Thêm 4 chương trình đào tạo của Đại học Thái Nguyên đạt chuẩn AUN-QA
Mạng lưới Đảm bảo chất lượng các trường đại học ASEAN (AUN-QA) vừa công bố kết quả đánh giá chương trình đào tạo đạt chuẩn chất lượng AUN-QA.
Theo đó, Đại học Thái Nguyên (ĐHTN) có 4 chương trình được cấp chứng nhận kiểm định đạt chất lượng quốc tế theo chuẩn AUN-QA.
Phiên đánh giá chương trình đào tạo đạt chuẩn chất lượng AUN-QA tại Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.
Trong 4 chương trình được chứng nhận kiểm định đợt này, có 3 chương trình của Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên (gồm: Khoa học Cây trồng; Quản lý đất đai và Quản lý tài nguyên rừng) và ngành Kinh doanh quốc tế của Khoa Quốc tế. Các chương trình này đã được AUN-QA đánh giá vào đầu tháng 4-2022.
Triển khai đánh giá chương trình đào tạo theo AUN-QA là một trong những giải pháp được ĐHTN áp dụng nhằm nâng cao và khẳng định chất lượng hội nhập khu vực và quốc tế. Đến nay, có 7 trường thành viên của ĐHTN được công nhận kiểm định, 9 chương trình đào tạo được công nhận đạt chuẩn kiểm định theo bộ tiêu chuẩn của Bộ Bộ Giáo dục và Đào tạo; 11 chương trình được công nhận đạt chuẩn chất lượng của AUN-QA. Mới đây nhất, 3 chương trình đào tạo cũng vừa được đánh giá ngoài theo bộ tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo và đang chờ kết quả.
Hiện nay, ĐHTN đang hoàn thiện báo cáo tự đánh giá và chuẩn bị các nội dung cần thiết để tiếp tục đánh giá 4 chương trình đào tạo theo chuẩn AUN-QA vào tháng 9-2022.
Cách tiếp cận mới trong giảng dạy nguyên lý kế toán
Nguyên lý kế toán là môn học cơ sở trong chương trình đào tạo cử nhân kinh tế. Bài viết này sẽ trao đổi về sự thay đổi mục tiêu trong giảng dạy Nguyên lý kế toán và cách tiếp cận giảng dạy theo hướng người sử dụng thông tin và thực hiện so sánh giữa các giáo trình giảng dạy Nguyên lý kế toán, đồng thời, gợi mở những ý kiến cho việc đổi mới giảng dạy môn học Nguyên lý kế toán trong khối ngành kinh tế theo hướng người sử dụng thông tin.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Giới thiệu
Giảng dạy môn học Nguyên lý kế toán được tiến hành trong các trường đại học cho tất cả sinh viên thuộc khối ngành Kinh tế. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra hiện nay là tham gia học tập môn học này sẽ mang lại lợi ích ra sao cho sinh viên thuộc ngành Kế toán (chuyên ngành) và sinh viên ngoài ngành Kế toán (ngoài ngành).
Hầu hết các trường khi thực hiện giảng dạy môn học Nguyên lý kế toán vẫn không có sự phân biệt rõ ràng giữa giảng dạy cho sinh viên chuyên ngành và sinh viên ngoài ngành. Cụ thể, việc giảng dạy nội dung môn học Nguyên lý kế toán thì khá sâu vào hệ thống tài khoản và kỹ thuật định khoản. Việc truyền đạt kiến thức này có giúp cho người học đạt khả năng định khoản trên hệ thống tài khoản doanh nghiệp (DN) tương tự như học tập ở môn Kế toán tài chính.
Tuy nhiên, điểm hạn chế đối với sinh viên chuyên ngành là hiểu biết Nguyên lý kế toán tập trung vào kỹ thuật ghi chép kế toán đơn thuần, thay vì được trang bị sâu về những kiến thức kế toán liên kết với hoạt động kinh doanh, những nguyên tắc kế toán cơ bản hoặc ý nghĩa ban đầu về các chỉ tiêu trên các báo cáo kế toán đối với người sử dụng thông tin. Điều này có phần ảnh hưởng đến xu hướng học tập toàn chương trình Kế toán của sinh viên chuyên ngành.
Xét về bản chất, mục tiêu cốt lõi của môn học Nguyên lý kế toán là giúp sinh viên hiểu được kế toán như là một môn khoa học kinh tế mang tính xét đoán trong phản ánh bản chất nghiệp vụ phát sinh, mang đến những thông tin hữu ích cho người ra quyết định. Đối với nhóm sinh viên ngoài ngành, họ sẽ khá nhàm chán khi học tập môn này bởi vì đi sâu vào chi tiết ghi chép.
Video đang HOT
Sinh viên ngoài ngành như Quản trị kinh doanh, Tài chính - ngân hàng sẽ không cảm nhận được ý nghĩa của thông tin kế toán giúp ích cho công việc của họ sau này. Theo kinh nghiệm giảng dạy môn Nguyên lý kế toán cho các lớp sinh viên ngoài ngành, ở mỗi lớp nhóm tác giả nhận thấy một số ít sinh viên vốn có năng khiếu về con số kế toán, cần cù làm bài tập định khoản mà đạt điểm cao của môn học này.
Những vấn đề nêu trên là cơ sở để nhóm tác giả nhận thấy rằng cần phải gợi mở ra những ý tưởng cho việc đổi mới giảng dạy môn học Nguyên lý kế toán trong khối ngành Kinh tế. Tuy đã có nhiều áp lực thay đổi tiếp cận giảng dạy môn học Nguyên lý kế toán, vấn đề này vẫn còn có sự tranh luận và cách thức thể hiện khác nhau qua các chương trình đào tạo về Kế toán. Ở những phần tiếp theo của bài viết sẽ gợi mở ra những ý tưởng đổi mới giảng dạy phát xuất từ việc chúng ta nên xây dựng mục tiêu của môn học Nguyên lý kế toán như thế nào?
Bàn luận về thay đổi mục tiêu của môn học Nguyên lý kế toán
Để bàn về cách thức thiết lập mục tiêu cho môn học, cùng với việc nhận biết nội dung giảng dạy của môn học này, cần thông qua tên gọi của môn học. Môn học tiền đề liên quan đến Kế toán này có khá nhiều tên gọi. Với những từ khóa tên gọi môn học theo quốc tế trong các chương trình đào tạo ngành Kế toán như: "Principles of accounting", "Introductory accounting" hoặc "Elementary accounting"... Còn ở Việt Nam, môn học được đặt tên là "Kế toán đại cương" hoặc "Nguyên lý kế toán".
Đây là một môn học tiền đề trong ngành Kinh tế với vai trò chủ đạo: Giúp trang bị kiến thức nền về hoạt động kinh tế cho các sinh viên theo học khối ngành Kinh tế, ngoại trừ ngành Kế toán. Ngay cả trong các chương trình đào tạo MBA, thì Nguyên lý kế toán cũng là một môn học bắt buộc. Ngoài ra, đối với sinh viên thuộc chuyên ngành Kế toán thì môn học tiền đề này đóng vai trò quan trọng nhằm giúp người học tiếp tục lĩnh hội các kiến thức và kỹ năng sâu hơn về nghiệp vụ Kế toán chuyên ngành.
Tuy nhiên, điều này dẫn đến những khó khăn khi thực hiện giảng dạy môn học Nguyên lý kế toán. Theo quan điểm truyền thống, đây là một môn học nhập môn về kế toán. Theo đó, chúng ta đang đi theo hướng học kế toán cơ bản để tiếp tục học nghề kế toán. Quan điểm này theo kinh nghiệm giảng dạy của người viết là lệch hướng so với việc xem môn Nguyên lý kế toán là môn học phục vụ cho các chuyên ngành thuộc khối Kinh tế. Nếu đã xem là môn học phục vụ cho các chuyên ngành thuộc khối Kinh tế, Nguyên lý kế toán sẽ phải giảm nhẹ kỹ thuật ghi chép trong giảng dạy, tập trung gắn kết kế toán với môi trường kinh doanh, trình bày ý nghĩa thông tin kế toán đối với người ra quyết định...
Cách tiếp cận giảng dạy Nguyên lý kế toán theo quan điểm truyền thống đã ngự trị khá lâu cho đến khi có những áp lực cần phải thay đổi việc đào tạo (Diller-Haas, 2004). Theo nghiên cứu của Albrecht và Sack (2000), áp lực đáng kể cho sự thay đổi trong đào tạo Kế toán phải kể đến là sự thay đổi trong môi trường kinh doanh.
Áp lực này được phân tích từ ba nội dung bao gồm: Sự phát triển của ứng dụng công nghệ thông tin; vấn đề toàn cầu hóa và nhu cầu thông tin từ thị trường vốn. Chính những điều này làm cho chi phí tạo ra thông tin rẻ hơn, yêu cầu về chất lượng thông tin tài chính tăng lên và nâng tính kịp thời của thông tin trong môi trường kinh doanh đầy cạnh tranh (Albrecht và Sack, 2000). Ngoài ra, có thể thấy, một áp lực khác đến từ yêu cầu của người sử dụng lao động. Các DN hiện nay không còn quan điểm người kế toán là nhân viên cặm cụi ghi sổ, tính toán nữa; vì đã có bảng tính, phần mềm kế toán hỗ trợ. Người kế toán hiện đại phải là người am hiểu về số liệu và dựa trên số liệu kế toán để tư vấn cho các nhà quản lý DN.
Hiệp hội Kế toán công chứng Anh Quốc (ACCA). Theo báo cáo của (2016), có những kỹ năng trang bị cho người kế toán đòi hỏi phải thay đổi cách thức giảng dạy các môn học kế toán; cụ thể là bắt đầu từ việc giảng dạy kế toán đại cương theo hướng người sử dụng thông tin hơn là quá tập trung vào kỹ thuật ghi chép truyền thống. Một áp lực nữa đến từ phía người học. Nghiên cứu Albrecht và Sack (2000) cho thấy, ngay đầu thế kỷ 20, tại Hoa Kỳ số lượng sinh viên chọn ngành Kế toán giảm sút nghiêm trọng; ví dụ năm học 1998-1999 giảm 23% so với năm học 1995-1996.
Báo cáo của Hurt (2007) cho thấy số lượng sinh viên giỏi bắt đầu nhận thấy sự nhàm chán của việc theo học ngành Kế toán. Từ những sự kiện diễn tiến, Hurt (2007) đã đề xuất việc giảng dạy Nguyên lý kế toán nên đặt vào ngữ cảnh kinh doanh. Giảng dạy kế toán nền tảng phải gắng kết với 6 "lớp" bao gồm những hiểu biết về nghề nghiệp kế toán, kỹ năng cơ bản về kế toán, quy tắc nền kế toán, dịch vụ cung cấp thông tin tài chính, tính xét đoán chuyên biệt của kế toán và vai trò của kế toán trong xã hội. Như vậy, gợi ý của Hurt (2007) là giảng dạy Kế toán đại cương cần mở ra ở diện rộng với nhiều mảng liên quan đến tổ chức kinh doanh và xã hội, không chỉ tập trung vào kỹ thuật chuyên biệt cho việc ghi chép của kế toán.
Chính những áp lực kể trên đã dẫn đến việc thay đổi trong mục đào tạo của môn học Nguyên lý kế toán. Xuất phát từ những tranh luận về mục tiêu môn học đầu tiên về kế toán tại Hoa Kỳ trong dự án cải cách giáo dục kế toán những năm 1990. Cụ thể là Công bố số 2 của Ủy ban Cải cách giáo dục Kế toán năm 1992 về môn học Nguyên lý Kế toán.
Từ đó, đã có những nghiên cứu thực nghiệm và tranh luận về thay đổi mục tiêu của môn học Nguyên lý kế toán trong khoảng 30 năm. Mục tiêu của môn học đầu tiên về kế toán được công bố số 2 của Ủy ban Cải cách giáo dục Kế toán năm 1992 thiết lập cho người học là sau khi hoàn thành khóa học thì cần phải hiểu rõ được vai trò của kế toán trong việc đáp ứng nhu cầu thông tin cho xã hội (AECC, 1992). Như vậy, mục tiêu giảng dạy đối với môn học Nguyên lý kế toán đã có sự thay đổi từ đào tạo theo hoạt động cơ bản của người làm kế toán với kỹ thuật ghi chép dần dần chuyển theo hướng người sử dụng thông tin.
Các nghiên cứu về giảng dạy tiếp cận theo hướng người sử dụng thông tin
Sau khi Ủy ban Cải cách giáo dục Kế toán Hoa Kỳ đưa ra các khuyến cáo về đổi mới giảng dạy môn Nguyên lý kế toán theo hướng tiếp cận người sử dụng thông tin, nhiều cơ sở đào tạo đã tiến hành thay đổi cách thức giảng dạy môn học này. Nhiều sách giáo trình cũng được xây dựng mới theo hướng này.
Để có một cái nhìn đầy đủ hơn, bài viết sẽ hệ thống lại một số nghiên cứu khảo sát quan điểm của các khoa đào tạo không phải là chuyên ngành kế toán, quan điểm từ các giảng viên giảng các môn kế toán, tác động của sự thay đổi mục tiêu đến chất lượng các môn học sâu trong ngành Kế toán và sự chuyển đổi trong thực tế.
Khảo sát của Cherry và cộng sự (1983) cho thấy các giảng viên giảng dạy chuyên ngành kế toán nhìn chung ủng hộ cách tiếp cận theo người sử dụng khi cho rằng báo cáo tài chính (BCTC) giữ vai trò quan trọng nhất trong môn Nguyên lý kế toán trong khi những vấn đề kỹ thuật ghi chép (ghi sổ kép, lập các khoản mục trên BCTC) chỉ ở mức trung bình.
Đối với các Khoa đào tạo không phải chuyên ngành, sự ủng hộ rõ rệt đối với cách tiếp cận từ phía người sử dụng thông tin. Họ cho rằng, BCTC là quan trọng nhất và các vấn đề xử lý kỹ thuật được xếp hạng thấp hơn (Cherry và cộng sự 1996). Điều này có thể giải thích bởi các đối tượng không phải chuyên ngành Kế toán không cần thiết các kỹ năng xử lý số liệu kế toán chi tiết.
Về ảnh hưởng của hai cách giảng dạy khác nhau - theo người sử dụng thông tin hoặc theo người làm kế toán - hầu như không ảnh hưởng đến kết quả của môn học kế toán tài chính, là môn chuyên ngành của Kế toán (Bernadi và cộng sự, 1999). Vấn đề quan trọng trong kết quả học tập kế toán tài chính là đầu vào của sinh viên và nỗ lực học tập của họ.
Khảo sát của Diller-Haas (2004) cho thấy 12 năm sau khi báo cáo của Ủy ban Đổi mới đào tạo kế toán ra đời, cách giảng dạy truyền thống (tiếp cận theo người làm kế toán) vẫn giữ vai trò thống trị với tỷ lệ 71% số khoa đào tạo kế toán được phỏng vấn. Mặc dù các khoa đã thay đổi phương pháp tiếp cận đều hài lòng về kết quả chuyển đổi đối với cả sinh viên chuyên ngành và ngoài ngành, thì họ vẫn duy trì cách tiếp cận truyền thống do lo ngại về việc thay đổi sẽ không cung cấp đủ lượng kiến thức cho sinh viên chuyên ngành khi học các môn kế toán tiếp theo.
Để giải quyết sự khó khăn của sinh viên ngoài chuyên ngành, các trường này thường tổ chức giảng dạy riêng cho sinh viên ngoài chuyên ngành. Khảo sát trên cho thấy sự khó khăn trong thay đổi cách thức giảng dạy môn Nguyên lý kế toán tại các trường đại học, phần lớn liên quan đến cách thức thực hiện giảng dạy.
Khảo sát các giáo trình Kế toán
Để tìm hiểu cách thức tiếp cận trong giảng dạy môn Nguyên lý kế toán. Bài viết sẽ trình bày các nội dung giảng dạy Nguyên lý kế toán từ một số tài liệu giảng dạy uy tín bao gồm các sách giáo trình Kế toán được viết bởi các nhóm tác giả Horngren và cộng sự (2006), Ingram và cộng sự (2001), Anthony và cộng sự (2011), Stice và cộng sự (2007). Kết quả khảo sát tóm lược được trình bày ở Bảng 1.
Kết quả so sánh cho thấy sách giáo trình Kế toán của nhóm tác giả Horngren (2006) theo trường phái cổ điển (tiếp cận theo người làm kế toán và tập trung vào kỹ thuật kế toán); tuy nhiên cũng đã có sự điều chỉnh bằng việc giới thiệu một ít về thông tin kế toán trên BCTC.
Đối lập với Horngren là sách giáo trình của nhóm tác giả Ingram (2001) - giáo trình được trình bày theo trường phái hiện đại, tiếp cận kế toán theo hướng người sử dụng thông tin. Ngoài ra, có hai sách giáo trình theo trường phái dung hòa với mức độ người sử dụng và người tạo lập thông tin kế toán ở mức độ cân bằng. Đó là những quyển giáo trình Kế toán của các nhóm tác giả Anthony (2011) và nhóm tác giả Stice (2007).
Ủng hộ giảng Nguyên lý kế toán theo hướng người sử dụng thông tin
Singer và Wiesner (2013) đã công bố một nghiên cứu tiên đoán cho chương trình và đề cương đào tạo các môn học thuộc ngành Kế toán cần có sự thay đổi trong tương lai, hướng về ứng dụng để phục vụ cho DN và nhà quản lý. Trong đó, cơ sở khẳng định môn học Nguyên lý kế toán nên giảng dạy theo hướng người sử dụng thông tin được đề xuất là môn học phải được bắt đầu từ nền tảng khoa học của việc ra quyết định và xem xét kế toán như là hệ thống thông tin. Các tác giả gợi ý việc giảng dạy kế toán nên phát xuất từ việc giới thiệu sản phẩm thông tin là các khoản mục trên BCTC, trong đó tập trung nêu bật ý nghĩa thông tin của các khoản mục này đối với người sử dụng thông tin.
Gần đây hơn, Makarenk và cộng sự (2017)đề xuất giảng dạy Nguyên lý kế toán cần tiếp cận theo hướng kế toán phục vụ cho chiến lược và sách lược kinh doanh. Makarenko và cộng sự đề xuất cần thay đổi cách nhìn nhận trong giảng dạy đơn thuần theo kỹ thuật nợ - có quá sâu. Thay vào đó, giảng dạy môn học đầu tiên liên quan đến kế toán nên tập trung nhấn mạnh vào bản chất nghiệp vụ kinh tế lồng ghép trong ngữ cảnh kinh doanh và việc ghi nhận kế toán có tác động ra sao đối với khả năng hỗ trợ cho việc quản trị DN.
Kết luận
Trong quá trình thực hiện đổi mới giảng dạy môn học Nguyên lý kế toán theo hướng tiếp cận người sử dụng thông tin đối với toàn khối ngành kinh tế, hoạt động này đã được thực hiện trên thế giới và ít nhiều lan tỏa đến các cơ sở đào tạo tại Việt Nam. Tuy nhiên, để đạt kết quả giảng dạy phản ánh được tính hiệu quả khi thực hiện chương trình đổi mới giảng dạy môn bài viết lưu ý một số điều sau:
- Thứ nhất, cần thúc đẩy sự nỗ lực của sinh viên trong quá trình học tập: Trong quá trình học tập môn học, giảng viên nên tiếp cận các vấn đề từ mức độ dễ đến khó, trong mỗi mức độ nên đưa vào các tình huống để người học tập làm quen với việc tự đưa ra các trao đổi, nhận định và phát huy thảo luận. Ngoài ra, có thể đưa ứng dụng công nghệ thông tin; ví dụ bảng tính giản đơn và những tình huống kinh doanh vào giảng dạy Nguyên lý kế toán. Điều này sẽ làm cho việc truyền tải kiến thức, kỹ năng đến người học trở nên sinh động và gần gũi với thực tế (Paul, 2012).
- Thứ hai, trao đổi giảng dạy trong tổ chuyên môn: Trước mỗi học kỳ giảng Nguyên lý kế toán, tổ chuyên môn phụ trách môn học nên tổ chức họp đánh giá về những gì đã đạt được và những vướng mắc tồn tại trong quá trình giảng dạy. Đây cũng là dịp để giảng viên có nhiều kinh nghiệm chia sẻ "bí quyết" cho các giảng viên ít kinh nghiệm hơn về cách thức tiếp cận vấn đề trong môn học.
Tài liệu tham khảo
1. Mai Thị Hoàng Minh, Vũ Quốc Thông, Nguyễn Thanh Tâm (2018), "Sự thay đổi cần thiết trong tiếp cận giảng dạy đối với môn học Nguyên lý kế toán ", Tạp chí kế toán - kiểm toán số 3/2018;
2. Nguyên lý kế toán (2018), Bộ môn nguyên lý kế toán, Trường Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh;
3. Association of Chartered Certified Accountants, (2016), Professional accountants - the future: drivers of change and future skills. Highlight annual report;
4. Albrecht W. S. and Sack R. J (2000), Accounting Education: Charting the course through a Perilous Future, Accounting Education Series, 16 (1);
5. Anthony, R. N., Hawkins, D. F., and Merchant, K. A. (2011). Index of Accounting: text and cases 13th edn. Mc Graw Hill publisher;
6. Cherry, A. A., & Reckers, P. M. (1983). The introductory financial accounting course: Its role in the curriculum for accounting majors. Journal of Accounting Education, 1(1), 71-82;
7. Diller-Haas, A. (2004), Time to change introductory accounting. The CPA Journal, 74(4), 60-62;
8. Horngren, C. T., Harrison, W. T., and Bamber, L. S., (2006), Index of Accounting 6th edn. Pearson publisher;
9. Hurt, B. (2007), Teaching What Matters: A New Conception of Accounting Education. Journal of Education for Business, 3 (5), 295-298;
10. Ingram, R. W., Albright, T. L., Baldwin B. A., and Hill, J. W. (2001), Index of Accounting Information for Decisions 3rd edn. Thomson South Western publisher;
11. Makarenko, E. N., Kislaya, I. A., Chukhrova, O. V., and Makarenko, T. V. (2017), Multi-Vector Accounting Concept in Modern Management. European Research Studies Journal, 20 (3B), 512-527;
12. Singer, R. A., and Wiesner, T. (2013), The Future of Undergraduate Accounting Programs and Curricula. Journal of Management Accounting Quarterly, 14 (4), 22-31;
13. Stice, J. D., Stice E. K., Albrecht, W. S., Skousen, K. F., and Swain, M. R. (2007), Index of Survey of Accounting 2nd edn. South Western college publisher.
Thái Nguyên: Các trường đồng loạt công bố điểm chuẩn tuyển sinh lớp 10 Ngay sau khi Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố kết quả chấm thi Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2022-2023, các trường THPT đã lên phương án tuyển sinh. Đến cuối ngày 23-6, Sở GD&ĐT đã hoàn thành duyệt điểm chuẩn trúng tuyển vào lớp 10 của tất cả các trường THPT trong toàn tỉnh. Học sinh...