Thế giới nằm trong mỗi giây hoạt hình 3D
Khi hoạt hình 3D xuất hiện và tạo nên cơn sốt trong thế giới giải trí, nó kéo theo rất nhiều bạn trẻ đam mê và yêu thích ngành nghề này.
3D hoá niềm đam mê
Hoạt hình 3D đã trở thành một phần tất yếu trong menu trí và là lựa chọn thu hút mọi lứa tuổi. Trong mùa hè 2013 vừa qua, hầu như tất cả các phim hoạt hình ra rạp như Despicable Me 2, Epic, Monster University, Xì trum… đều ở định dạng 3D và đa số đều mang về doanh thu rất cao.
Hình ảnh trong phim Despicable Me 2.
Khi hoạt hình 3D xuất hiện và tạo nên cơn sốt trong thế giới giải trí, nó kéo theo rất nhiều bạn trẻ yêu thích và đam mê ngành nghề này. Khởi đầu, họ tìm kiếm trường đào tạo chuyên nghiệp để học hỏi. Rồi họ thực hành bằng những phim hoạt hình 3D ngắn. Họ xem việc chia sẻ tác phẩm của mình với cộng đồng mạng là một sở thích, để giữ lửa cho niềm đam mê.
Trong số hàng trăm bạn trẻ học tại trường FPT Arena – thuộc ĐH FPT, nhiều bạn sau khi tốt nghiệp đã đi làm việc tại các xưởng phim hoạt hình của nước ngoài đặt tại Việt Nam. Họ mong muốn tích lũy thêm kinh nghiệm để thực hiện “giấc mơ 3D” cho phim hoạt hình Việt. Nguyễn Hoàng Anh Thư – 3D Animator của một xưởng phim hoạt hình 3D của Hàn Quốc tại TP.HCM – cho biết: “Trong quá trình làm việc, mình vừa có cơ hội ứng dụng những gì đã học tại FPT Arena vừa có dịp học hỏi, tiếp thu phương pháp làm việc của một đất nước tiên tiến. Các khâu lên kịch bản, vẽ model sheet, storyboard do ekip bên Hàn thực hiện. Công việc chủ yếu của ekip tại Việt Nam là tạo cảnh nền không gian ba chiều cho phim, moderlling cho nhân vật 3D, dựng Animation… Hoàn thành học kỳ 4 tại trường, các bạn sinh viên hoàn toàn có đủ khả năng đảm nhận những công việc này”.
Video đang HOT
Hình ảnh trong bộ phim hoạt hình 3D “Island on the cloud” của sinh viên FPT Arena.
Tín hiệu vui
Thị trường phim hoạt hình 3D tại Việt Nam ngày càng sôi động khi các phim hoạt hình 3D ra mắt ngày càng nhiều trên TV. Để sản xuất một bộ phim hoạt hình 3D ngắn cần phải “săn lùng”, tập hợp một ê-kíp đồ họa 3D chuyên nghiệp. Anh Thư cho biết cần đến 10 chuyên viên làm việc trong 2 ngày mới có thể dựng xong animation cho một tập phim hoạt hình 2 phút. Bên cạnh đó, còn rất nhiều khâu khác. Thế nên khả năng của các bạn trẻ sẽ được khám phá và tận dụng triệt để khi học và làm việc trong lĩnh vực này.
Sản xuất hoạt hình 3D là nội dung mà các sinh viên của trường sẽ được đào tạo trong học kỳ 4. Tuy nhiên, để tạo tiền đề cho việc học và làm hoạt hình 3D thật tốt, sinh viên cần trang bị kiến thức về công nghệ phim ảnh kỹ thuật số trong các học kỳ trước đó.
Làm giàu hoạt hình 3D – giấc mơ có thật
Trở nên thành công và giàu có từ việc làm phim hoạt hình 3D là một giấc mơ của nhiều bạn trẻ, và điều này hoàn toàn có thể trở thành hiện thực. Thực tế, một số bạn trẻ sau khi tốt nghiệp từ FPT Arena đã đứng ra lập nhóm, nhận các dự án outsource về làm (chủ yếu là gia công game, phim hoạt hình quảng cáo 3D) và trở nên giàu có. Tất nhiên, để làm được điều đó họ phải giỏi thật sự.
FPT Arena là đơn vị đào tạo ngành Multimedia có uy tín tại Việt Nam. Năm 2012, trường vinh dự nhận giải thưởng Bussiness Excellence Awards (đơn vị đào tạo xuất sắc toàn cầu) do Ấn Độ trao tặng.
Tuy nhiên, động lực để bạn trẻ đến với nghề này là niềm yêu thích và đam mê. Các sinh viên của trường chia sẻ rằng từ khi học làm phim hoạt hình 3D, cuộc sống của họ nên thú vị hơn rất nhiều. Các bạn cảm thấy vui sướng được tạo ra những thước phim chất lượng, mang lại trải nghiệm trọn vẹn cho người xem. Đôi khi các bạn cũng cảm thấy mình như tiến thêm một bước để đến gần hơn với nền điện ảnh thế giới.
Gặp những “3D designer” tại Arena, bạn sẽ có lý do để hiểu vì sao họ không bao giờ bỏ cuộc với ước mơ hoạt hình 3D. Vì họ đã học và làm điều mình đam mê nhất, phù hợp với tính cách của mình nhất và tạo ra giá trị nhiều nhất cho bản thân và xã hội.
Cơ hội theo học 3D và Multimedia cho các bạn trẻ
Bạn yêu thích và muốn theo đuổi kỹ xảo 3D cũng như ngành Multimedia? Cùng FPT Arena thực hiện đam mê, ước mơ của bạn với học bổngThế giới Multimedia.
Từ nay đến hết 30/9, khi tham gia học bổng, bạn sẽ nhận được bộ quà tặng Thế giới Mỹ thuật đa phương tiện bao gồm: Điện thoại Nokia Lumia 620, ổ cứng di động Seagate 500G và tai nghe Sennheiser Adidas hoặc 1 laptop Macbook Pro trị giá 25 triệu đồng (tùy thuộc vào điểm thi đầu vào).
Tham gia học bổng Thế giới Multimedia, đăng ký nhận học bổng tại đây. Chi tiết xem tại đây.
Theo Thanhnien
Chọn nghề cho con khi còn nhỏ
"Có nên chọn nghề cho con khi còn nhỏ?" thực sự là một câu hỏi khó. Nhiều bậc cha mẹ khi được hỏi về vấn đề này đã đặt câu hỏi ngược lại: "Chọn nghề cho con khi còn nhỏ để làm gì?".
Chia sẻ về việc chọn trường, chọn nghề cho hai công chúa nhỏ của mình sau này, nghệ sĩ Q.L khá thoải mái: "Tôi muốn con mình tự lựa chọn ngành nghề học theo sở thích và tôi tôn trọng quyết định của con. Hiện tại tôi nhìn thấy con có những năng khiếu nào thì sẽ đầu tư thêm cho con chứ không áp đặt, bắt bé phải theo nghề của ba hay kinh doanh của mẹ. Song, trước mắt tôi đã chọn cho con gái mình một trường tiểu học tốt để bé có điều kiện học tập tốt nhất. Trường trung học thì cũng đã "nhắm" đến nhưng có thể thay đổi tùy thuộc vào sau này xem bé có phù hợp học ở đó hay không".
Các bé mầm non đang được trải nghiệm nhiều công việc khác nhau - Ảnh: Diệp Đức Minh
Khác với cách lựa chọn của nghệ sĩ Q.L, chị Tú Anh (Q.3, TP.HCM), chia sẻ: "Từ nhỏ, gia đình thấy tôi có khả năng múa nên đã đầu tư rất nhiều, nào là mướn thầy về dạy múa, dạy đàn tại nhà, cả nhà khấp khởi mường tượng một ngày tôi sẽ hóa thành thiên nga trên sân khấu mà sướng rân. Sau này, tôi cũng thi vào trường múa hẳn hoi. Dù theo học trường múa nhưng tôi vẫn "chân trong, chân ngoài", và một ngày tôi bỗng nhận ra thế giới thật sự của mình không phải là ánh đèn sân khấu với âm nhạc. Mà đó lại là những bó hoa tươi và đồ lưu niệm đẹp mắt tự thiết kế mà tôi bán được kha khá vào những dịp lễ... Tôi rất vui với công việc kinh doanh này và quyết định chuyển nghề mà không dám cho ba mẹ biết vì sợ ba mẹ giận. Ngày tốt nghiệp ở trường múa cũng là ngày tôi khai trương shop hoa tươi và quà lưu niệm của riêng mình. Mặc dù thỉnh thoảng ba mẹ vẫn tiếc rẻ ước mơ hóa tôi thành "thiên nga"".
Còn PGS-TS Huỳnh Văn Sơn, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, cho biết đa phần sự lóng ngóng không biết nên chọn trường nào, định hướng nghề nào cho con khi con còn nhỏ thường xuất phát từ việc cha mẹ không thể hiểu biết được đâu là năng lực, đâu là sở thích, đâu là sở trường, sở đoản thực sự của con mình... Có những trường hợp, ngay từ tuổi mẫu giáo, trẻ phát triển một năng khiếu nổi trội như khả năng ca hát, hội họa thì cha mẹ vội cho đó là năng lực của trẻ nên chăm chăm đầu tư. Nhưng mỗi giai đoạn phát triển của đứa trẻ, chúng có những thời điểm phát cảm một năng lực nào đó, có thể năng lực đó sẽ đi theo đứa trẻ suốt cả đời và là nghề trẻ chọn, nhưng có thể nó sẽ lụi tàn hoặc chỉ là sở đoản, sở thích trong cuộc sống.
Trường hợp thứ hai là phụ huynh chọn trường, chọn nghề cho con một cách quyết đoán, một lời nói ra như đinh đóng cột bởi họ chọn nghề theo năng lực, sở thích của... mình. Có người bao nhiêu ước mơ, hoài bão thời trẻ không thực hiện được nên bắt con mình phải cõng ước mơ đó thay mình mặc dù con trẻ chẳng yêu, chẳng thích cũng chẳng có khả năng. Thậm chí, ngay cả đứa trẻ cũng mơ hồ, không biết rằng mình đã sai bởi chúng không có điều kiện để thử sức mình trong những lĩnh vực khác.
Hơn nữa, một nghề nghiệp mà đứa trẻ chọn lựa không chỉ dựa vào một năng khiếu nào đó của đứa trẻ mà còn do sự ảnh hưởng của môi trường sống, học tập qua từng giai đoạn.
Chuẩn bị một kế hoạch tương lai cho con mình không bao giờ là sớm. Điều quan trọng là kế hoạch ấy phải linh hoạt và mang tính định hướng... Chọn trường theo định hướng cho con từ tuổi nhỏ sẽ giúp cha mẹ có một kế hoạch tài chính, sinh hoạt hợp lý để con có điều kiện phát triển sau này. Do đó, nếu không khéo léo, tinh tường để hiểu con, đồng hành cùng con, chúng ta sẽ đầu tư nhầm cho tương lai của con em mình. Tránh sự chủ quan, mặc định ngay từ đầu khi trẻ còn quá nhỏ.
Theo TNO
Trở thành sinh viên đại học với Aptech Bachelor Con đường vào đại học - cao đẳng là lựa chọn để có được hy vọng một tương lại tốt đẹp và chọn được ngành nghề mình yêu thích. Tuy nhiên để đạt được ước mơ này, không phải ai cũng thực hiện được. Hằng năm mỗi khi bộ GD&ĐT công bố điểm sàn của các khối, gần nửa triệu thí sinh không...