Thể thao Anh và mầm mống gây xung đột
Có hai vấn đề nổi cộm trong làng thể thao Anh Quốc ở quãng thời gian đầu tuần này: cảm xúc trái chiều về trận chung kết quần vợt Wimbledon với sự thất bại của Andy Murray và phiên tòa xử trung vệ John Terry có hành vi phân biệt chủng tộc.
Andy Murray chưa thể thay đổi lịch sử cho quần vợt Anh tại Wimbledon – Ảnh: AFP
Wimbledon là giải đấu trên mặt sân cỏ lâu đời nhất của nước Anh nói riêng và thế giới nói chung. Tuy nhiên, kể từ lần tay vợt huyền thoại Fred Perry lên ngôi vô địch năm 1936 đến nay, người Anh hầu như chỉ biết ngậm ngùi nhìn chiếc cúp vô địch rời khỏi biên giới nước mình.
Cho nên, người Anh đã ngây ngất với việc Andy Murray lọt vào chung kết Wimbledon 2012, nó không kém gì khi Chelsea lần đầu tiên vô địch Champions League hay đội tuyển bóng đá của Roy Hodgson lọt vào tứ kết Euro 2012.
Video đang HOT
Chiến tích của Murray đã khiến người Anh quên rằng, đang tồn tại những tranh cãi liệu Scotland có tiếp tục là một phần của vương quốc Anh hay không.
Và như chúng ta đã biết, Murray đã thất bại ở trận chung kết. Những giọt nước mắt của tay vợt 25 tuổi ngay trên thánh địa Wimbledon, cái nôi của quần vợt trên cỏ thế giới, đã khiến cho người Anh rớt xuống mặt đất.
“Các bạn nói rằng tôi muốn Murray thắng vì anh ấy là người Liên Hiệp Anh? Anh ấy là người Scotland, tôi là người Anh. Tôi cá là anh ấy không cổ động cho tuyển Anh ở Euro 2012″, những lời nói của Tom Huddlestone, tiền vệ đang thi đấu cho CLB Tottenham, đã thật sự đưa người Anh trở về thực tại đầy cay đắng.
Biếm họa về phiên tòa xử John Terry có hành vi phân biệt chủng tộc – Ảnh: Sport Mail
Người Anh càng cay đắng hơn trong vụ John Terry. Từ trước đến nay, cầu thủ Anh luôn kêu ca họ thường là nạn nhân trong những vụ phân biệt chủng tộc mỗi khi đi thi đấu xa nhà. Nay, sự việc đang nảy sinh từ trong lòng nước Anh, giữa những đồng đội, những người từng có lúc cùng hát chung bài “God Save the Queen” – Quốc ca Anh…
Olympic London 2012 sắp diễn ra. Đây cũng là dịp để người Anh khẳng định giá trị của sự liên kết sẽ không còn phân biệt đâu là giọt nước mắt của người Scotland, xứ Wales hay Anh Quốc hùng mạnh…
Thật không dễ cho người Anh. Sự phân biệt rạch ròi của Tom Huddlestone với Andy Murray và hành vi đê hèn của John Terry với Anton Ferdinand, thực chất là một thứ cội rễ đã ăn sâu từ phía trong… lòng người Anh!
Theo Bưu Điện Việt Nam
Triệt ngay những mầm mống phát sinh tội phạm
Bộ Công an vừa công bố Chiến lược phòng, chống ma tuý, tội phạm và mua bán người giai đoạn 2011-2015. Trong đó, cơ quan chức năng của Việt Nam khẳng định quyết tâm ngăn chặn tình hình tội phạm ngày càng phức tạp.
Trước sự gia tăng về số lượng và tính chất phức tạp của các loại tội phạm, trong đó có tội phạm mua bán người và tội phạm ma túy, cơ quan chức năng đã khẩn trương đề ra các biện pháp tăng cường phòng ngừa, ngăn chặn cũng như trấn áp mạnh mẽ loại tội phạm này.
Bộ Công an vừa công bố Chiến lược phòng, chống ma tuý, tội phạm và mua bán người giai đoạn 2011-2015. Trong đó, cơ quan chức năng của Việt Nam khẳng định quyết tâm ngăn chặn tình hình tội phạm ngày càng phức tạp.
Mỗi năm hơn 1 nghìn người bị lừa bán
Một trong những loại tội phạm gây nhức nhối nhất là tội phạm buôn bán người. Theo số liệu điều tra của Bộ Công an, 5 năm qua, cả nước xảy ra gần 2.600 vụ buôn bán người, với 4.500 đối tượng. Hơn 5.750 người bị lừa bán. Trong đó, 60% số vụ mua bán là sang Trung Quốc, 11% sang Campuchia, số còn lại bị bán sang Lào, qua tuyến đường biển, hàng không tới một số nước khác và trong nội địa... Tình hình này so với 6 năm trước đã tăng gấp đôi số vụ, tăng 2,5 lần số đối tượng và 3 lần số nạn nhân.
Bọn tội phạm lợi dụng người có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, văn hóa thấp để lừa đảo bằng cách hứa tìm việc làm có thu nhập cao, rồi đưa ra nước ngoài. Nguy hiểm hơn, bọn tội phạm lợi dụng địa bàn miền núi vắng vẻ, đột nhập nhà dân giết người, chiếm đoạt, bắt cóc trẻ em, mua bán trẻ sơ sinh và trẻ trong bào thai; mua bán nam giới; nội tạng...
Theo Bộ Công an, trong hơn 5 năm qua, nhà chức trách điều tra, khám phá trên 2.200 vụ, bắt gần 3.600 đối tượng, giải cứu hơn 1.500 nạn nhân trong các vụ án và tiếp nhận hơn 4.500 nạn nhân bị mua bán trở về tái hòa nhập cộng đồng... Số lượng cũng như tỉ lệ phá án như vậy là rất cao, thể hiện sự nỗ lực và quyết tâm của lực lượng công an. Tuy nhiên, điều khiến người ta phải suy nghĩ không phải là chuyện phá được bao nhiêu vụ án, cứu được bao nhiêu nạn nhân, xử lý được bao nhiêu đối tượng, mà chính là phải triệt ngay những điều kiện, mầm mống phát sinh tội phạm để ngăn chặn, kéo giảm tiến tới không còn loại tội phạm này, chấm dứt những cảnh gia đình chia lìa, tan nát gây nhức nhối cho xã hội.
Cảnh sát 141 góp phần tích cực giữ gìn an ninh trật tự Thủ đô. Ảnh: TL
Giải pháp nào?Theo Trung tướng Phạm Quý Ngọ, Thứ trưởng Bộ Công an, một trong những giải pháp là phải khẩn trương hoàn thiện hệ thống pháp luật trong lĩnh vực này. Việt Nam đặc biệt coi trọng xây dựng và hoàn thiện thể chế với nhiều văn bản pháp luật, chiến lược, chương trình và kế hoạch dài hạn như Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm; Chiến lược quốc gia phòng chống ma tuý; Chương trình quốc gia phòng chống mua bán người; Luật Phòng, chống ma tuý và Luật Phòng, chống mua bán người... Được biết, trong thời gian tới Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 13 đạo luật quan trọng liên quan, góp phần tạo hành lang pháp lý cần thiết, đáp ứng công tác phòng chống tội phạm ở Việt Nam. Lãnh đạo Bộ Công an cũng cho biết, sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội đã được huy động để triển khai các nội dung trên với những giải pháp cụ thể nhằm ngăn chặn và đẩy lùi các loại tội phạm. Đồng thời, tăng cường và mở rộng hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực này. Việt Nam là một trong 8 quốc gia trên thế giới thí điểm xây dựng và thực hiện kế hoạch hợp tác chung giữa Chính phủ với các tổ chức của Liên Hợp Quốc giai đoạn 2012-2016.
Bộ Công an đã phối hợp với các cơ quan chức năng khác đề ra Chương trình hành động phòng, chống mua bán người xác định những mục tiêu cụ thể như tạo chuyển biến cơ bản về nhận thức và hành động trong toàn xã hội đối với công tác phòng, chống mua bán người.
Đặc biệt, chương trình xác định rõ 5 mục tiêu gắn liền 5 đề án của Chương trình với các chỉ tiêu thực hiện. Đó là, tăng cường giáo dục nhằm nâng cao nhận thức và hành động cho mọi tầng lớp nhân dân; nâng cao hiệu quả công tác điều tra, truy tố, xét xử các vụ án mua bán người; nâng cao hiệu quả công tác xác minh, tiếp nhận, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân khi trở về, đồng thời đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này.
Theo PLXH
Mầm mống sụp đổ của ngành game Việt Nam Cuộc đổ bộ của game online vào nước ta mở màn cho một kỉ nguyên giải trí mới của giới trẻ. Thay bằng những trò chơi dân dã thường ngày, chúng ta đắm mình vào thế giới kì ảo của game online trong những chuyến phiêu lưu, những thử thách, những cột mốc cần chinh phục. Có thể nói, game online đã mang...