Thêm 5 trường đại học dự kiến chỉ tiêu tuyển sinh 2016
Đại học Công nghiệp TP HCM bỏ toàn bộ 500 chỉ tiêu cao đẳng, giảm 1.450 chỉ tiêu đại học. Đại học Y dược Hải Phòng dự kiến tăng 70 chỉ tiêu so với kỳ tuyển sinh 2015.
Giáo sư Phạm Văn Thức, Hiệu trưởng Đại học Y Dược Hải Phòng vừa có công văn gửi Bộ GD&ĐT thông báo kế hoạch tuyển sinh dự kiến năm 2016. Trường tuyển sinh 850 chỉ tiêu đại học, tăng 70 chỉ tiêu so với năm 2015.
Bảy ngành tuyển sinh gồm: Y đa khoa, Y học dự phòng, Y học cổ truyền, Điều dưỡng, Răng – Hàm -Mặt, Xét nghiệm y học, Dược học.
Riêng ngành Dược học xét tuyển ở 2 tổ hợp là Toán, Hóa học, Sinh học và Toán, Hóa học, Vật lý. Những ngành còn lại chỉ xét tổ hợp Toán, Hóa học, Sinh học.
Đại học Thăng Long cũng vừa công bố xét tuyển 2.000 chỉ tiêu đại học chính quy năm 2016. Trường tuyển sinh dựa hoàn toàn vào kết quả thi THPT quốc gia.
Danh sách ngành đào tạo và khối xét tuyển:
PGS. TS Nguyễn Đức Minh, Trưởng phòng đào tạo Đại học Công nghiệp TP HCM cho biết, trường dự kiến tuyển 6.550 chỉ tiêu trong kỳ tuyển sinh 2016.
Năm nay, trường có một số ngành đào tạo mới gồm: Kỹ thuật Công trình Xây dựng, Kỹ thuật Xây dựng Công trình giao thông, Luật kinh tế, Luật quốc tế, Khoa học môi trường, Công nghệ kỹ thuật máy tính, Kiểm Toán. Một số ngành được tách ra từ chuyên ngành cũ của trường.
Các ngành tuyển sinh và chỉ tiêu từng ngành:
Video đang HOT
Ngành Ngôn ngữ Anh chỉ xét tuyển những thí sinh có điểm thi môn tiếng Anh đạt từ 5 trở lên.
Ông Minh cho biết, năm 2016, trường đã cắt toàn bộ 500 chỉ tiêu cao đẳng. Chỉ tiêu đại học cũng giảm từ 8.000 xuống còn 6.550 theo chủ trương của Bộ GD&ĐT.
Năm 2016, Đại học Công nghệ Đồng Nai dự kiến tuyển sinh 2.600 chỉ tiêu theo 2 phương thức là tuyển sinh theo kết quả kỳ thi THPT quốc gia và xét tuyển học bạ cho tất cả các ngành đào tạo bậc đại học và cao đẳng chính quy.
Trường dành 50% chỉ tiêu tuyển sinh theo kết quả kỳ thi trung học phổ thông quốc gia và 50% chỉ tiêu tuyển sinh theo phương thức xét tuyển học bạ.
Danh sách ngành tuyển sinh và tổ hợp xét tuyển:
Thời gian xét tuyển theo kết quả thi THPT sẽ kéo dài 3 đợt từ 5/8 đến 10/10/2016.
Đại học Tài chính – Kế toán dự kiến tuyển sinh 1.350 chỉ tiêu (bậc đại học: 1.050, bậc cao đẳng: 100, liên thông từ cao đẳng lên đại học: 200). Năm nay, nhà trường dự kiến tuyển thêm ngành Luật kinh tế.
Trường xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi THPT quốc gia 2016 theo ba tổ hợp môn thi: Toán, Lý, Hóa; Toán, Lý, Anh; Toán, Văn, Anh. Tất cả các môn thi đều tính hệ số 1.
Theo Zing
Thủ khoa hai khối A, B: 'Chọn ngành chớ dại với cao'
Ngô Vương Minh, thủ khoa hai khối A, B kỳ thi THPT quốc gia 2015 lưu ý thí sinh, hãy chọn nghề phù hợp năng lực, hoàn cảnh bản thân, gia đình và chú ý đến cả yếu tố đầu ra.
Đam mê là điều được bạn trẻ nhắc đến nhiều nhất khi định hướng chọn ngành nghề học. Tuy nhiên, thực tế, nhiều học sinh đến giai đoạn nước rút của kỳ thi tuyển sinh vẫn không biết mình đam mê gì, không xác định được hướng đi cho bản thân.
Chọn ngành học theo đam mê và hoàn cảnh
Vũ Thu Thủy - thủ khoa khối C ngành Quan hệ Công chúng -Học viện Báo chí và Tuyên truyền năm 2014 chia sẻ, học sinh nên nộp hơn một bộ hồ sơ theo các tiêu chí: Năng lực học tập, ý muốn bản thân, định hướng gia đình để có nhiều lựa chọn.
Còn Ngô Vương Minh (sinh viên Đại học Y Hà Nội) khuyên, thí sinh nên tham khảo ý kiến gia đình và tìm hiểu kỹ thông tin trên mạng về ngành nghề mình định gắn bó trong tương lai trước khi quyết định.
Trong khi đó, Hoàng Đình Quang - Á khoa Đại học Ngoại thương năm 2012, lưu ý, nếu hiện tại chưa xác định được đam mê nghề nghiệp thì cũng không nên quá lo lắng. Bởi kỳ thi THPT quốc gia, thí sinh nộp hồ sơ sau khi biết điểm, sẽ chủ động hơn. Quan trọng là học sinh phải nỗ lực, nếu nản chí, lười biếng thì có đam mê cũng thất bại.
Ngô Vương Minh - thủ khoa kép hai khối A,B kỳ thi THPT quốc gia 2015 và cô giáo. Ảnh:NVCC.
Theo nam sinh Đại học Ngoại thương, đam mê nghề nghiệp cũng nên dựa trên hoàn cảnh gia đình. Điều kiện gia đình khó khăn, học sinh cần cân nhắc một số phương án, có thể phải vừa học vừa đi làm thêm; hay học nghề và lựa chọn trường có miễn giảm học phí.
Chia sẻ quan điểm này, Ngô Vương Minh cho rằng, chỉ có đam mê thôi là chưa đủ, cần có tài năng thực sự và một chỗ dựa vững chắc - gia đình.
Cách chọn nghề không mắc sai lầm
Ngô Vương Minh cho rằng, sai lầm của nhiều bạn trẻ khi chọn ngành, nghề là... đâm đầu vào các trường top cao như Y, Dược, Ngoại thương... Trong khi đó, bản thân không đam mê, không am hiểu về chương trình đào tạo, cũng như năng lực không đáp ứng được yêu cầu. "Hãy chọn nghề phù hợp, không nên để ý quá nhiều đầu vào và phải tính đến cả đầu ra nữa", nam sinh nêu quan điểm.
Còn với Hoàng Đình Quang, quan trọng là mỗi học sinh phải biết mình có đáp ứng được những điều mà ngành nghề đó yêu cầu hay không? "Ví dụ, nghề phi công đòi hỏi sức khỏe tốt, thần kinh vững, không sợ độ cao. Muốn làm luật sư, bạn phải nói năng lưu loát, không bị ngọng, tự tin... Nếu thí sinh không thể luyện tập để khắc phục các nhược điểm, đáp ứng được yêu cầu mà ngành nghề đặt ra thì không nên lựa chọn", Quang nói.
Một yếu tố quan trọng khác cần xem xét là tiềm năng phát triển của ngành muốn học trong tương lai. Á khoa Đại học Ngoại thương cho rằng, khi hiệp định TPP được ký kết, một số ngành nghề cần nhiều nhân lực như xuất nhập khẩu (thủy hải sản, linh kiện điện tử, đặc biệt là các sản phẩm liên quan dệt may), xuất nhập khẩu lao động, sản xuất nguyên vật phụ liệu ngành dệt may, đầu tư nước ngoài, bất động sản, luật thương mại, luật sở hữu trí tuệ...
Xu hướng phát triển mạnh mẽ thương mại điện tử cũng khiến các ngành công nghệ thông tin trở nên rất tiềm năng. Đây cũng là một trong những kênh thí sinh nên tham khảo kỹ trước khi quyết định lựa chọn nghề nghiệp.
Hoàng Đình Quang - Á khoa Đại học Ngoại thương 2012. Ảnh: Quyên Quyên.
Nộp hồ sơ thế nào để tỷ lệ đỗ cao?
Xác định đam mê, chọn ngành nghề phù hợp là những yếu tố quan trọng, tuy nhiên, việc nộp hồ sơ là điều kiện quyết định cho kết quả đỗ hay trượt.
Từ trải nghiệm của bản thân, Vũ Thu Thủy chia sẻ, thí sinh cần cân nhắc 3 yếu tố: Lực học, số lượng đăng ký tuyển sinh và điểm trúng tuyển 3 năm gần nhất. Không nên đăng ký xét tuyển theo kiểu "tù mù", không có thông tin về ngành, trường học.
Còn Hoàng Đình Quang lưu ý, thí sinh cần nắm chắc thông tin tuyển sinh của trường sẽ nộp hồ sơ. Bộ tiêu chí của trường có thể bao gồm: Hạnh kiểm các kỳ học, học lực, điểm trung bình các kỳ học tại trường THPT, điểm thi THPT quốc gia. Trên cở sở đó, các em chuẩn bị kỹ cho bộ hồ sơ của mình "có sức nặng".
Ví dụ, có trường lại tính điểm xét tuyển dựa trên môn học ưu tiên, nếu cùng được 25 điểm nhưng nếu điểm toán cao hơn thì sẽ được chọn. Càng nắm được nhiều thông tin, học sinh càng có cơ hội trúng tuyển vì "biết người biết ta trăm trận trăm thắng".
Theo Zing
Thi nhiều môn, nhiều cơ hội xét tuyển Ý tưởng tổ chức một kỳ thi THPT quốc gia đã được đưa ra từ năm 2007, với mong muốn sẽ triển khai từ năm 2009. Tuy nhiên trên thực tế đến năm 2015, điều này mới trở thành hiện thực. Đây thât sự là một thay đổi rất lớn trong thi cử, vì lần đầu tiên khâu thi và khâu xét tuyển...