Thế giới mất bao nhiêu tiền vì khủng bố?
Sau khi xảy ra một cuộc thảm sát đẫm máu ở thủ đô Paris của Pháp vào đêm ngày 13.11, khiến ít nhất 129 người thiệt mạng, một báo cáo mới gần đây chỉ ra thế giới đang phải trả giá cao nhất cho khủng bố kể từ cuộc tấn công toà tháp đôi của Mỹ vào ngày 11.9.2001.
Năm 2014, các cuộc khủng bố đã làm thiệt hại của thế giới 52,9 tỉ USD – tương đương với toàn bộ tổng sản phẩm trong nước hàng năm của Bulgaria và cao hơn mức 51,51 tỉ USD sau khi vụ tấn công 11.9 diễn ra, Viện Kinh tế và Hòa bình (IEP) cho biết.Để ước tính mức thiệt hại mà các cuộc khủng bố gây ra, IEP đã tính toán giá trị thiệt hại tài sản do khủng bố, các chi phí y tế và thất thoát về thu nhập. Tuy nhiên, số liệu của IEP vẫn chưa đề cập tới số tiền các nước phải chi thêm nhằm tăng cường an ninh, chi phí tăng bảo hiểm cao hơn hoặc chi phí để giải quyết sự tắc nghẽn giao thông sau các vụ tấn công.
Biểu đồ chỉ ra thiệt hại kinh tế do khủng bố gây ra từ năm 2000-2014
Kết quả mới được IEP công bố vẫn chưa bao gồm cuộc khủng bố ngày 13.11 vừa qua tại thủ dô Paris của Pháp, những thiệt hại của vụ tấn công này sẽ được chỉ ra vào bản báo cáo mới nhất. IEP cho rằng thiệt hại kinh tế do vụ khủng bố ở Paris sẽ không chỉ ảnh hưởng đến Pháp mà còn trên toàn Châu Âu. Theo đó, tốc độ tăng trưởng GDP trong quý này của Pháp sẽ chịu tác động sâu sắc, bởi lẽ thủ đô Paris đã đóng cửa 48 giờ và điều này đã gây nên những tác động lớn. Những biện pháp tăng cường an ninh, đặc biệt là ở châu Âu, sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh thương mại, Chủ tịch Steve Killelea của IEP cho biết.
Nhà nước Hồi giáo (IS), người đã tuyên bố trách nhiệm cho cuộc tấn công ở Paris, Beirut cũng như vụ bắn rơi máy bay Nga ở Ai Cập, hiện đã vượt qua tổ chức Taliban ở Afghanistan để trở thành nhóm khủng bố tàn bạo nhất thế giới khi đã giết hại hơn 20.000 người trong năm 2014, thống kê của IEP chỉ ra.
Tổng thống Pháp Francois Hollande đã gọi là IS là “nhà máy khủng bố lớn nhất thế giới từ trước tới nay”.Trong suốt hai thập kỷ qua, các cuộc tàn sát man rợ khắp thế giới đều diễn ra ở các thủ đô của châu Âu từ London tới Madrid và đều do các tổ chức cực đoan ra tay. Tuy nhiên, khoảng 70% số người chết vì khủng bố ở các nước phương Tây từ năm 2006-2014 là do những nhóm cực đoan có quan điểm chống chính phủ hay phe đối lập chống dân nhập cư, đồng tính, hay nạo phá thai, theo báo cáo.
Video đang HOT
Số người thiệt hại do khủng bố gây ra trong từng khu vực năm 2014
Như vậy, khủng bố đã mang đến những thiệt hại về cả người và của, trong đó, các quốc gia mới nổi là nước chịu thiệt nhiều nhất về cả kinh tế và người do an ninh ở những nước này được thực thi yếu kém. Theo vùng, Trung Đông và Bắc Phi là những khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất, có tới 13.426 người thiệt mạng do khủng bố năm 2014.
Theo_24h
Tình hình Syria: Thổ Nhĩ Kỳ quyết tâm trấn áp IS
Trước sức ép từ các bên và thực tế tình hình trong nước, Thổ Nhĩ Kỳ đang lên kế hoạch mở chiến dịch quân sự đánh IS vài ngày tới.
Thổ Nhĩ Kỳ mở chiến dịch quân sự đánh IS
Trong một phát biểu vào ngày 5/11, Bộ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Feridun Sinirlioglu cho biết nước này đang chuẩn bị thực hiện các chiến dịch chống IS.
"Kế hoạch chống IS của chúng tôi sẽ bắt đầu trong vài ngày tới", ông Sinirlioglu cho biết.
Nói về tương lai của khu vực Trung Đông ông Sinirlioglu nhấn mạnh: "IS đe dọa cuộc sống và an ninh của chúng ta...Chúng tôi có kế hoạch hành động quân sự đánh IS trong một vài ngày tới. Chúng ta nên sát cánh bên nhau để chống mối họa này",.
Ông Sinilioglu cũng cho biết, Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục hỗ trợ cho Iraq và các khu vực có người Kurd sinh sống ở nước này trong cuộc chiến chống lại IS và các nhóm khủng bố khác.
"Chúng tôi tiếp tục nỗ lực để loại bỏ tất cả các tổ chức khủng bố. Chúng tôi sẽ hành động một cách có trách nhiệm để người Iraq và người Kurd ở nước này giành chiến thắng trong cuộc chiến đó", ông nói.
Dàn chiến đấu cơ Không quân Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Reuters
Trước đó, vào ngày 5/10, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã đề xuất lập một vùng cấm bay và vùng an toàn gần khu vực biên giới của nước này với Syria, đồng thời tăng cường huấn luyện và trang bị cho lực lượng phiến quân FSA của Syria nhằm giảm số lượng người nhập cư từ Syria tràn sang châu Âu.
Tuyên bố của Bộ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ được đưa ra trong bối cảnh đồng minh của nước này là Mỹ đang gặp nhiều khó khăn với chiến dịch chống IS tại Syria, trước những áp lực từ hoạt động không kích mà quân đội Nga đang tiến hành.
Mặt khác, sau vụ đánh bom làm 102 người chết ở thủ đô Ankara tháng trước, các quan chức cấp cao của Thỗ Nhĩ Kỳ cũng lên tiếng cáo buộc IS đứng đằng sau hành động tàn nhẫn này.
"Tất cả các dấu hiệu cho thấy có thể IS đã thực hiện. Chúng tôi đang hoàn toàn tập trung vào nhóm này", một quan chức xác nhận.
Việc Mỹ thể hiện bộ mặt bạc nhược và mờ nhạt trong các cuộc không kích IS thời gian qua, kèm theo thực tế đất nước có thể đối diện với những đe dọa từ lực lượng phiến quân này, Thỗ Nhĩ Kỳ đã quyết tâm nhảy vào chiến trường Syria.
Mục đích của Ankara chính là làm tăng thêm áp lực cho Moskva, cứu cánh cho đồng minh là Mỹ, quan trọng hơn là tiến tới siết chặt an ninh vùng biên giới ngăn chặn nguy cơ IS xâm lấn.
Mạnh tay trấn áp IS
Trong một diễn biến khác, truyền thông nước này ngày 6/11 cho biết, cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt giữ 41 người bị nghi có liên quan đến phiến quân IS, sau khi nhóm đối tượng này đến Thổ Nhĩ Kỳ từ Maroc.
Trong đó, khoảng 20 đối tượng bị bắt giữ ở tỉnh Antalya - nơi Hội nghị thượng đỉnh G20 dự kiến diễn ra vào ngày 15-16/11.
Theo_Báo Đất Việt
"Món hàng" khác thường ở Iran Sự gia tăng người suy thận và số bệnh nhân tử vong trong lúc chờ ghép thận khiến Iran dường như không muốn siết chặt thị trường đen Các bức tường của Bệnh viện Hasheminejad ở thủ đô Tehran - Iran phủ đầy quảng cáo mua bán liên quan đến một "món hàng" khác thường: thận người. Cả người mua lẫn người bán...