Thêm 42 sản phẩm sữa cho trẻ em tiếp tục được giảm giá
Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) vừa có văn bản đề nghị Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) phối hợp kiểm tra tình hình thực hiện mức giá kê khai của các sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dành cho trẻ dưới 24 tháng tuổi.
Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) vừa gửi văn bản cung cấp mức giá bán buôn kê khai lại đối với một số sản phẩm sữa của 5 doanh nghiệp đã kê khai tại Bộ Tài chính, đồng thời đề nghị các sở tài chính địa phương tăng cường quản lý các mặt hàng này.
Theo đó, cơ quan quản lý giá đề nghị Sở Tài chính các tỉnh, thành phố tổng hợp và định kỳ báo cáo về Bộ Tài chính (Cục Quản lý giá) tình hình triển khai rà soát, kiểm tra việc kê khai lại và xác định lại giá bán lẻ tối đa tại địa phương đối với các sản phẩm sữa do Cục Quản lý giá cung cấp.
Thêm 42 sản phẩm sữa cho trẻ em tiếp tục được giảm giá.
Cùng với đó, sở tài chính các địa phương triển khai rà soát, kiểm tra việc kê khai lại và xác định lại giá bán buôn, giá bán lẻ tối đa đối với các sản phẩm sữa dành cho trẻ dưới 24 tháng tuổi của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sữa dành cho trẻ em dưới 06 tuổi trên địa bàn.
Cục Quản lý giá cũng có văn bản đề nghị Cục Quản lý thị trường, Bộ Công Thương phối hợp kiểm tra tình hình thực hiện mức giá kê khai của các sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dành cho trẻ dưới 24 tháng tuổi.
Cụ thể, Cục Quản lý giá đề nghị cơ quan này chỉ đạo các Chi cục quản lý thị trường phối hợp với Sở Tài chính tỉnh, thành phố kiểm tra việc thực hiện giá bán, niêm yết giá, điều chỉnh giá các sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dành cho trẻ em dưới 24 tháng tuổi của các tổ chức, sản xuất kinh doanh sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi.
Video đang HOT
Đồng thời xử lý nghiêm các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá theo quy định; cung cấp thông tin về các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 06 tuổi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá để tổng hợp báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Hiện tại, Cục Quản lý giá đã công bố thêm 42 sản phẩm sữa cho trẻ em tiếp tục được giảm giá. Trong đó, có 25 sản phẩm của Cty TNHH phân phối Tiên Tiến (nhà phân phối Mead Johnson Nutrition Việt Nam) đăng ký tại Bộ Tài chính, 11 sản phẩm của Vinamilk và 6 sản phẩm của Cty TNHH Danone Việt Nam đăng ký tại Sở Tài chính TPHCM.
Thực hiện quy định của Chính phủ quy định về kinh doanh và sử dụng sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ, bình bú và vú ngậm nhân tạo, Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính đã yêu cầu các doanh nghiệp kê khai giá tại Bộ Tài chính rà soát, loại chi phí quảng cáo ra khỏi cơ cấu giá của các sản phẩm dưới 24 tháng tuổi, đồng thời thực hiện kê khai lại giá trước ngày 15/4/2015.
Theo quy định hiện hành, có 5 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh mặt hàng sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi phải thực hiện kê khai giá tại Bộ Tài chính, gồm: Công ty TNHH MeadJohnson Nutrition Việt Nam, Công ty TNHH Friesland Campina Việt Nam, Công ty TNHH Nestle Việt Nam, Công ty TNHH Dinh Dưỡng 3A và Công ty TNHH Tiên Tiến – nhà phân phối của Công ty TNHH MeadJohnson Nutrition Việt Nam.
An Hạ
Theo Dantri
Vì sao giá sữa Việt Nam vẫn ở mức cao?
Theo ông Nguyễn Văn Truyền - Phó Cục trưởng Cục quản lý Giá - Bộ Tài chính, từ tháng 6 đến nay, giá sữa nguyên liệu (nguyên kem, sữa gầy) trên thị trường thế giới có điều chỉnh giảm khoảng 15%. Tuy nhiên, giá sữa ngoại ở thị trường trong nước lại thuộc thẩm quyền tự quyết định của doanh nghiệp, Nhà nước chỉ thực hiện bình ổn giá đối với sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi (sữa công thức).
Giá sữa trong nước vẫn giữ nguyên bất chấp thế giới giảm sâu. Ảnh minh họa.
Giá sữa trong nước đi ngược thế giới
Theo thống kê trên thị trường, trong tháng 9 vừa qua, giá sữa nguyên liệu tại hai thị trường Tây Âu và Châu Úc đã liên tục giảm sâu. Trong đó, tại thị trường Tây Âu, giá sữa bột gầy (FOB) giảm khoảng 700 - 725 USD/tấn xuống mức còn 2.300-3.250 USD/tấn; giá sữa nguyên kem cũng giảm khoảng 750 - 850 USD/tấn, xuống mức 2.875 - 3.625 USD/tấn.
Trong khi đó, tại thị trường Châu Úc, giá sữa bột gầy (FOB) cũng giảm khoảng 650-750 USD/tấn, giữ ở mức 2.425 - 3.350 USD/tấn; giá sữa nguyên kem niêm yết ở mức 2.600 -3.300 USD/tấn, giảm khoảng 25 - 500 USD/tấn.
Mặc dù, giá sữa nguyên liệu trên thị trường thế giới đã giảm sâu, nhưng giá sữa nhập khẩu bán tại thị trường trong nước vẫn giữ ở mức cao và mức này đã được giữ ổn định trong nhiều tháng qua.
Theo khảo sát giá trên thị trường, sữa Friso Gold 3 900g hiện đang được bán với giá 395 nghìn đồng/hộp, sữa Friso Gold 1 900g có giá khoảng 430 nghìn đồng/hộp; sữa Friso Gold 2 900g giá 425 nghìn đồng/hộp...
Đối với dòng sữa XO, sữa XO 4 800g có giá 469 nghìn đồng/hộp; sữa XO 3 800g giá 455 nghìn đồng/hộp; sữa XO 2 800g giá 445 nghìn đồng/hộp; sữa XO Kid Vani 660g giá 395 nghìn đồng/hộp; sữa XO Mom 800g giá 395 nghìn đồng/hộp... Ngoài ra, dòng sữa Meiji số 0 800g vẫn được bán với mức giá 550 nghìn đồng/hộp; sữa Meiji 9 820g bán giá 470 nghìn đồng/hộp.
Chưa có doanh nghiệp đang ký giảm giá sữa
Liên quan đến diễn biến trái chiều của giá sữa trong nước và thế giới trong thời gian qua, ông Nguyễn Văn Truyền - Phó Cục trưởng Cục quản lý Giá - Bộ Tài chính cũng thừa nhận, tính từ tháng 6, qua theo dõi và tham khảo trên thị trường thế giới cho thấy giá sữa nguyên liệu (nguyên kem, sữa gầy) có điều chỉnh giảm khoảng 15%. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có doanh nghiệp nào đăng ký điều chỉnh giảm giá sữa thành phẩm.
Chia sẻ với báo chí về nguyên nhân của tình trạng này, ông Truyền cho biết, hiện nay, Nhà nước chỉ thực hiện bình ổn giá đối với sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi (sữa công thức). Sữa nguyên liệu là một trong những thành phần cấu thành, nên giá nguyên liệu giảm cũng có tác động phần nào đến giá thành. "Tuy nhiên, cũng cần phải nhìn nhận thêm một vấn đề là, từ lúc doanh nghiệp ký hợp đồng nhập nguyên liệu, đến khi hàng về được đến Việt Nam sẽ mất thêm thời gian di chuyển và lưu kho hàng. Do đó nếu giá nguyên liệu giảm, phải có một độ trễ nhất định để doanh nghiệp có thể giảm giá thành phẩm", ông Truyền phân tích.
Cũng theo chia sẻ của ông Truyền, hiện nay, giá sữa thuộc thẩm quyền tự quyết định giá của doanh nghiệp. Vì vậy, khi doanh nghiệp có quyết định tăng hoặc giảm giá sữa, doanh nghiệp chỉ gửi kê khai đăng ký giá với cơ quan quản lý.
Đưa ra giải pháp để giải quyết vấn đề này, ông Truyền cũng cho biết, Bộ Tài chính đang trong quá trình tiếp tục theo dõi diễn biến tình hình, khi cần thiết mới kiểm tra yếu tố hình thành giá từ đó mới có đánh giá và đưa ra các quyết định quản lý.
Trong khi đó, trao đổi thêm với PV về vấn đề trách nhiệm của Bộ Tài chính trong thanh tra, kiểm tra giá sữa, Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai đã khẳng định, công tác thanh tra, kiểm tra trên địa bàn có thanh tra tỉnh, thanh tra của Sở Tài chính địa phương. Hàng năm kế hoạch thanh tra, kiểm tra được thực hiện theo hướng dẫn của Chính phủ. Trên cơ sở hướng dẫn đó cùng với thực tế quản lý, địa phương sẽ lập kế hoạch thanh tra, chứ không phải chuyển tất cả nội dung thanh tra về Bộ Tài chính.
"Đầu năm 2014, Bộ Tài chính cũng đã thành lập 5 đoàn thanh tra, kiểm tra tại các doanh nghiệp sữa dựa trên Nghị quyết 29 ngày 2/5/2014 của Chính phủ và Quyết định 1079/QĐ-BTC của Bộ Tài chính, về áp dụng biện pháp bình ổn giá đối với sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi. Kết quả của các đoàn thanh tra, kiểm tra cũng đã được công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng", Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai nói.
Theo VnMedia
Bộ bảo giảm giá sữa, đại lý cứ tăng Bộ Tài chính cho biết, từ 20/4, nhiều dòng sản phẩm sữa bột cho trẻ dưới 2 tuổi chính thức giảm giá. Tuy nhiên, trên thị trường giá sữa tăng với đủ chiêu lách luật. Bộ Tài chính thông báo, nhiều loại sữa bột cho trẻ dưới 2 tuổi giảm giá từ hôm nay. Thay đổi độ tuổi sữa để tăng giá Chị...