Thế hệ Z trăn trở về bản thân
Thế hệ Z (những người sinh năm 1990 – 2000) cần phải làm gì để cân bằng chuyện học và công việc trong thời buổi hiện nay? Làm sao để duy trì thói quen đọc sách và kỷ luật bản thân tốt để thành công?,…
Sinh viên đặt câu hỏi trăn trở về những vấn đề của bản thân – PHƯƠNG THẢO
Đó là thắc mắc của nhiều bạn trẻ với các diễn giả tại buổi tọa đàm “Thế hệ Z, cuộc cách mạng 4.0 và tất cả những gì chúng ta cần biết”, diễn ra ở Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM vào chiều 6.10.
Cân bằng giữa học và làm
Bạn Hà Thanh Minh, sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, thắc mắc: “Hiện tại, em đang là sinh viên và cùng quản lý hai dự án về xã hội là Sống xanh và Văn học. Vì thế, em gặp khó khăn trong việc cân bằng giữa học và đi làm dự án. Vậy có cách nào giúp em có thể cân bằng được”.
Chị Tống Khánh Linh (Top 10 Cuộc thi X-Gen và chuỗi dự án khởi nghiệp cá nhân) cho rằng khi các bạn sinh viên còn đi học gặp khó khăn nhất là việc phải sắp xếp thời gian. Câu hỏi đầu tiên các bạn cần hỏi là cái gì quan trọng nhất và dành thời gian nhiều hơn cho việc đó.
2 diễn giả (chính giữa) chia sẻ tại buổi tọa đàm – PHƯƠNG THẢO
“Vì thế, chị nghĩ bạn cần phải biết cách sắp xếp thời gian hiệu quả và có thể sử dụng các công cụ quản lý công việc. Bạn có thể chép bằng tay danh sách công việc ấy trong vở hoặc sử dụng công cụ ứng dụng quản lý công việc hiện nay. Khi tổ chức phân chia dự án trong tuần, tháng, bạn biết được mục tiêu của mình đảm bảo hoàn thành đến đâu, đạt kết quả như thế nào. Từ đó, mình có góc nhìn rộng hơn về thời gian, công việc và sẽ cảm thấy mỗi ngày trôi qua vừa phải nhưng vẫn đảm bảo mục tiêu”.
Video đang HOT
Để duy trì thói quen đọc sách
Theo chị Khánh Linh có rất nhiều nguyên nhân khiến người trẻ không có thói quen đọc sách. Trong đó phải kể đến tác nhân từ môi trường xung quanh, vì nếu tiếp xúc với những người không có thói quen thì bạn cũng sẽ như vậy. Và để tạo thói quen đọc sách đầu tiên hãy tạo niềm vui khi đọc sách.
“Chúng ta có một thứ giống nhau là sự tò mò, vì thế, bạn nên tạo nguồn năng lượng bằng cách đi tìm sự tò mò. Đôi khi các bạn sẽ có cảm giác không thể hiểu suy nghĩ của ai đó khi đối diện với họ nhưng khi đọc, bạn sẽ bất ngờ khi gặp một cuốn sách nói hộ hết những suy nghĩ trong lòng mình. Để tạo nên hứng thú khi đọc sách, bạn cần tìm những cuốn sách mình thích. Khi bạn thích một cuốn sách thì dù nó có 500 trang bạn vẫn sẽ đọc nó nhanh hơn”, chị Khánh Linh khuyên.
Khi đã có được thói quen đọc sách thì cũng nên tập để duy trì thói quen đó. Và theo chị, cách tốt nhất là trong một thời điểm có thể đọc nhiều cuốn sách.
“Khi đang đọc cuốn thứ nhất được một thời gian chị đóng lại để đâu đó. Rồi hôm sau tìm cuốn sách thứ hai để đọc. Sau đó, khi thấy lại cuốn thứ nhất, chị lại lấy ra đọc tiếp và vòng lặp ấy trở thành một quán tính. Sau thời gian ngẫm lại, chị thấy việc lựa chọn cuốn sách để đọc sẽ thay đổi, vì mỗi thời điểm, từng cuốn sách lại phù hợp với tình huống của chúng ta theo cách riêng. Có thể sau một tháng, nửa năm, mình đọc lại, mới nhận ra điều đó. Khi đọc cái gì đó phải đúng thời điểm, thì mới tạo nên sự quan tâm. Đừng ép mình quá, vô tình tạo nên sự tiêu cực”, chị Linh chia sẻ.
Làm sao có được lối sống kỷ luật
Đến với buổi tọa đàm, Minh Phước, sinh viên Học viện Hành chính Quốc gia, cảm thấy lo lắng khi không biết làm thế nào để nâng cao tính kỷ luật của bản thân để bắt kịp thời đại hội nhập.
Chia sẻ câu chuyện này, anh Nguyễn Cảnh Bình (Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần sách Alpha, Phó chủ tịch Trung tâm kinh tế châu Á Thái Bình Dương) cho rằng con người thì ai cũng có sự lười biếng, đó là chuyện bình thường. Nhưng để tạo nên tính kỷ luật, cần phải chọn cách thức cho riêng mình.
Cụ thể về điều này, anh Bình chia sẻ câu chuyện học tiếng Anh của mình. Lúc nhận ra tầm quan trọng của tiếng Anh, anh bắt đầu đi hỏi bạn bè và được biết một người thầy khó tính nhất, kỷ luật nhất ở Hà Nội lúc bấy giờ. Thầy thường có những quy tắc như không được đi học muộn, nếu học viên nào đi học muộn, làm bài sót có thể bị cho nghỉ học. Năm đó, anh xung phong làm lớp trưởng và luôn ngồi bàn đầu. Sau 6 tháng học, anh dần quen với môi trường kỷ luật. Nhờ người thầy nghiêm khắc mà anh có thêm động lực.
“Từ việc xác định việc học là hữu ích với bản thân thì mình sẽ ‘gò’ bản thân vào môi trường kỷ luật. Một thời gian sẽ quen và mang lại sự hào hứng, từ đó bản thân cũng trở thành người kỹ luật”, anh Bình nói.
Đồng quan điểm chị Khánh Linh cho rằng nếu như bạn không tự kỷ luật được thì thời gian đầu hãy đi làm trong môi trường có những người luôn truyền cảm hứng cho bạn. Khi được truyền cảm hứng về tính kỷ luật, bạn sẽ nhanh chóng trở thành người kỷ luật như họ.
Theo thanhnien
Nhà giáo Văn Như Cương và những điều còn mãi
"Nhà giáo Văn Như Cương và những điều còn mãi" là cuốn sách được Nhà xuất bản TT&TTphối hợp xuất bản và ấn hành cuối tháng 9/2018, nhân dịp giỗ đầu Nhà giáo Văn Như Cương.
Tác giả cuốn sách chính là Nhà văn, Nhà báo Hồ Bất Khuất, một người bạn, người em thân thiết của nhà giáo Văn Như Cương. Sách được chính thức giới thiệu tới độc giả Thủ đô chiều 5/10, giúp độc giả hiểu hơn về những di sản gần 60 năm trong sự nghiệp "trồng người" của Nhà giáo Văn Như Cương.
Tác giả Hồ Bất Khuất giới thiệu về cuốn sách "Nhà giáo Văn Như Cương và những điều còn mãi".
Tại buổi tọa đàm giới thiệu cuốn sách, hầu hết người đọc, người yêu mến Nhà giáo Văn Như Cương đều ghi nhận: Cuốn sách "Nhà giáo Văn Như Cương và những điều còn mãi" đã phác họa được chân dung con người, sự nghiệp cũng như tầm ảnh hưởng, sức lan tỏa của Nhà giáo Văn Như Cương.
Mỗi phần viết là một nét vẽ, tuy rất riêng nhưng vẫn hòa điệu tạo nên bức tranh toàn diện và sinh động nhất về chân dung một nhà giáo lớn, để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng biết bao thế hệ học sinh.
Cuốn sách còn có phụ lục ảnh màu tập hợp những khoảnh khắc đời thường tuy bình dị nhưng ý nghĩa về một Nhà giáo.
Chị Văn Thùy Dương, con gái Nhà giáo Văn Như Cương chia sẻ: Nội dung những bài viết trong sách thể hiện rất sinh động tình cảm của bố tôi với gia đình, bạn bè và nhất là với các em học sinh. Những trang viết rất đúng mực, qua đó người đọc sẽ thấy được giá trị một con người, một cách sống đẹp của bố tôi.
Cùng chung quan điểm trên, Giáo sư Phong Lê cho rằng: Đây là một cuốn sách đẹp, là nén hương thơm tưởng nhớ Nhà giáo Văn Như Cương. Sách giúp người đọc tìm đến những nét đẹp trong đời sống, hướng tới những giá trị chân - thiện - mỹ. Cuốn sách một lần nữa khẳng định rằng Phó Giáo sư, Tiến sĩ Văn Như Cương là nhà giáo chân chính, người luôn được yêu mến, ngưỡng mộ của các thế hệ học sinh. Mong rằng cùng với cuốn sách, ngọn lửa "Văn Như Cương" sẽ bền bỉ cháy mãi.
Nhà văn, Nhà báo Hồ Bất Khuất là một gương mặt quen thuộc trong làng báo Việt Nam suốt 35 năm qua, những bài báo của Hồ Bất Khuất luôn mang tính chính luận cao, thẳng thắn và cởi mở. Anh đi nhiều, viết nhiều, gặp gỡ và đối thoại với rất nhiều người nhưng một trong những người để lại ấn tượng sâu sắc với anh, là Nhà giáo Văn Như Cương.
Với Nhà văn, Nhà báo Hồ Bất Khuất, thầy Cương hầu như lúc nào cũng khiến những người tiếp xúc với thầy cảm thấy thú vị; thầy làm được điều đó vì trí tuệ sắc sảo, kiến thức uyên thâm và sự độc đáo trong giao tiếp; thầy bình dị, mộc mạc, gần gũi nhưng luôn tỏa ra sự lịch lãm, thanh tao, cao thượng ngay cả khi ngồi ở những nơi bình dân nhất; thầy luôn giành được sự yêu mến và kính phục của mọi người.
Tác giả cuốn sách chia sẻ rằng ông bắt đầu có ý tưởng viết cuốn sách về Nhà giáo Văn Như Cương vào năm 2014. Trong sách, tác giả đặt Nhà giáo Văn Như Cương vào cái "nôi" của làng quê, gia đình, họ hàng, bạn bè, không khí của thời đại... "Phải nhìn thấy một thầy giáo xứ Nghệ lăn lộn trong cuộc đời vào những năm tháng đầy biến động của lịch sử dân tộc mới có thể hiểu được tầm vóc của một nhà giáo được mọi người yêu mến và kính trọng", Nhà văn, Nhà báo Hồ Bất Khuất nhấn mạnh.
Theo tác giả Hồ Bất Khuất, thầy Văn Như Cương là một người độc đáo. Những người độc đáo thường không rơi vào giáo điều. Theo tác giả Hồ Bất Khuất, chính sự độc đáo trong cách sống, cách nghĩ, cách ứng xử đã làm nên một nhà giáo Văn Như Cương nhân hậu, tận tâm với học trò, với nghề dạy học và hấp dẫn, thú vị với tất cả những người xung quanh.
Nhà giáo Văn Như Cương lúc nào cũng khiến những người tiếp xúc với ông cảm thấy thú vị. Ông làm được điều đó vì có trí tuệ sắc sảo, kiến thức uyên thâm và sự độc đáo trong giao tiếp. Ông bình dị, mộc mạc, gần gũi nhưng luôn tỏa ra sự lịch lãm, thanh tao, cao thượng. Nhà giáo Văn Như Cương là người có tư tưởng, có triết lý trong giáo dục nên những việc ông làm đều nhất quán và có cơ sở để thành công.
Cuốn sách Nhà giáo Văn Như Cương và những điều còn mãi còn có phụ lục ảnh màu tập hợp những khoảnh khắc đời thường tuy bình dị nhưng ý nghĩa về một người thầy vĩ đại. Hơn hết, những bức ảnh về buổi lễ khánh thành điểm trường Nà Ngao - Trường Mầm non xã Đồng Tâm (Bắc Quang, Hà Giang) ngày 15/9/2019, đúng như di nguyện cuối cùng của Nhà giáo Văn Như Cương cũng kịp góp mặt trong cuốn sách nhỏ này.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Nhà giáo Văn Như Cương, là người Hiệu trưởng của ngôi trường dân lập đầu tiên tại Việt Nam, Trường Trung học Phổ thông Dân lập Lương Thế Vinh. Sinh thời, Nhà giáo Văn Như Cương là một người thầy giáo luôn để lại sự kính trọng cho bao thế hệ học trò; người cha mẫu mực, nghiêm cẩn khiến con cái tôn trọng, noi theo; người chồng luôn khiến vợ thương yêu, mong nhớ; người bệnh nhân kiên cường chiến đấu với bệnh tật đến hơi thở cuối cùng.
VÂN KHÁNH
Theo baodansinh
Bí quyết học tiếng Anh cho người lớn tuổi "Muốn học tiếng Anh hiệu quả, bạn nên có người thầy giỏi trên lớp, người hỗ trợ tại nhà sáng suốt", Thạc sĩ ngôn ngữ Đỗ Thị Tuyết Sương nói. Trong quá trình biên soạn nội dung và tìm phương pháp dạy tiếng Anh cho học viên, Thạc sĩ Đỗ Tuyết Sương, chuyên ngành Lý luận và giảng dạy tiếng Anh tại Đại...