Thêm 2 ngoại ngữ trong nhà trường: Có cần thiết? – Bài 1: Điểm thi là thước đo chất lượng

Theo dõi VGT trên

Thông tin về việc tiếng Hàn, tiếng Đức sẽ trở thành môn ngoại ngữ 1 trong chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) đã thu hút sự quan tâm của người học và dư luận.

Trước thực trạng dạy và học ngoại ngữ lâu nay, nhiều câu hỏi đã được đặt ra: Căn cứ nào để Bộ GDĐT đưa tiếng Hàn, tiếng Đức vào giảng dạy trong nhà trường; tại sao lại là tiếng Hàn, tiếng Đức mà không phải thứ ngôn ngữ nào khác; chúng ta kỳ vọng gì ở việc có thêm 2 ngoại ngữ nói trên dạy thí điểm trong chương trình GDPT?

Thêm 2 ngoại ngữ trong nhà trường: Có cần thiết? - Bài 1: Điểm thi là thước đo chất lượng - Hình 1

Trong một giờ học tiếng Anh có giáo viên người nước ngoài.

Hiện có 5 ngoại ngữ đang được triển khai dạy trong các trường phổ thông, gồm: Anh, Pháp, Trung Quốc, Nga. Từ năm 2016 tới nay, Bộ GDĐT tiếp tục thực hiện Đề án thí điểm dạy tiếng Nhật như ngoại ngữ 1 bắt đầu từ bậc tiểu học. Tuy nhiên thực tế cho thấy việc học ngoại ngữ ở nhà trường phổ thông chưa đáp ứng được yêu cầu, đặc biệt là việc phục vụ các kỳ thi. Bằng chứng là hiện nay, đa số các gia đình đều cho con em mình đi học thêm ngoại ngữ ở các trung tâm bên ngoài nhà trường.

Những con số biết nói

Thống kê điểm thi tốt nghiệp THPT quốc gia nhiều năm trở lại đây, tiếng Anh luôn là môn thi có điểm thấp nhất. Đơn cử như đề thi thi tốt nghiệp THPT tiếng Anh 2020 được đánh giá là dễ hơn những năm trước, tuy nhiên số thí sinh đạt điểm dưới trung bình lại chiếm tỉ lệ lớn.

Kết quả phân tích phổ điểm thi tốt nghiệp THPT môn tiếng Anh của cả nước năm 2020 cho thấy: Có 74.9285 thí sinh tham gia thi môn tiếng Anh. Trong đó điểm trung bình là 4,58 điểm, điểm trung vị là 4,2 điểm; điểm số có nhiều thí sinh đạt nhất là 3,4 điểm (37.335 thí sinh).

So với năm 2019, điểm trung bình môn tiếng Anh có nhỉnh hơn – tăng từ 4,36 năm 2019 lên 4,58 điểm. Tuy nhiên, so với các môn còn lại trong kỳ thi năm 2020, điểm tiếng Anh vẫn thấp nhất. Đáng chú ý, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020, môn tiếng Anh cũng có 543 bị điểm liệt – dưới 1 điểm (chiếm tỉ lệ 0,07%) – tăng 1,3 lần so với năm 2019 (395 em có điểm liệt môn tiếng Anh trong năm 2019).

Có thể khẳng định, so với các môn học khác, tiếng Anh đang được đầu tư khá lớn cho điều kiện dạy học, nhất là ở các thành phố lớn. Song điểm thi tiếng Anh ở các kỳ thi nói chung (tuyển sinh vào lớp 10 THPT, thi tốt nghiệp THPT) cũng luôn ở mức thấp. Tại sao vậy? Theo GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Trưởng Ban Đào tạo ĐH và sau ĐH (ĐH Quốc gia Hà Nội): Kết quả này phản ánh trung thực năng lực ngoại ngữ của các em học sinh THPT hiện nay.

Điều đáng nói, Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020″ (gọi chung là Đề án) đã được triển khai từ nhiều năm với kinh phí lên đến hơn 9.000 tỉ đồng nhưng có vẻ như không về đích, chứ chưa nói tới việc làm đổi thay thực tế yếu kém của tình trạng dạy và học ngoại ngữ trong nhà trường phổ thông. Trong quá trình thực hiện Đề án này cũng có nhiều hạn chế, bất cập dẫn đến hiệu quả mang lại rất thấp.

Những yếu kém và hạn chế ấy cũng đã được Kiểm toán Nhà nước chỉ ra từ năm 2017. Cụ thể, kết quả kiểm toán việc thực hiện Đề án giai đoạn 2015-2016 cho thấy, tính đến năm 2016, cả 4 mục tiêu của Đề án đặt ra theo từng giai đoạn đều đạt kết quả thấp về số lượng, chất lượng và ở tất cả các bậc học.

Video đang HOT

Cá biệt có mục tiêu không thực hiện được (mục tiêu “Đổi mới việc dạy và học ngoại ngữ trong chương trình giáo dục thường xuyên với nội dung, chương trình đào tạo phù hợp với các cấp học, trình độ đào tạo, góp phần tích cực vào công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ ngoại ngữ cho nguồn nhân lực, đội ngũ cán bộ, viên chức”); hoặc mục tiêu “Triển khai chương trình đào tạo tăng cường môn ngoại ngữ đối với giáo dục nghề nghiệp” chỉ đạt 1% so với yêu cầu đề ra là 60%…

Chưa tìm ra nguyên nhân?

Nguyên nhân nào dẫn tới việc dạy/học và kết quả thi tiếng Anh chưa đạt được như kỳ vọng? Với các chuyên gia, nhiều năm qua, môn tiếng Anh luôn có phổ điểm lệch hẳn sang trái, nhiều điểm trung bình hoặc dưới trung bình đã không còn là điều bất ngờ. Bởi nếu không chọn tổ hợp xét tuyển ĐH có tiếng Anh, học sinh sẽ có tâm lý học lệch, chỉ tập trung những môn cần xét tuyển. Một nguyên nhân nữa là điểm môn tiếng Anh thường phân hóa rất rõ rệt theo vùng miền, tỉnh thành.

TS Vũ Thị Thanh Nhã – Trưởng Khoa Tiếng Anh (ĐH Ngoại ngữ, ĐH Quốc gia Hà Nội) cho rằng, do chương trình môn tiếng Anh hệ 10 năm chưa được triển khai đại trà trên cả nước, nhiều địa phương chưa đủ điều kiện triển khai chương trình này. Bên cạnh đó, so với mặt bằng chung học sinh cả nước đặc biệt với học sinh khu vực nông thôn và miền núi, yêu cầu của các câu hỏi đó còn cao. Điều đáng nói là tâm lý của phần lớn thí sinh là tập trung cho các môn xét tuyển ĐH, tiếng Anh chỉ là môn bắt buộc để xét tốt nghiệp THPT nên việc học chỉ dừng ở đạt mục tiêu, đối phó để không bị điểm liệt.

Trước đó, năm 2019 ngay sau kỳ thi THPT quốc gia, Bộ GDĐT đã tổ chức tọa đàm tìm giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh. Các chuyên gia cho rằng một trong những lý do lớn là việc tồn tại hai hệ chương trình đào tạo ngoại ngữ bậc phổ thông, hệ 7 năm (từ lớp 6) và 10 năm (từ lớp 3).

Bên cạnh đó, chất lượng giáo viên không đồng đều, có xu hướng giáo viên dạy tiếng Anh giỏi ở vùng khó khăn sau một thời gian công tác sẽ chuyển về thành phố lớn. Đây cũng là lý do khiến “vùng trũng” môn tiếng Anh khó vượt lên được. Ông Phạm Tuấn Anh – Phó Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GDĐT) đã nêu thực trạng, nhiều giáo viên chưa thực sự hướng vào việc giảng dạy mà vẫn đặt nặng thành tích thi cử.

Thời gian đầu, sau khi tham gia bồi dưỡng, họ dạy rất tốt, chú trọng phương pháp mới, nhưng qua một thời gian, không ít giáo viên lại quay về phương pháp cũ. Thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT về quy chế bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên đã quy định, hằng năm, giáo viên phải tự đăng ký nội dung bồi dưỡng. Tuy nhiên, không ít giáo viên lựa chọn nội dung không xuất phát từ nhu cầu, việc đánh giá kết quả bồi dưỡng chưa đạt hiệu quả, việc giám sát bồi dưỡng còn hạn chế…

Còn một nguyên nhân khác được các giáo viên dạy tiếng Anh chỉ ra, đó là nhiều năm qua, người Việt vẫn sử dụng giáo trình du nhập do người bản địa biên soạn. Giáo trình tiếng Anh hiện nặng về học vẹt khô khan dẫn đến người học không cảm nhận được cái hay, không hiểu thấu đáo tận cùng vấn đề của ngôn ngữ. Người học bị lệ thuộc vào người dạy, không có khả năng tự học, trong khi tự học chiếm tới 90% thành công trong học ngôn ngữ mới.

Không nên rải mành mành

Ở thời điểm hiện tại, chỉ còn vài tháng nữa là học sinh bắt tay vào học SGK mới lớp 2 và lớp 6, nhưng câu chuyện thiếu giáo viên dạy ngoại ngữ vẫn là mối lo của nhiều địa phương. Các Sở GDĐT cho biết, một trong những bất cập hiện nay là có chỉ tiêu tuyển giáo viên nhưng không có nguồn tuyển. Do đó, đề nghị Bộ GDĐT có cơ chế để tuyển đủ giáo viên thực hiện chương trình GDPT mới.

Chương trình, SGK mới ở lớp 3 bắt đầu được thực hiện từ năm 2022, song theo thống kê của Bộ GDĐT, hiện các địa phương cần khoảng 13.600 giáo viên Tin học và hơn 27.000 giáo viên Ngoại ngữ. So với số lượng giáo viên hiện có, cấp tiểu học thiếu khoảng hơn 6.000 giáo viên Tin học và hơn 5.000 giáo viên Ngoại ngữ.

Câu chuyện thiếu giáo viên dạy tiếng Anh đang đặt ra những lo lắng với đội ngũ giáo viên dạy tiếng Hàn, tiếng Đức tới đây, khi mà hai ngôn ngữ này được thí điểm thành ngoại ngữ 1 trong các nhà trường. Trước đó, từ năm 2016 Bộ GDĐT thí điểm đưa tiếng Nhật vào dạy trong các nhà trường, đến năm 2018 trên toàn quốc đã có 25 ngàn học sinh THCS và THPT học tiếng Nhật.

Từ năm học 2020-2021, khi chương trình GDPT mới được thực hiện, việc học tiếng Nhật từ bậc THCS (chương trình 7 năm) sẽ được tính là môn ngoại ngữ 2. Dẫu thế, câu chuyện dạy và học tiếng Nhật cũng là một bài toán nan giải. Bởi ngay tại Hà Nội, học sinh lựa chọn ngoại ngữ này không nhiều, các em lựa chọn tiếng Nhật đều do sự ham thích nhất định đối với ngôn ngữ này thì mới đăng ký chứ không như những ngoại ngữ phổ thông khác.

Hiệu trưởng một trường THPT tại Hà Nội đang thực hiện chương trình này cho biết, có năm nhà trường tuyển không đủ học sinh cho 1 lớp nên phải ghép học chung với học sinh lớp khác. Trường cũng không tuyển được giáo viên cơ hữu mà phải sử dụng giáo viên hợp đồng thỉnh giảng. Các phụ huynh khi đi họp thì kiến nghị với nhà trường, ngành giáo dục thí điểm dạy tiếng Nhật, Hàn… để làm gì?

Trong khi tại nhiều địa phương giáo viên tiếng Anh còn chưa đạt chuẩn thì làm sao mà thí điểm các ngoại ngữ khác? Trong khi các trường ĐH tuyển học sinh thì điều kiện cũng là các chứng chỉ bằng tiếng Anh, rồi hồ sơ du học cũng yêu cầu văn bằng tiếng Anh…

Khi chúng tôi thực hiện loạt bài này, ý kiến phụ huynh đều cho rằng, từ thực tế đã nêu, nên chăng ngành giáo dục hãy tập trung dạy và học thật tốt những ngôn ngữ đã và đang giảng dạy trong các nhà trường. Rải mành mành tới 6, 7 thứ ngôn ngữ mà kết quả thu được không hề như kỳ vọng, thì rõ ràng Đề án dạy ngoại ngữ trong trường học khó hoàn thành mục tiêu.

(Còn nữa)

Tiếng Đức, Hàn là ngoại ngữ 1: Tiệm cận nhu cầu nhân lực, tuyển sinh

Môn Tiếng Hàn, Tiếng Đức được thí điểm là ngoại ngữ 1 trong Chương trình GDPT, dạy từ lớp 3 - 12. Việc thêm hai ngoại ngữ mới giúp học sinh có thêm lựa chọn, được nhiều chuyên gia đánh giá phù hợp xu thế.

Tiếng Đức, Hàn là ngoại ngữ 1: Tiệm cận nhu cầu nhân lực, tuyển sinh - Hình 1


Sinh viên Khoa Hàn Quốc học của Trường ĐH Văn Hiến.

Xu hướng quốc tế hóa đòi hỏi sự đa dạng ngôn ngữ

Xu hướng hội nhập quốc tế sâu rộng đã mang đến những thay đổi lớn về nhu cầu, tính đa dạng của nguồn nhân lực. Đặc biệt, khi Việt Nam đẩy mạnh giao lưu văn hóa, thúc đẩy trao đổi nhân lực, xuất khẩu lao động, nhu cầu nhân lực thông thạo tiếng Đức, Hàn ngày một lớn.

Bằng chứng, hàng loạt trường ĐH - CĐ mở và tuyển sinh ngành Hàn Quốc học hay tiếng Đức từ rất sớm như ĐH Ngoại ngữ & Tin học TPHCM, ĐH Nguyễn Tất Thành, ĐH Lạc Hồng, ĐH Văn Lang, ĐH Văn Hiến, Cao đẳng Công Thương Việt Nam... Chỉ tiêu tuyển sinh mỗi ngành dao động từ 60 - 150 SV/năm tùy trường.

Tại TPHCM, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TPHCM) là trường đầu tiên đào tạo những ngành này. Bộ môn Hàn Quốc học (Khoa Hàn Quốc học) được trường thành lập từ năm 1994 với chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm đều tăng, hiện là hơn 140 sinh viên. Trường cũng là đơn vị duy trì tuyển sinh và đào tạo ngành Ngôn ngữ Đức (80 chỉ tiêu). Điều đáng nói, số lượng sinh viên ngành Hàn Quốc học và Ngôn ngữ Đức sau khi ra trường đều được các doanh nghiệp Hàn Quốc và Đức tại TPHCM tuyển dụng hết. Phần lớn, chỉ tiêu tuyển sinh của trường đều được doanh nghiệp đặt hàng hoặc đào tạo theo địa chỉ.

Khát nhân lực ngành Hàn Quốc học còn thể hiện rõ khi số lượng hồ sơ xét tuyển vào ngành học tăng nhanh chóng 2 năm qua. Năm 2020, điểm trúng tuyển ngành Hàn Quốc học dao động từ 20 - 30 điểm tùy trường. Riêng Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội), điểm trúng tuyển vào ngành Hàn Quốc học lên tới 30 điểm. Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TPHCM) điểm chuẩn trúng tuyển vào ngành Hàn Quốc học cũng lên tới 25,2 điểm. Ngành Ngôn ngữ Đức điểm trúng tuyển là 22 điểm.

ThS Trần Nam - Trưởng phòng Truyền thông, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM cho biết: Nhu cầu nhân lực của 2 ngành tiếng Hàn và tiếng Đức rất lớn. Sinh viên của hai ngành này chưa tốt nghiệp đã có doanh nghiệp đến đặt hàng tuyển dụng, đặc biệt là với các cử nhân ngôn ngữ Đức. Nhóm nhân lực lĩnh vực biên, phiên dịch, giảng viên, hướng dẫn viên du lịch, viện nghiên cứu... hút nhân lực hai ngành này nhất.

Tiếng Đức, Hàn là ngoại ngữ 1: Tiệm cận nhu cầu nhân lực, tuyển sinh - Hình 2


Hangeul Festival - lễ hội tôn vinh vẻ đẹp chữ Hàn, vẻ đẹp Hàn Quốc do Khoa Hàn Quốc học, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM tổ chức.

Cơ hội nghề nghiệp rộng mở

Theo TS Nguyễn Thị Phương Mai - Trưởng khoa Hàn Quốc học, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG TPHCM), từ năm 2017 trở lại đây, tính riêng TPHCM có thêm 6 trường ĐH - CĐ đào tạo chính quy ngành Hàn Quốc học hoặc Ngôn ngữ Hàn Quốc. Số doanh nghiệp Hàn Quốc tham gia đầu tư, sản xuất tại Việt Nam trong những năm qua cũng ngày một tăng. Việt Nam hiện có hơn 9.000 doanh nghiệp với tổng số vốn đầu tư tích lũy đến tháng 10/2020 đạt gần 70,4 tỉ USD, chiếm 18,5% tổng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam. Điều này cho thấy, nhu cầu nhân lực phục vụ cho các doanh nghiệp Hàn Quốc cũng như của ngành Hàn Quốc học tại Việt Nam đang rất "khát".

ThS Nguyễn Thị Xuân Dung - Phó Trưởng phòng Truyền thông & Tuyển sinh, Trường ĐH Công nghệ TPHCM (HUTECH) nhìn nhận: Với ngôn ngữ chưa thông dụng như tiếng Hàn và tiếng Đức nếu được tiếp cận và học từ sớm, việc bước tiếp lên ĐH - CĐ sẽ mang đến cho người học nhiều cơ hội việc làm.

"Khảo sát từ doanh nghiệp của chúng tôi cho thấy, nhu cầu nhân lực ngành tiếng Hàn và tiếng Đức rất lớn. Ngoài việc cung chưa đủ cầu, các chính sách khuyến khích học tập, nghiên cứu, lao động bằng hình thức sang công tác tại nước bản địa mang đến cơ hội phát triển lớn cho nhân lực nhóm ngành này. Sinh viên theo học hai ngành này có những lợi thế nhất định, khi nhu cầu cạnh tranh không cao nhưng phạm vi và địa hạt để tham gia vào thị trường lao động lại rộng" - ThS Dung nói.

Không chỉ có cơ hội việc làm với mức lương cao khi tham gia thị trường lao động trong nước, nhân lực giỏi tiếng Hàn và tiếng Đức còn có cơ hội lớn xuất ngoại, làm việc ở chính các quốc gia trên bằng chương trình hợp tác, trao đổi nhân lực.

Đơn cử, tại Trường Cao đẳng Kỹ nghệ II (TPHCM) có chương trình đào tạo hoàn toàn miễn phí do phía CHLB Đức tài trợ gồm: Môi trường (xử lý nước thải công nghiệp và kỹ thuật thoát nước); Xử lý nước thải (công nghệ nước). Sinh viên theo học 2 ngành này ngoài việc học chương trình theo chuẩn của Đức, được miễn phí hoàn toàn, sau khi tốt nghiệp có thể lựa chọn làm việc cho các doanh nghiệp Đức tại Việt Nam hay ở CHLB Đức với mức lương cao.

Với tiếng Đức, hiện ngoài Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM, Trường ĐH Việt Đức được xem là nơi đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp của Đức lớn nhất tại TPHCM và các tỉnh phía Nam. Sinh viên có thể sang Đức học tập, nghiên cứu chuyên sâu sau năm 2. Ngoài ra, nhiều học bổng, đào tạo của doanh nghiệp Đức tại Việt Nam và Đức cũng mang đến cơ hội học tập và việc làm rất lớn cho sinh viên của trường.

TS Hà Thúc Viên - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Việt Đức (VGU) cho biết: Khoảng 90% sinh viên của trường sau khi tốt nghiệp có việc làm. 40% sinh viên đại học và 60% học viên cao học có cơ hội nhận học bổng. Mặt khác, với sự hợp tác từ các trường đại học đối tác tại CHLB Đức, tất cả sinh viên Trường Việt Đức sau khi hoàn thành chương trình học sẽ được cấp văn bằng của Việt Nam và Đức. Những văn bằng này đều theo tiêu chuẩn Đức và có giá trị ở hầu hết nước châu Âu.

Phần lớn sinh viên theo học ngành Hàn Quốc học đều tìm được việc làm đúng chuyên ngành ngay sau khi tốt nghiệp. Thậm chí, sinh viên năm thứ 3, 4 đã được doanh nghiệp đến tận trường "săn đón" hoặc đào tạo theo đơn đặt hàng. - TS Nguyễn Thị Phương Mai

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Tạ Đình Phong quay lại với Trương Bá Chi, Vương Phi bất lực khóc trên sóng truyền hình vì không níu giữ được bạn trai?Tạ Đình Phong quay lại với Trương Bá Chi, Vương Phi bất lực khóc trên sóng truyền hình vì không níu giữ được bạn trai?
23:21:59 31/01/2025
Hoa hậu Việt công khai bạn trai vào mùng 3 Tết, lộ luôn chuyện chuẩn bị kết hônHoa hậu Việt công khai bạn trai vào mùng 3 Tết, lộ luôn chuyện chuẩn bị kết hôn
23:18:06 31/01/2025
Cặp sao Việt bị "bắt quả tang" phim giả tình thật không thể cãi nổi, nhà gái vô tư ngồi lên đùi nhà trai mới sốcCặp sao Việt bị "bắt quả tang" phim giả tình thật không thể cãi nổi, nhà gái vô tư ngồi lên đùi nhà trai mới sốc
23:57:25 31/01/2025
Sao Việt 31/1: Đỗ Mỹ Linh cùng chồng con đi du xuân, Mỹ Tâm đón Tết bên bố mẹSao Việt 31/1: Đỗ Mỹ Linh cùng chồng con đi du xuân, Mỹ Tâm đón Tết bên bố mẹ
22:38:39 31/01/2025
Cameo giàu nhất phim Trấn Thành là hiện tượng mạng cực hot, xuất hiện vài phút mà khiến nam chính "tàn đời"Cameo giàu nhất phim Trấn Thành là hiện tượng mạng cực hot, xuất hiện vài phút mà khiến nam chính "tàn đời"
23:59:38 31/01/2025
Những nàng dâu hào môn của showbiz Việt: Từ Hoa hậu đến ngọc nữ, ai là người viên mãn nhất?Những nàng dâu hào môn của showbiz Việt: Từ Hoa hậu đến ngọc nữ, ai là người viên mãn nhất?
22:28:21 31/01/2025
Hoa hậu Khánh Vân: Tôi được chồng yêu chiều nên làm vợ cũng thoải máiHoa hậu Khánh Vân: Tôi được chồng yêu chiều nên làm vợ cũng thoải mái
23:28:44 31/01/2025
Cặp mẹ con gây phẫn nộ nhất mùng 2 Tết, hành động phản cảm tại rạp chiếu khiến 300 người vạ lâyCặp mẹ con gây phẫn nộ nhất mùng 2 Tết, hành động phản cảm tại rạp chiếu khiến 300 người vạ lây
21:59:49 31/01/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

3 chòm sao năm mới sẽ bùng nổ về cả tình duyên lẫn sự nghiệp, số 3 gặt hái tài lộc bất ngờ

3 chòm sao năm mới sẽ bùng nổ về cả tình duyên lẫn sự nghiệp, số 3 gặt hái tài lộc bất ngờ

Trắc nghiệm

08:10:54 01/02/2025
Trong tháng tới, ba chòm sao sắp nhận được những món quà từ số mệnh4 ngày nữa xui xẻo chấm dứt, mở ra 1 năm mới tình tiền tăng tiến với 3 chòm sao này Dự báo tháng mới: 3
'Ngôi làng lục giác' ở Hà Giang nhìn từ trên cao

'Ngôi làng lục giác' ở Hà Giang nhìn từ trên cao

Du lịch

08:10:29 01/02/2025
Cách trung tâm thành phố Hà Giang khoảng 160km, làng văn hóa H'mông thuộc thôn Pả Vi Hạ, xã Pả Vi, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang là điểm đến mang đậm bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc H'mông.
Ngôi nhà tự nhiên của "cô" hà mã lùn nổi tiếng Moo Deng đang bị đe dọa thế nào

Ngôi nhà tự nhiên của "cô" hà mã lùn nổi tiếng Moo Deng đang bị đe dọa thế nào

Lạ vui

08:08:00 01/02/2025
Siêu sao Moo Deng ở vườn thú Khao Kheow, Thái Lan là một trong những cá thể hà mã lùn cuối cùng còn sót lại trên Trái Đất do môi trường sống tự nhiên của chúng đang dần bị thu hẹp bởi nạn phá rừng tràn lan
Dấu ấn thời trang của Chị đẹp đạp gió

Dấu ấn thời trang của Chị đẹp đạp gió

Phong cách sao

08:06:12 01/02/2025
Hành trình đạp gió không chỉ thể hiện sự nỗ lực thay đổi, bứt phá về âm nhạc mà còn ghi dấu những màn lột xác ấn tượng về thời trang, phong cách của các Chị đẹp.
Pháp hiện đại hóa pháo phòng không: Bài học từ Ukraine trong cuộc chiến chống UAV

Pháp hiện đại hóa pháo phòng không: Bài học từ Ukraine trong cuộc chiến chống UAV

Thế giới

08:04:51 01/02/2025
Dự kiến, phiên bản nâng cấp này sẽ hoàn thành vào mùa hè 2025, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc kết hợp AI vào hệ thống vũ khí phòng không.
Khởi tố cán bộ xã chiếm đoạt gần 53 triệu đồng tiền hỗ trợ bệnh nhân hiểm nghèo

Khởi tố cán bộ xã chiếm đoạt gần 53 triệu đồng tiền hỗ trợ bệnh nhân hiểm nghèo

Pháp luật

07:50:30 01/02/2025
Kết quả điều tra ban đầu xác định, Kiên là công chức văn hóa - xã hội xã Tam Xuân 1, phụ trách lĩnh vực lao động - thương binh, bảo trợ xã hội, thực hiện các hoạt động bảo trợ xã hội và chương trình xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn xã T...
Mỹ nhân tuổi Tỵ từ mẫu nữ kín tiếng đến dâu hào môn Sài thành: Sống vương giả trong biệt thự triệu đô, tặng ông xã 2 siêu xe hơn 57 tỷ đồng

Mỹ nhân tuổi Tỵ từ mẫu nữ kín tiếng đến dâu hào môn Sài thành: Sống vương giả trong biệt thự triệu đô, tặng ông xã 2 siêu xe hơn 57 tỷ đồng

Netizen

07:19:32 01/02/2025
Đàm Thu Trang là một trong những nàng dâu hào môn nhận được nhiều sự chú ý của cư dân mạng trong nhiều năm trở lại đây.
Nụ Hôn Bạc Tỷ: Bất ngờ lớn nhất mùa phim Tết 2025

Nụ Hôn Bạc Tỷ: Bất ngờ lớn nhất mùa phim Tết 2025

Phim việt

07:03:22 01/02/2025
Bộ phim của Thu Trang là một canh bạc khi đối đầu Trấn Thành trong dịp Tết và còn để dàn diễn viên chính là những cái tên hoàn toàn mới.
Phim Hàn gây sốc vì có rating cao nhất cả nước dịp Tết, nam chính diễn cảnh bi quá đỉnh hút gần 2 triệu view

Phim Hàn gây sốc vì có rating cao nhất cả nước dịp Tết, nam chính diễn cảnh bi quá đỉnh hút gần 2 triệu view

Phim châu á

07:00:49 01/02/2025
Giữa thời điểm hàng loạt phim Hàn đều chứng kiến sự tụt giảm về tỉ suất người xem thì bộ phim này lại thuận lợi tăng trưởng.
Tiền đạo Nguyễn Tiến Linh sẽ lần đầu giành Quả bóng vàng?

Tiền đạo Nguyễn Tiến Linh sẽ lần đầu giành Quả bóng vàng?

Sao thể thao

06:59:29 01/02/2025
Theo nhiều nguồn tin, tiền đạo Nguyễn Tiến Linh đang dẫn đầu danh sách bầu chọn Quả bóng vàng Việt Nam 2024, vượt trên các ứng viên nặng ký khác như Hoàng Đức hay Quang Hải.
Sốc: "Bạn trai tin đồn" của Jennie và Rosé (BLACKPINK) lộ ảnh khoá môi nhau!

Sốc: "Bạn trai tin đồn" của Jennie và Rosé (BLACKPINK) lộ ảnh khoá môi nhau!

Sao âu mỹ

06:49:36 01/02/2025
Nhiều netizen đùa rằng Jennie - Rosé khéo chọn bạn trai , thậm chí còn là nữ phụ đam mỹ nên fan hoàn toàn có thể yên tâm rằng 2 mỹ nhân BLACKPINK không hẹn hò với bạn diễn.