Nghệ An đang tiến hành tiêm vaccine Covid-19.
Sáng 1/9, Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 Quảng Trị ghi nhận thêm 20 ca dương tính, là người từ các tỉnh phía nam về quê, được cách ly tập trung. CDC Quảng Trị xét nghiệm khẳng định bằng phương pháp RT-PCR ngày 31/8. Họ điều trị tại Bệnh viện chuyên khoa Lao và bệnh Phổi Quảng Trị.
Đến nay, Quảng Trị ghi nhận 133 ca nhiễm nCoV, với 1.600 F1 và 2.800 F2.
Nghệ An ứng phó khẩn cấp với bệnh Viêm da nổi cục trâu, bò
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Hoàng Nghĩa Hiếu vừa ký Quyết định số 1001/QĐ-UBND ban hành Kế hoạch ứng phó khẩn cấp với bệnh Viêm da nổi cục (VDNC) trâu, bò trên địa bàn tỉnh.
Bệnh VDNC xuất hiện đầu tiên tại xã Văn Lợi, huyện Quỳ Hợp (ngày 11/12/2020). Từ ngày 10/02/2021 đến nay, dịch VDNC xuất hiện trở lại, trong thời gian ngắn đã xảy ra 153 ổ dịch thuộc 19 huyện, thành, thị: Hưng Nguyên, Nghi Lộc, Nghĩa Đàn, Anh Sơn, Diễn Châu, Tân Kỳ, Quỳnh Lưu, Hoàng Mai, Thái Hòa, Cửa Lò, Quỳ Châu, Nam Đàn, Đô Lương, Quỳ Hợp, Thanh Chương, Quế Phong, Yên Thành, Con Cuông và TP Vinh.
Tổng số bò mắc bệnh: 1.231 con; số gia súc chết, buộc tiêu hủy: 60 con bò, bê; trọng lượng: 9.923 kg.
Bệnh viêm da nổi cục ở trâu, bò xuất hiện ở nhiều địa phương trong thời gian qua. Ảnh: Quang An
Kế hoạch ứng phó khẩn cấp khi bệnh VDNC xảy ra trên địa bàn tỉnh được xây dựng dựa trên 02 tình huống:
- Tình huống 1: Khi bệnh VDNC trên trâu, bò chưa xảy ra;
- Tình huống 2: Khi bệnh VDNC trên trâu, bò xảy ra (Chia ra 02 trường hợp):
Trường hợp 1: Bệnh VDNC trên trâu, bò mới được phát hiện ở phạm vi nhỏ hẹp;
Trường hợp 2: Khi bệnh VDNC trên trâu, bò xảy ra diện rộng.
Về các giải pháp xử lý các tình huống, kế hoạch đưa ra các giải pháp cụ thể cho các tình huống như: truyền thông; tiêm phòng, khử trùng tiêu độc, giám sát; khử trùng tiêu độc; giám sát dịch bệnh; kiểm soát, kiểm dịch; chăn nuôi an toàn...
Đối với tình huống khi bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò xảy ra được đặt ra 02 trường hợp là:
Trường hợp 1: Khi bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò mới được phát hiện ở phạm vi nhỏ hẹp (Phạm vi nhỏ hẹp được tạm quy ước từ 01 đến 03 hộ chăn nuôi, trại chăn nuôi trong từ 01-03 xóm, thôn, bản của 01 đơn vị hành chính cấp xã).
Tiến hành họp khẩn cấp BCĐ phòng chống dịch các cấp: Nội dung: triển khai, thực hiện đồng bộ, kịp thời các giải pháp cấp bách để bao vây, khống chế dịch bệnh VDNC.
Lực lượng chức năng xã TP.Vinh tiến hành lấy mẫu bệnh phẩm trâu bò có triệu chứng của dịch. Ảnh: Q.A
Đối với các xã chưa có dịch: Triển khai các nội dung tình huống 1 của kế hoạch ứng phó khẩn cấp với bệnh VDNC. Đối với xã có dịch sẽ tổ chức tiêm phòng; khử trùng tiêu độc; Giám sát dịch bệnh; Thành lập các tổ phản ứng nhanh để triển khai tiêm phòng, phun khử trùng tiêu độc; tuyên truyền và điều tra đàn trâu, bò trong xã; Tổ cơ động tuần tra, kiểm tra để phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong hoạt động kinh doanh, vận chuyển, giết mổ trâu bò, bán rong, bán vỉa hè thịt và sản phẩm từ trâu, bò....; Tổ trực chốt; Tổ tiêu hủy; Tổ hậu cần; Lấy mẫu...
Trường hợp 2: Khi bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò xảy ra trên phạm vi rộng (phạm vi rộng được tạm quy ước theo mức độ lây lan của dịch, từ các ổ dịch ban đầu lây lan nhanh, xảy ra ở nhiều hộ, trang trại, cơ sở chăn nuôi trâu, bò trên địa bàn toàn xã, huyện hoặc nhóm xã, nhóm huyện) .
Tổ chức thực hiện các giải pháp như trường hợp 1, ngoài ra thực hiện các giải pháp sau:
Chủ tịch UBND cấp huyện, xã có dịch bố trí một phần kinh phí dự phòng để chủ động trong công tác phòng, chống dịch, mua vắc xin tiêm phòng, hóa chất, vôi bột để khử trùng môi trường chăn nuôi, chống dịch khẩn cấp; người chăn nuôi chủ động bỏ kinh phí mua vắc xin, hóa chất để phòng chống dịch VDNC.
Huyện/xã có dịch thành lập các Tổ phản ứng nhanh. Hoạt động của các tổ phản ứng nhanh có sự hướng dẫn, giám sát của Ban chỉ đạo phòng chống dịch cấp huyện.
Tiêu hủy trâu, bò chết do mắc bệnh VDNC.
Người dân xã Diễn Trung (Diễn Châu) phun tiêu độc khử trùng trang trại. Ảnh: Phú Hương
Tổ chức thực hiện:
1. Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật cấp tỉnh
Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh động vật cấp tỉnh là đầu mối điều phối, chỉ đạo các hoạt động ứng phó khẩn cấp trong toàn tỉnh theo Kế hoạch này. Tùy theo tình hình thực tế và diễn biến của dịch, Ban Chỉ đạo tham mưu, đề xuất với Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các sở, ngành và địa phương triển khai các biện pháp bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì phối hợp với các cơ quan đơn vị có liên quan tham mưu cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản chỉ đạo, cơ chế chính sách do Trung ương giao hoặc địa phương ban hành liên quan đến dịch bệnh VDNC.
- Tổng hợp, thẩm định dự toán do Chi cục Chăn nuôi và Thú ý lập để triển khai kế hoạch. Chỉ đạo công tác báo cáo quyết toán kinh phí gửi Sở Tài chính trình Bộ Tài chính hỗ trợ kinh phí.
- Thành lập các đoàn công tác kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo các huyện, thành, thị thực hiện nghiêm công tác phòng, chống dịch; báo cáo UBND tỉnh tình hình công tác triển khai tại các địa phương.
- Chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y:
Phối hợp với các Sở, Ngành, các địa phương: Theo dõi chặt chẽ, tổng hợp tình hình bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh để kịp thời báo cáo, tham mưu phòng chống dịch phù hợp, hiệu quả; chuẩn bị đầy đủ vắc xin, vật tư, hóa chất..., phối hợp với các địa phương xử lý dịch trong diện hẹp.
Tỉnh Nghệ An đã phân bổ 100.000 liều vắc xin viêm da nổi cục cho các địa phương. Ảnh: Nguyên Châu
Chỉ đạo Trạm Kiểm dịch động vật Bắc Nghệ An, Tổ công tác lưu động liên ngành tăng cường kiểm tra, kiểm soát các hoạt động buôn bán, vận chuyển, giết mổ động vật, sản phẩm động vật và công tác tổ chức triển khai các giải pháp tại địa phương
Phân công cán bộ trực tiếp đến các địa phương để hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra công tác phòng, chống dịch.
Hướng dẫn lấy mẫu, bảo quản mẫu gửi Chi cục Thú y Vùng 3 (thuộc Cục Thú y) hoặc Trung tâm chẩn đoán Thú y Trung ương xét nghiệm xác định lưu hành bệnh VDNC tại vùng dịch, vùng bị dịch uy hiếp và các vùng có nguy cơ cao gửi để kịp thời phát hiện và xử lý khi phát hiện bệnh.
Hướng dẫn tiêm phòng, xử lý phản ứng sau tiêm phòng, điều trị triệu chứng kế phát do bệnh VDNC.
Các đơn vị Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Thông tin và Truyền thông, Công an tỉnh, Cục Quản lý thị trường, BCH Bộ đội Biên phòng tỉnh, Cục Hải quan và các ngành liên quan theo chức năng, nhiệm vụ và địa bàn đã được phân công chủ động phối hợp với ngành chuyên môn, các địa phương để theo dõi, chỉ đạo việc triển khai, thực hiện Kế hoạch ứng phó khẩn cấp với bệnh VDNC đảm bảo hiệu quả.
Nam sinh lớp 7 tử vong sau khi cứu 2 trẻ em đuối nước Khi tắm sông, em Tuấn phát hiện hai em nhỏ bị đuối nước liền bơi ra cứu được hai em nhưng Tuấn bị đuối sức, tử vong. Chiều tối 18-3, lãnh đạo UBND xã Châu Hạnh (huyện Quỳ Châu, Nghệ An) cho biết, đã tìm, vớt được thi thể em Lương Mạnh Tuấn (14 tuổi, học lớp 7A3, Trường THCS Hạnh Thiết, huyện...