Thế hệ Z, nên chọn khởi nghề hay khởi nghiệp?
‘Thế hệ gen Z, khởi nghề hay khởi nghiệp? là chủ đề của buổi tọa đàm nhằm giúp các bạn trẻ có góc nhìn đa chiều để định hướng sự nghiệp tương lai.
Sinh viên đặt câu hỏi liên quan đến với đề “Thế hệ gen Z, khởi nghề hay khởi nghiệp? – LÊ THANH
Tọa đàm Thế hệ gen Z (sinh năm 1996 trở đi), khởi nghề hay khởi nghiệp do Trung tâm Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp (Hội Liên hiệp thanh niên TP.HCM) tổ chức tại Trường ĐH Kinh tế-Luật TP.HCM vào ngày 3.4.
Phải có sự quyết tâm và ý chí cầu tiến
Theo chị Nguyễn Thị Diệu Hằng, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Thanh niên khởi nghiệp TP.HCM, có khá nhiều câu chuyện về cuộc đời và sự nghiệp của các nhà khởi nghiệp trẻ tài năng trên thế giới và tại Việt Nam đã giúp truyền cảm hứng mạnh mẽ cho các bạn trẻ có tuy tư duy nhạy bén, yêu thích sự đổi mới sáng tạo lựa chọn con đường khởi nghiệp.
Anh Phan Hùng Dũng và chị Nguyễn Thị Diệu Hằng (giữa) chia sẻ tại tọa đàm. – LÊ THANH
“Nhưng không phải ai khởi nghiệp cũng thành công, nhiều người đã phải chấp nhận thất bại cay đắng hết lần này đến lần khác. Trong khi đó, lựa chọn con đường khởi nghề có chỉ số an toàn cao nhưng vẫn đầy màu sắc trải nghiệm khi được trải qua nhiều vị trí công việc, xây dựng nhiều mối quan hệ để trưởng thành”, chị Hằng chia sẻ.
Video đang HOT
Vậy thì các bạn trẻ nên chọn khởi nghề hay khởi nghiệp? Chị Hằng nói: “Khởi nghề hay khởi nghiệp, làm thuê hay làm chủ là một ranh giới khá mong manh, người trẻ có thể thay đổi linh động giữa hai con đường này. Điều quan trọng ở người trẻ là phải có thái độ cầu thị, sự quyết tâm và ý chí cầu tiến”
Chị Diệu Hằng chia sẻ câu chuyện của chính bản thân trước đây trong quá trình khởi nghiệp chị nhận ra mô hình kinh doanh của mình không có gì khác biệt, chỉ đơn thuần là mua bán thương mại, chưa tạo ra nhiều giá trị nên quyết định chuyển qua khởi nghề, làm thuê để hỗ trợ cộng đồng khởi nghiệp như hiện nay. “Tuy nhiên khi tích lũy đủ kinh nghiệm, mối quan hệ cũng như nâng cao góc nhìn thì tôi sẽ quay lại khởi nghiệp -làm chủ với bước đi vững chải hơn”, chị Hằng nói.
Sinh viên đặt câu hỏi liên quan đến khởi nghiệp – LÊ THANH
Chị Hằng cũng cổ vũ các bạn trẻ chọn con đường đi làm thuê trước khi làm chủ. “Nếu làm thuê nhưng làm giỏi thì bạn hoàn toàn có thể sở hữu được cổ phần trong công ty bạn đang làm. Bởi vì theo tôi được biết, những người khởi nguồn ý tưởng cho công ty thông thường chỉ sở hữu 5% cổ phần, trong khi đó đội ngũ vận hành – tạo giá trị cho doanh nghiệp- có thể chiếm 20% cổ phần của công ty”, chị Hằng chia sẻ.
Khởi nghiệp thất bại, p hải làm sao?
Anh Phan Hùng Dũng, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc điều hành Fiore Group, thành viên HĐQT YOOT & The Gift Farm Việt Nam, khuyên các bạn trẻ nếu có ý định khởi nghiệp thì hãy bắt tay vào làm ngay vì ngay bây giờ các bạn không có quá nhiều thứ để mất. “Giả sử nếu các bạn khởi nghiệp rồi thất bại quay trở về số 0 thì các bạn cũng còn nhiều thời gian của tuổi trẻ để làm lại. Và kinh nghiệm xương máu ấy sẽ giúp ít cho cho quá trình khởi nghiệp trở lại, tránh thất bại để đi đến thành công”, anh Dũng nói.
Anh Dũng gửi thông điệp đến các bạn trẻ cụm từ khóa “Người khởi nghiệp thông minh phải như một chiến binh”. Anh Dũng khuyên trước khi làm chủ, các bạn trẻ có thể xin vào thuê làm trong các tập đoàn hoặc công ty khởi nghiệp để học hỏi, trải nghiệm, tích lũy trước khi bắt đầu hành trình khởi nghiệp được vững vàng hơn.
“Nên chọn những công ty nhỏ để mình có cơ hội được người chủ giao cho nhiều việc không tên. Từ những việc đơn giản đến những công việc quan trọng, điều này giúp bản thân học hỏi, tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý giá cho bản thân về sau”, anh Dũng chia sẻ kinh nghiệm.
Nhiều sinh viên đến lắng nghe tại buổi tọa đàm”Thế hệ gen Z, khởi nghề hay khởi nghiệp? – LÊ THANH
Chia sẻ về tâm thế khi đối mặt thất bại, chị Hằng cho rằng tư duy dám đối mặt thất bại, dám chấp nhận rủi ro rất quan trọng với người trẻ.
“Khi đối mặt với khó khăn, người thuyền trưởng phải vững tay chèo, cố gắng tìm giải pháp giải quyết vấn đề. Là chiến binh khởi nghiệp, chắc chắn bạn sẽ có nhiều “vết sẹo”, nhưng cố gắng tránh đừng bao giờ để bị vết thương chí mạng vì để ta còn có thể đứng lên sau thất bại. Và nhớ không bao giờ được ngã cùng một chỗ nhiều lần, có thể chúng ta bị vấp ngã nhưng hãy lấy đó làm bài học để vươn lên”, chị Hằng nhắn nhủ.
Còn anh Dũng khuyên: “Để trở thành doanh nhân trong tương lai thì các bạn trẻ cần tôi luyện cho mình tư duy, kỹ năng, trải nghiệm trong các tổ chức hội, đoàn, câu lạc bộ trong và ngoài trường để cọ xát thực tế sớm nhất, nhiều nhất có thể. Và tôi tin rằng nhiều bạn sinh viên đang ngồi trong khán phòng ngày hôm nay sẽ trở thành các doanh nhân thành công, quay lại trường chia sẻ kinh nghiệm và truyền cảm hứng cho thế hệ sinh viên tiếp theo trong những tới. Muốn làm được điều đó, ngay từ bây giờ, các bạn cần hành động quyết liệt và nghiêm túc để chuẩn bị, bồi đắp kiến thức và rèn luyện kỹ năng để thực hiện ước mơ”.
Sẽ tuyên dương học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp xuất sắc, tiêu biểu năm 2021
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Quyết định số 339/QĐ-LĐTBXH về kế hoạch tổ chức lễ tuyên dương học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp xuất sắc, tiêu biểu năm 2021.
Phòng học công nghệ 4.0 của Trường Cao đẳng cơ điện Hà Nội Cơ sở 1 Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội. Ảnh minh họa: Anh Tuấn/TTXVN
Dự kiến lễ tuyên dương sẽ được tổ chức vào tháng 9/2021 tại Hà Nội.
Đối tượng xét chọn là tối đa 150 học sinh, sinh viên đang học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong toàn quốc.
Tiêu chuẩn xét chọn bao gồm: Tiêu chuẩn về học tập, nghiên cứu và tiêu chuẩn về rèn luyện đạo đức, lối sống
Theo đó, tiêu chí kết quả học tập yêu cầu học sinh, sinh viên có kết quả học tập năm học 2020-2021 đạt loại xuất sắc từ 3,6/4 trở lên đối với các trường đào tạo theo học chế tín chỉ hoặc từ 9,0/10 trở lên đối với các trường đào tạo theo niên chế.
Đối với học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số có kết quả học tập năm học 2020-2021 đạt loại giỏi trở lên từ 3,2/4 trở lên đối với các trường đào tạo theo học chế tín chỉ hoặc từ 8,0/10 trở lên đối với các trường đào tạo theo niên chế.
Đối với học sinh, sinh viên đoạt giải thưởng các kỳ thi quốc gia, khu vực, thế giới có kết quả học tập năm học 2020-2021 đạt từ loại khá trở lên, từ 2,5/4 trở lên đối với các trường đào tạo theo học chế tín chỉ hoặc từ 7,0/10 trở lên đối với trường đào tạo theo niên chế.
Đồng thời, các em đạt một trong các tiêu chí sau: có đề tài nghiên cứu khoa học đạt giải nhất, nhì, ba cấp trường trở lên; có bài tham luận tham gia các hội nghị, hội thảo khoa học từ cấp trường trở lên; có sản phẩm sáng tạo được cấp bằng sáng chế, cấp giấy phép xuất bản. Đoạt giải Nhất, Nhì, Ba các cuộc thi liên quan nghiên cứu, chuyên môn, tay nghề, khởi nghiệp, sáng tạo khoa học... cấp tỉnh trở lên.
Tiêu chí kết quả rèn luyện đạo đức là học sinh, sinh viên đạt xếp loại xuất sắc hoặc từ 90 điểm trở lên (thang điểm 100); chấp hành tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định, nội quy nơi cư trú và nơi học tập; không vi phạm đạo đức, pháp luật, các quy chế, nội quy của nhà trường, quy định của địa phương, pháp luật của nhà nước.
Cùng đó, các em đạt thêm một trong các tiêu chí sau: Tham gia tích cực các hoạt động Đoàn, Hội, các hoạt động tình nguyện cấp trường tổ chức trở lên; đoạt các giải Nhất, Nhì, Ba một trong các cuộc thi về nâng cao nhận thức của học sinh về kiến thức pháp luật, tìm hiểu lịch sử, văn hóa dân tộc, hoc tâp va lam theo tư tương, đao đưc, phong cach Hô Chi Minh từ cấp trường trở lên; đoạt các giải Nhất, Nhì, Ba trong hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao từ cấp tỉnh trở lên.
Học sinh, sinh viên xuất sắc, tiêu biểu năm 2021 được lựa chọn qua 3 cấp: trường, tỉnh và toàn quốc; được Hội đồng xét chọn học sinh, sinh viên xuất sắc, tiêu biểu cấp toàn quốc theo các tiêu chuẩn đã quy định và trình lãnh đạo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội khen thưởng, tuyên dương.
Mục đích của lễ Tuyên dương nhằm biểu dương, tôn vinh các tấm gương học sinh, sinh viên xuất sắc, tiêu biểu trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; xây dựng môi trường, tạo động lực cho học sinh, sinh viên thi đua học tập, rèn luyện, phấn đấu, phát triển toàn diện về năng lực, phẩm chất, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả trong giáo dục nghề nghiệp.
Thông qua lễ Tuyên dương hướng đến đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, phong trào thi đua học tập, nghiên cứu khoa học, phấn đấu rèn luyện tham gia các hoạt động xã hội của học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp; tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của học sinh, sinh viên và xã hội về truyền thống lịch sử trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc, cũng như trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thông qua các hoạt động sẽ giúp học sinh, sinh viên hiểu rõ về lịch sử, truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Khởi động hành trình chuyến xe khởi nghiệp ở Đà Nẵng Tham gia hành trình chuyến xe khởi nghiệp, các bạn học sinh THPT sẽ được trải nghiệm các không gian nghiên cứu khoa học, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại các trường ĐH, CĐ trên địa bàn. Tham gia hành trình chuyến xe khởi nghiệp, các bạn học sinh THPT sẽ được trải nghiệm các không gian nghiên cứu khoa học, khởi...