Thế giới thiệt hại 14 tỷ USD vì lừa đảo tiền số năm 2021
Những kẻ lừa đảo đã lấy đi 14 tỷ USD tiền điện tử trong năm 2021 nhờ sự phổ biến của các nền tảng tài chính phi tập trung ( DeFi).
Theo dữ liệu của hãng phân tích blockchain Chainalysis, tổn thất do tội phạm liên quan đến tiền điện tử năm 2021 tăng 79% so một năm trước, đạt 14 tỷ USD. Lừa đảo là hình thức tội phạm liên quan đến tiền điện tử phổ biến nhất, tiếp đó là trộm cắp – phần lớn xảy ra qua tấn công vào các doanh nghiệp tiền ảo. Chainalysis cho biết DeFi đóng vai trò lớn trong cả hai. Đây là lời cảnh báo cho những ai đang tham gia vào phân khúc mới nổi này.
Hãng phân tích nhận định DeFi là một trong lĩnh vực hấp dẫn nhất của hệ sinh thái tiền ảo, mang đến cơ hội khổng lồ cho doanh nhân và người dùng. Tuy nhiên, nó cũng tạo điều kiện cho hành vi lừa đảo, trộm cắp diễn ra trên diện rộng.
Mục tiêu của DeFi là loại bỏ các bên trung gian như ngân hàng khỏi các giao dịch tài chính truyền thống, chẳng hạn bảo lãnh khoản vay. Với DeFi, ngân hàng và luật sư được thay thế bằng hợp đồng thông minh (smart contract). Hợp đồng thông minh viết trên một blockchain công khai, như ethereum hay solana và thực thi khi đáp ứng điều kiện nhất định, không cần tới trung gian.
Giao dịch DeFi tăng 912% trong năm 2021, theo thống kê của Chainalysis. Lợi nhuận từ các tiền ảo phi tập trung như Shiba Inu cũng tạo ra cơn sốt. Dù vậy, có nhiều yếu tố rủi ro khi giao dịch trong hệ sinh thái tiền ảo này.
Một vấn đề với DeFi, theo Giám đốc nghiên cứu Kim Grauer của Chainalysis, là nhiều giao thức mới được tung ra tồn tại các lỗi lập trình mà tin tặc có thể khai thác được. 21% các vụ tấn công năm 2021 lợi dụng những lỗ hổng như vậy.
Dù có các doanh nghiệp công bố các giao thức an toàn và thực hiện kiểm định mã, nhiều người vẫn lao vào những nền tảng không đáng tin mà bỏ qua bước tìm hiểu vì cho rằng họ sẽ nhận được lợi nhuận khổng lồ.
Trộm cắp tiền ảo tăng 516% so với năm 2020, lên 3,2 tỷ USD. Trong số này, 72% xuất phát từ các giao thức DeFi. Thiệt hại từ lừa đảo tăng 82%, lên 7,8 tỷ USD, trong đó, hơn 2,8 tỷ USD đến từ “kéo thảm” (rug pull). Đây là hình thức các nhà phát triển tạo ra các dự án tiền ảo có vẻ tin cậy và ôm tiền của nhà đầu tư chạy trốn.
Tội phạm liên quan tiền điện tử có thể lập kỷ lục song các chuyên gia cũng lưu ý, tăng trưởng trong hoạt động sử dụng tiền ảo hợp pháp vượt xa tăng trưởng của các hành vi tội phạm. Đây có lẽ là bất ngờ lớn nhất, theo Chainalysis. Báo cáo của hãng nhận định tội phạm đang trở thành một phần ngày càng nhỏ bé của hệ sinh thái tiền ảo.
Theo các nhà nghiên cứu, yếu tố kìm hãm các hành vi tội phạm là do công cụ của nhà hành pháp và tính minh bạch của công nghệ blockchain. Không như tiền mặt hay các hình thức giao dịch khác, mỗi giao dịch trong blockchain đều được lưu trong sổ cái công khai và với công cụ phù hợp, hoàn toàn xem được bao nhiêu hoạt động tiền ảo liên quan đến tội phạm. Các nhà chức trách gặt hái thành công lớn khi tận dụng sự minh bạch của blockchain để điều tra và đánh sập hoạt động phi pháp.
Video đang HOT
Chẳng hạn, tháng 11/2021, cơ quan Điều tra hình sự IRS cho biết đã tịch thu hơn 3,5 tỷ USD tiền ảo trong năm 2021, chiếm 93% lượng tiền tịch thu được trong năm của đơn vị này. Những chiến tích khác còn phải kể đến vụ tịch thu 56 triệu USD của Bộ Tư pháp Mỹ trong cuộc điều tra lừa đảo tiền ảo, tịch thu 2,3 triệu USD từ băng nhóm mã độc tống tiền đứng sau vụ tấn công Colonial Pipeline hay số tiền không được tiết lộ trong cuộc điều tra tài trợ khủng bố của Israel.
Những xu hướng tiền số nổi bật trong năm 2021
2021 là năm tăng trưởng đột biến của thị trường tiền số. Trong đó, nhiều xu hướng đầu tư xuất hiện trong năm qua và có những đợt tăng trưởng lớn.
Theo Fortune, 2021 là một năm lịch sử của tài sản kỹ thuật số vì có những đợt tăng trưởng lớn. Tiền mã hóa cũng đã trở thành xu hướng đầu tư và được người dùng tiếp cận như một hệ thống tài chính phổ biến.
Trong đó, DeFi, Metaverse, Memecoin là những trend (xu hướng) tăng trưởng lớn trong năm 2021. Tuy vậy, những trend này vẫn không tránh khỏi các đợt điều chỉnh chung của thị trường.
DeFi (tài chính phi tập trung)
Decentralized Finance (DeFi) là các công cụ tài chính được quản lý phi tập trung. DeFi cho phép người dùng truy cập ở bất kỳ đâu, không bị chi phối bởi bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào. Đồng thời, nền tài chính phi tập trung tận dụng tính minh bạch của blockchain để cung cấp các dịch vụ gửi tiết kiệm, vay, cho vay...
Trong 2 năm qua, tổng giá trị tài sản bị khóa ở các dịch vụ của DeFi (TVL) cũng đã tăng đột biến, từ 500 triệu USD lên đến 247 tỷ USD. Hoạt động này diễn ra phổ biến hơn khi giá Bitcoin và các loại tiền mã hóa khác có mức tăng mạnh trong năm nay.
Trong thời kì "bùng nổ" của lĩnh vực DeFi, càng nhiều hình thức lừa đảo, trộm tiền số mọc lên. Theo Reuters, tổng tài sản bị đánh cắp tại các nền tảng tài chính phi tập trung đạt mốc 10,5 tỷ USD trong năm 2021.
Tổng tài sản số được khóa trên các nền tảng DeFi có lúc đạt 261 tỷ USD.
Đầu năm 2021, nền tảng DeFi Poly Network đã mất hơn 600 triệu USD và được coi là vụ trộm tiền mã hóa lớn nhất mọi thời đại. Tuy nhiên, không lâu sau toàn bộ số tiền đã được chính tin tặc trả lại, khi người này tuyên bố chỉ muốn làm rõ lỗ hổng của nền tảng.
Công ty phân tích blockchain Elliptic cho biết tội phạm tiền số thường nhắm mục tiêu vào các trang web DeFi vì thanh khoản lớn, có thể dễ dàng rửa tiền. Theo DeFi Pulse, tổng tài sản số được lưu trữ trên các nền tảng tài chính phi tập trung đạt 86 tỷ USD trong năm 2021, tăng hơn 7 lần so với cùng kỳ năm trước.
Đồng thời, các quỹ đầu tư lớn bắt đầu tham gia vào nền tài chính phi tập trung. Vào tháng 10, quỹ hưu trí Canada Caisse de Dépôt et Placement du Québec đã rót 400 triệu USD vào nền tảng cho vay Celsius Network.
Memecoin (coin trò đùa)
Memecoin là loại tiền số được lấy cảm hứng từ những trò đùa trên Internet. Trong năm 2021, hai loại tiền mã hóa meme nổi tiếng, Dogecoin và Shiba Inu đã tăng trưởng đột biến, tạo ra một làn sóng của memecoin.
Đợt tăng trưởng của memecoin bắt đầu khi hãng xe Tesla mua Bitcoin và tỷ phú Elon Musk liên tục nhắc đến Dogecoin. Động thái này đã khiến đồng DOGE tăng giá.
CEO Tesla đã khẳng định Dogecoin sẽ đánh bại Bitcoin nếu có thể rút ngắn thời gian và giảm phí giao dịch. Ông cũng tự nhận mình là một người ủng hộ Dogecoin nhiệt thành.
Tầm ảnh hưởng của Elon Musk là một trong những yếu tố khiến Dogecoin và Shiba Inu thu hút nhiều nhà đầu tư và dòng vốn mới. Crypto.com cho biết tính đến cuối tháng 4, trên thế giới có 132 triệu nhà đầu tư Dogecoin và Shiba Inu. Tuy nhiên, đến cuối tháng 6, tổng số nhà đầu tư vào hai loại tiền mã hóa meme này tăng vọt lên 221 triệu người.
Đồng SHIB đã tăng trưởng gần 10 trong tháng 10.
Hiện Dogecoin là tài sản kỹ thuật số có giá trị lớn thứ 10 trên thế giới. Giá Dogecoin tăng hơn 5.200% trong một năm, vượt xa mức tăng 35% của Bitcoin và 208% của Ether.
Vào tháng 10, đợt bùng nổ giá của đồng SHIB diễn ra khi đội ngũ phát triển công bố lộ trình ra mắt sàn giao dịch phi tập trung ShibaSwap. Điều này cũng đã góp phần thu hút thêm nhà đầu tư và dòng vốn đổ vào, khiến giá Shiba Inu tăng trưởng mạnh.
Đợt tăng trưởng này khiến SHIB có lúc đạt vị trí thứ 8 trong số các dự án coin có mức vốn hóa cao nhất thế giới. So với các công ty lớn của Mỹ, Shiba Inu từng vượt mặt vốn hóa cổ phiếu của hãng hàng không Delta Air Lines, công ty thu âm Warner Music Group và nhãn hàng Kelloggs.
Metaverse (vũ trụ ảo)
Thuật ngữ metaverse được nhà văn Neal Stephenson đặt ra trong cuốn tiểu thuyết viễn tưởng Snow Crash vào năm 1992. Trong đó, metaverse này đề cập đến một môi trường kỹ thuật số nhập vai, nơi con người có thể tương tác như đời thực.
Metaverse có thể được chia thành hai nhóm nền tảng riêng biệt. Nhóm đầu tiên xoay quanh việc xây dựng một thế giới ảo dựa trên blockchain, dùng NFT và tiền mã hóa để sử dụng các tính năng bên trong trò chơi. Các tựa game như Decentraland và The Sandbox cho phép người dùng mua các lô đất ảo và xây dựng không gian của riêng họ.
Nhóm thứ hai sử dụng metaverse để chỉ thế giới ảo một cách tổng quát hơn, nơi người dùng có thể gặp nhau để làm việc hoặc giải trí. Thuật ngữ này cũng trở nên phổ biến khi CEO Facebook, Mark Zuckerberg đề cập đến việc biến nền tảng mạng xã hội của công ty này thành một vũ trụ ảo riêng biệt. Ông cho rằng Metaverse sẽ là sự kế thừa của Internet di động.
Thị trường tiền số metaverse càng sôi động sau khi ông lớn Facebook tham gia vào lĩnh vực này và đổi tên nền tảng thành Meta.
Vốn hóa của thị trường coin metaverse chạm mốc 15,3 tỷ USD ngay sau khi Facebook công bố vũ trụ ảo.
Hôm 29/10, Facebook giới thiệu những hình ảnh đầu tiên về vũ trụ ảo trong sự kiện Connect. Bảng thống kê từ CoinMarketCap cho thấy các dự án metaverse đều tăng trưởng trong vài ngày sau màn công bố của Facebook. Trong đó, các dự án vũ trụ ảo như The Sandbox (SAND), Decentraland (MANA), Axie Infinity (AXS)... đã có mức tăng mạnh.
Đến nay, metaverse vẫn còn là một từ khóa được nhiều người dùng nhắc đến. Tuy vậy, mô hình này vẫn nhận được không ít ý kiến trái chiều.
Bên cạnh đó, các sản phẩm NFT còn bị cho là một công cụ để rửa tiền và trốn thuế. Giảng viên khoa Nghệ thuật & Thiết kế tại Đại học Lasell, Catherine Graffam cho rằng nhiều NFT đã được sử dụng để rửa tiền tương tự các tác phẩm nghệ thuật vật lý. Thậm chí, quá trình này diễn ra còn dễ dàng hơn.
"Việc rửa tiền bằng NFT có thể diễn ra dễ dàng vì đây là loại tiền tệ phi tập trung. Đồng thời, về cơ bản, không cơ quan nào quy định việc đánh thuế đối với các tác phẩm nghệ thuật", bà Graffam nói.
Lừa đảo trong lĩnh vực tiền mã hóa lập kỷ lục Hình thức "rug pull" đang trở thành thách thức trong tài chính phi tập trung. Chiêu trò này chủ yếu dùng để lừa gạt người mới tham gia. Theo Chainalysis, những kẻ lừa đảo tiền mã hóa trên toàn thế giới đã chiếm đoạt gần 8 tỷ USD trong năm 2021. Trong đó, những vụ lừa đảo theo hình thức "rug pull" đang...