Thế giới lại đứng trước ‘bờ vực’ khủng hoảng lương thực

Theo dõi VGT trên

Sau hai năm rơi vào tình trạng căng thẳng do đại dịch COVID-19, an ninh lương thực toàn cầu lại đang phải đối mặt với thách thức mới do tình hình căng thẳng Nga-Ukraine gây ra.

Giá một loạt mặt hàng thiết yếu như ngũ cốc, nhiên liệu hay phân bón đồng loạt leo thang và liên tiếp phá vỡ các mức cao kỷ lục.

Bóng dáng của “cơn bão đói”

Thế giới lại đứng trước bờ vực khủng hoảng lương thực - Hình 1
Một quầy hàng bán lương thực tại chợ ở Sanaa, Yemen. Ảnh: AFP/TTXVN

Ngày 14/3, Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres phát biểu rằng, chiến dịch đặc biệt của Nga liên quan tới Ukraine có thể khiến thế giới rơi vào “cơn bão đói và sự suy thoái hệ thống lương thực toàn cầu”.

Ông Guterres cho hay, ngay cả trước khi Nga tiến hành chiến dịch nói trên, các nước đang phát triển vẫn đang phải “vật lộn” để phục hồi sau đại dịch COVID-19, với mức lạm phát kỷ lục, lãi suất tăng và gánh nặng nợ chồng chất. Trong khi đó, một trong những thị trường cung cấp lương thực chính của thế giới lại đang gặp khó khăn nghiêm trọng. Ông Guterres nhấn mạnh, cuộc xung đột này đã vượt ra ngoài Ukraine, bởi nó còn “tấn công” vào những công dân và quốc gia dễ bị tổn thương nhất trên thế giới.

Tỷ phú Nga Andrei Melnichenko, sở hữu nhà máy sản xuất phân bón EuroChem và công ty than đá SUEK, ngày 14/3 cho biết cuộc khủng hoảng lương thực quy mô toàn cầu đang dần hiện rõ nếu căng thẳng tại Ukraine không kết thúc, trong bối cảnh giá phân bón tăng quá nhanh khiến nhiều hộ nông dân không còn đủ khả năng cung cấp dinh dưỡng cho đất.

Giá khí đốt tăng cao kỷ lục đã buộc công ty sản xuất phân bón Yara International (Na Uy) phải cắt giảm sản lượng amoniac và urê ở châu Âu xuống còn 45% công suất. Việc giảm bớt hai thành phầm thiết yếu trong sản xuất nông nghiệp này dự báo sẽ tác động mạnh đến nguồn cung lương thực toàn cầu. Svein Tore Holsether, Giám đốc điều hành (CEO) của Yara International nhận định rằng, thế giới đang hướng tới một cuộc khủng hoảng lương thực có thể ảnh hưởng đến hàng triệu người. Ông Holsether nhấn mạnh: “Không phải là liệu có sắp xảy ra một cuộc khủng hoảng lương thực hay không, mà quan trọng là cuộc khủng hoảng đó sẽ lớn như thế nào?”.

Nga là nhà xuất khẩu lúa mì lớn nhất thế giới và Ukraine là nước xuất khẩu lúa mì lớn thứ năm. Cả hai nước cung cấp tới 19% nguồn cung lúa mạch của thế giới, 14% lúa mì và 4% ngô, chiếm hơn 1/3 lượng ngũ cốc xuất khẩu toàn cầu. Nga và Ukraine cũng là những nhà cung cấp hạt cải dầu hàng đầu và chiếm 52% thị trường xuất khẩu dầu hướng dương của thế giới. Nguồn cung phân bón toàn cầu cũng chủ yếu đến từ hai quốc gia này.

Sự gián đoạn chuỗi cung ứng và logistics đối với sản xuất ngũ cốc và hạt có dầu của Ukraine và Nga, cũng như các hạn chế đối với xuất khẩu của Nga sẽ gây ra những hậu quả đáng kể về an ninh lương thực. Điều này đặc biệt đúng đối với khoảng 50 quốc gia phụ thuộc lớn (từ 30% trở lên) vào Nga và Ukraine về nguồn cung lúa mì. Nhiều nước trong số đó là các nước kém phát triển nhất hoặc các nước có thu nhập thấp, thiếu lương thực ở Bắc Phi, châu Á và Cận Đông. Nhiều quốc gia châu Âu và Trung Á phụ thuộc vào Nga hơn 50% nguồn cung phân bón của họ, và tình trạng thiếu hụt ở đó có thể kéo dài sang năm 2023.

Video đang HOT

Các kỷ lục bị “xô đổ”

Giá lúa mì toàn cầu đã đạt mức cao nhất mọi thời đại vào đầu tuần này. Giá lúa mì tăng vọt đồng nghĩa với việc giá thực phẩm có thể là “đối tượng” tăng tiếp theo.

Một vấn đề lớn khác là khả năng tiếp cận phân bón của ngành nông nghiệp toàn cầu. Phân bón là mặt hàng rất cần thiết cho nông dân để đạt được mục tiêu sản xuất. Tuy nhiên, giá phân bón chưa bao giờ đắt hơn hiện giờ, khi xuất khẩu phân bón từ Nga đang bị chặn lại. Sản lượng phân bón ở châu Âu cũng sụt giảm do giá khí đốt tăng cao, một thành phần chính trong sản xuất phân bón có chứa nitơ như urê. Điều này khiến giá các mặt hàng ngũ cốc chủ chốt khác cũng tăng theo. Giá ngô trên cả thị trường kỳ hạn lẫn thị trường giao ngay tại Trung Quốc đã chạm mức cao kỷ lục vào đầu tháng Ba, do lo ngại nguồn cung ngô từ Ukraine sẽ bị suy giảm dưới tác động của cuộc xung đột. Ukraine hiện là một trong những quốc gia cung cấp ngô lớn nhất cho Trung Quốc. Giá thu mua ngô tại tỉnh Sơn Đông, một trong những nơi canh tác ngũ cốc lớn nhất Trung Quốc, đã tăng vọt lên mức 522,4 USD/tấn trong tuần đầu tháng Ba – mức giá cao nhất kể từ năm 2009. Tương tự, giá lúa mì tại tỉnh Sơn Đông cũng đã chạm mức 538,25 USD/tấn – mức cao nhất từng được ghi nhận.

Chỉ trong hai tuần kể từ khi căng thẳng giữa Nga và Ukraine gia tăng, giá dầu thế giới đã “vọt” lên mức cao nhất gần 14 năm trước khi “hạ nhiệt” xuống còn hơn 123 USD/thùng. Mức cao kỷ lục trước đây là 147,50 USD xác lập năm 2008 trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Giá khí đốt châu Âu cũng đạt đỉnh kỷ lục do lo ngại về nguồn cung năng lượng. Giá xăng dầu tại Mỹ đã lên mức cao kỷ lục, vượt ngưỡng 4 USD/1 gallon (1 gallon = 3,78 lít), mức tăng được đánh giá có thể đe dọa đến sự ổn định của nền kinh tế, đẩy lạm phát lên cao và ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống của người dân Mỹ.

Nền nông nghiệp hiện đại phụ thuộc rất nhiều vào năng lượng đầu vào, ví dụ như nhiên liệu cho các trang thiết bị nông nghiệp và điện cho các chuỗi cung ứng. Điều quan trọng không kém là sự phụ thuộc của sản xuất ngũ cốc vào vào phân đạm tổng hợp – khí tự nhiên cộng với điện và máy móc thâm dụng vốn tương đương với ure. Ước tính khoảng 1/3 dân số thế giới phụ thuộc trực tiếp vào ngũ cốc được sản xuất bằng loại urê này và các loại phân đạm tổng hợp khác.

Giá năng lượng cao đồng nghĩa với giá phân bón cao và giá ngũ cốc cũng cao hơn. Trong ngắn hạn, điều đó có nghĩa là nạn đói xảy ra nhiều hơn ở các nước nghèo. Khi giá gạo từ các nhà xuất khẩu châu Á đang ở mức cao, nạn đói sẽ trầm trọng hơn ở Timor Leste, Lào, Campuchia, Myanmar và có thể là Indonesia. Papua New Guinea và hầu hết các quốc đảo ở Thái Bình Dương cũng sẽ bị ảnh hưởng nặng nề vì các nước này phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu lương thực.

Ứng phó khẩn cấp

Các Bộ trưởng Nông nghiệp Nhóm các nước công nghiệp hàng đầu thế giới (G7) cuối tuần trước cho biết họ sẽ “quyết tâm làm những gì cần thiết để ngăn chặn và ứng phó với một cuộc khủng hoảng lương thực”. Tuy nhiên, nhiều quốc gia vẫn “co cụm” cho thị trường nội địa do lo ngại tình trạng thiếu lương thực.

Mới đây nhất, Ai Cập đã ban hành lệnh cấm xuất khẩu lúa mì, bột mì, đậu lăng và đậu nành trong bối cảnh lo ngại ngày càng tăng về dự trữ lương thực ở quốc gia đông dân nhất thế giới Arab. Indonesia cũng đã thắt chặt các hạn chế xuất khẩu đối với dầu cọ, một thành phần trong dầu ăn cũng như trong mỹ phẩm và một số mặt hàng đóng gói như chocolate.

Các bộ trưởng G7 kêu gọi các nước giữ cho thị trường nông sản và thực phẩm của họ “mở” và phản đối bất kỳ biện pháp hạn chế phi lý nào đối với việc xuất khẩu nông sản.

Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) David Malpass hy vọng các nhà sản xuất trên thế giới sẽ phản ứng mạnh mẽ để tăng nguồn cung đáp ứng nhu cầu thực tế và người dân không cần phải tích trữ lương thực. Ông Malpass cũng dự báo nguồn cung năng lượng bên ngoài Nga và nguồn cung lương thực bên ngoài Nga và Ukraine sẽ tăng mạnh, qua đó giảm thiểu tác động của việc giá cả leo thang và giúp duy trì đà phục hồi kinh tế.

Ông Malpass tin tưởng nguồn cung năng lượng có thể tăng nhanh hơn nguồn cung lương thực do việc điều chỉnh trong ngành nông nghiệp thường mất khoảng một năm. Ông Malpass nhấn mạnh việc cần làm trong tình hình hiện nay không phải là đi mua lương thực và xăng để dự trữ, mà mỗi người dân trên thế giới cần nhận thức được rằng nền kinh tế toàn cầu hết sức năng động và sẽ phản ứng phù hợp, đảm bảo đủ nguồn cung.

Hiện vẫn còn quá sớm để đánh giá được đầy đủ tác động của tình hình căng thẳng Nga-Ukraine đối với các nguồn cung cấp ngũ cốc và cơ sở hạ tầng của Ukraine. Tuy nhiên, điều rõ ràng là nền kinh tế lương thực thế giới đang đứng trước “bờ vực” của một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng, có thể gây xáo trộn như cuộc khủng hoảng vào năm 2007-2008. Những bài học lớn đã được rút ra từ cuộc khủng hoảng lương thực gần nhất này và nỗ lực tránh những sai lầm trước đây sẽ là yếu tố then chốt để thế giới có thể giữ vững an ninh lương thực trong giai đoạn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn hiện nay.

Thị trường hàng hóa toàn cầu xáo trộn vì biến động địa chính trị

Xung đột quân sự ở Ukraine đã tác động mạnh lên thị trường hàng hóa, bởi không thể tách riêng rạn nứt, đổ vỡ địa chính trị với những nguồn nhiên liệu thô chủ chốt.

Thị trường hàng hóa toàn cầu xáo trộn vì biến động địa chính trị - Hình 1
Châu Âu phụ thuộc nhiều vào nguồn cung khí đốt từ Nga. Ảnh: Getty Images

Cuộc chiến tại Ukraine đã tạo ra tác động lan tỏa lên thị trường hàng hóa. Nó cho thấy một thực tế không thể phủ nhận được: Những rạn nứt địa chính trị ngay lập tức tác động mạnh đến các thị trường chuyên về nguyên nhiên liệu thô chủ chốt. Xung đột cùng với các lệnh cấm vận trả đũa giữa Nga với phương Tây đang gây ra những đứt gãy trên nhiều chủng loại mặt hàng, nổi bật là lúa mỳ, dầu mỏ, khí đốt và nhiều sản phẩm liên quan đến hai mặt hàng năng lượng này như phân bón.

Giới giao dịch hàng hóa và quản lý mua bán nguyên nhiên liệu thô đang ngày một lo ngại trước viễn cảnh hàng hóa có nguy cơ bị biến thành một thứ vũ khí trong chính sách đối ngoại của nhiều nước, đặc biệt là khi xuất hiện một kịch bản về Chiến tranh Lạnh mới chia rẽ Nga, có thể là cả Trung Quốc, với phương Tây.

Khi khí đốt, năng lượng là vũ khí: Những cú sốc trên thị trường xuất phát từ việc một số nước nắm quyền khống chế sản lượng, trữ lượng mặt hàng nào đó không phải là mới. Thế giới đã phải đối mặt với hai cú sốc về dầu thô trong những năm 1973 và 1979, khi Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) áp lệnh cấm, khiến giá dầu tăng vọt, gây ra tình trạng lạm phát kèm suy thoái tại những quốc gia phụ thuộc vào dầu mỏ nhập khẩu.

Sau thời điểm đó, toàn cầu hóa thương mại diễn ra nhanh và mạnh hơn, các thị trường được kết nối, liên thông với nhau rộng hơn. Nhưng trong khi tìm cách cắt giảm chi phí trong chuỗi cung ứng, chính phủ nhiều nước và các doanh nghiệp vẫn không thể thoát được tình cảnh phụ thuộc vào một số nhà cung ứng nhất định, từ mặt hàng ngũ cốc, cho tới chip máy tính, để rồi rơi vào tình cảnh dễ bị tổn thương trước đứt gãy bất chợt trong chuỗi cung.

Rõ nhất trong trường hợp của Nga là khí đốt. Nga chiếm 17% sản lượng khí đốt toàn cầu. Xung đột tại Ukraine cho thấy một thực tế khí đốt là một công cụ để Moskva gây ảnh hưởng và kiềm chế leo thang trừng phạt, nhất là từ châu Âu. 40% tiêu thụ khí đốt của châu lục này do Nga cung cấp. Nhưng tại thời điểm cuối quý 4/2021, tỉ lệ này rút xuống còn khoảng 20-25%, nguyên nhân là do tập đoàn Gazprom (Nga) áp dụng chiến lược mới, chỉ cung ứng dựa trên các hợp đồng dài hạn cam kết, không bổ sung khí đốt trên thị trường giao ngay.

Về dầu mỏ, Nga là nước khai thác và xuất khẩu dầu thô hàng đầu thế giới, mỗi ngày chuyển khoảng 2,5 triệu thùng dầu sang châu Âu và 1/3 sản lượng này là qua tuyến đường ống Druzhba chạy qua lãnh thổ Belarus. Nói cách khác, Nga đáp ứng hơn 25% nhu cầu dầu thô của cả Liên minh châu Âu (EU). Bất kỳ đứt gãy nguồn cung nào từ Nga cũng sẽ tác động mạnh tới giá dầu. Đây là nguyên nhân khiến thị trường dầu mỏ vừa qua luôn biến động nhanh và mạnh, gắn liền với diễn biến tại Ukraine, các lệnh trừng phạt của Mỹ, EU nhằm vào Nga.

Lộ diện nguy cơ khủng hoảng lương thực: Một trong những hệ quả tệ nhất mà xung đột tại Ukraine có thể gây ra chính là đà tăng giá của các mặt hàng ngũ cốc, lương thực. Giao tranh nổ ra tại thời điểm giá lương thực đã đứng ở mức cao, do sản xuất nông nghiệp trên thế giới mất mùa. Giá lúa mỳ kỳ hạn giao sau trên sàn giao dịch hàng nông sản Chicago (CBOT) trong phiên giao dịch ngày 2/3 đã vọt lên mức 10,23 USD/bushel, cao nhất trong vòng 14 năm trở lại đây do lo ngại nguồn cung bị đứt gãy, khi Nga và Ukraine chiếm khoảng 30% lượng xuất khẩu mặt hàng này.

Thị trường hàng hóa toàn cầu xáo trộn vì biến động địa chính trị - Hình 2
Xung đột Nga-Ukraine đe dọa nguồn cung lúa mỳ cho khu vực Trung Đông-Bắc Phi. Ảnh: AFP

Theo Caitlin Welsh, giám đốc chương trình an ninh lương thực tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) có trụ sở tại Mỹ, Ukraine hiện vẫn còn một lượng lớn ngũ cốc trong kho, nhưng việc không thể xuất khẩu tại thời điểm hiện nay đã gây ra những hệ quả tiêu cực đối với những nước nhập khẩu sản phẩm này từ Ukraine.

Theo đánh giá của CSIS, một nửa trong 14 quốc gia phụ thuộc vào nguồn cung lúa mỳ của Ukraine đã phải đối diện với nguy cơ mất an ninh lương thực nghiêm trọng, nổi bật là trường hợp của Li-ban và Yemen. Nhưng tác động không chỉ dừng lại ở đó. Cuộc chiến Nga-Ukraine đã đẩy giá nhiên liệu lên mức cao kỉ lục trong nhiều năm, gián tiếp tạo ra bất ổn về an ninh lương thực.

Giá phân bón trong năm ngoái đã tăng chóng mặt sau khi EU áp lệnh cấm vận nhằm vào Belarus, nước đứng đầu thế giới về sản lượng khai thác hợp chất kali (potash) - nguyên liệu chủ chốt để sản xuất ra phân bón. Nga và Trung Quốc - hai nước xuất khẩu phân bón lớn trên thế giới, cũng áp lệnh cấm xuất khẩu để bảo đảm nguồn cung trong nước. Giá phân bón tăng đồng nghĩa với sản lượng nông nghiệp suy yếu. Thiếu hụt phân bón đã ảnh hưởng lớn đến nhiều khu vực nông thôn tại Ấn Độ, nơi 40% nhu cầu phân bón phụ thuộc vào bên ngoài.

Thị trường kim loại biến động lớn: Ngoài dầu mỏ, khí đốt và ngũ cốc, Nga còn chiếm 10% sản lượng vàng, 6% sản lượng alumin, 4% sản lượng cobalt và 3,5% sản lượng của toàn thế giới. Tập đoàn Nornickel (Nga) là nhà khai mỏ lớn nhất thế giới về nickel (7% sản lượng toàn cầu), đồng thời cũng là nhà khai mỏ lớn nhất thế giới về palladi và thuộc nhóm hàng đầu thế giới về platin.

Về hợp chất Neon, Nga và Ukraine chiếm 40-50% tổng xuất khối lượng xuất khẩu Neon trên toàn cầu. Đây là một dạng hợp chất dùng trong ngành sản xuất thép, nguyên liệu thiết yếu đối với chế tạo chip. Trong biến cố Crimea sáp nhập vào Nga năm 2014, mặt hàng này đã tăng giá tới 600% gần như chỉ sau một đêm, gây ra đứt gãy trong ngành bán dẫn.

Tương tự như vậy là mặt hàng palladi. Khoảng 40% sản lượng palladi là do Nga sản xuất. Nguyên tố hóa học này được dùng nhiều trong ngành chế tao ô tô, dùng để thải loại khí độc hại trong khói.

Tựu chung lại, giới phân tích nhận định thế giới đang phải đối mặt với căng thẳng địa chính trị kéo dài, khởi nguồn từ cuộc chiến tại Ukraine, đi kèm đó là nguy cơ cao về biến động giá cả hàng hóa. Nga và Ukraine có ảnh hưởng lớn trên thị trường hàng hóa toàn cầu và xung đột lần này gây ra những ảnh hưởng sâu rộng, mà giá tăng cao là một điểm đáng quan ngại nhất.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Vụ điện mặt trời: Bộ Công an đề nghị Đắk Lắk cung cấp thông tin 38 cán bộVụ điện mặt trời: Bộ Công an đề nghị Đắk Lắk cung cấp thông tin 38 cán bộ
15:42:32 24/04/2025
Tổng thống Trump hé lộ khả năng 'giảm đáng kể' thuế với Trung QuốcTổng thống Trump hé lộ khả năng 'giảm đáng kể' thuế với Trung Quốc
11:12:09 23/04/2025
Tỷ phú Elon Musk sẽ giảm thời gian làm việc cho Chính phủ MỹTỷ phú Elon Musk sẽ giảm thời gian làm việc cho Chính phủ Mỹ
12:13:44 23/04/2025
Fed phát tín hiệu giữ nguyên lãi suất bất chấp áp lực từ Tổng thống TrumpFed phát tín hiệu giữ nguyên lãi suất bất chấp áp lực từ Tổng thống Trump
19:35:10 23/04/2025
Hàn Quốc: Thêm một cựu Tổng thống bị truy tốHàn Quốc: Thêm một cựu Tổng thống bị truy tố
21:10:40 24/04/2025
Điều gì xảy ra khi Mỹ rút khỏi tiến trình hòa bình giữa Nga và Ukraine?Điều gì xảy ra khi Mỹ rút khỏi tiến trình hòa bình giữa Nga và Ukraine?
14:09:46 23/04/2025
Chiến đấu cơ Mỹ chặn máy bay ném bom chiến lược có thể mang vũ khí hạt nhân của NgaChiến đấu cơ Mỹ chặn máy bay ném bom chiến lược có thể mang vũ khí hạt nhân của Nga
15:19:52 23/04/2025
Ông Trump tuyên bố sẽ giảm mạnh thuế với Trung QuốcÔng Trump tuyên bố sẽ giảm mạnh thuế với Trung Quốc
13:53:56 24/04/2025

Tin đang nóng

Việt Nam lên tiếng về thông tin Tổng thống Mỹ yêu cầu quan chức không dự lễ kỷ niệm 30-4Việt Nam lên tiếng về thông tin Tổng thống Mỹ yêu cầu quan chức không dự lễ kỷ niệm 30-4
21:11:36 24/04/2025
Bắt đôi vợ chồng liên quan chuyên án ma túy và giúp hung thủ Bùi Đình Khánh bỏ trốnBắt đôi vợ chồng liên quan chuyên án ma túy và giúp hung thủ Bùi Đình Khánh bỏ trốn
18:34:47 24/04/2025
Mang 40 chỉ vàng đi bán, đôi vợ chồng ở Thái Nguyên làm một việc khiến chủ tiệm "cúi đầu cảm tạ"Mang 40 chỉ vàng đi bán, đôi vợ chồng ở Thái Nguyên làm một việc khiến chủ tiệm "cúi đầu cảm tạ"
18:50:31 24/04/2025
"Tất tay" mua hơn 300 chỉ vàng, người phụ nữ ở Hà Nội mất ngủ khi giá lao dốc, biết số tiền lỗ mà hoảng"Tất tay" mua hơn 300 chỉ vàng, người phụ nữ ở Hà Nội mất ngủ khi giá lao dốc, biết số tiền lỗ mà hoảng
18:47:11 24/04/2025
Cô gái sinh năm 2007 đặt cuốc taxi 5 triệu đồng nhưng hủy chuyến, tài xế lập tức báo công an: "Không làm thế chắc tôi ân hận cả đời"Cô gái sinh năm 2007 đặt cuốc taxi 5 triệu đồng nhưng hủy chuyến, tài xế lập tức báo công an: "Không làm thế chắc tôi ân hận cả đời"
19:16:59 24/04/2025
Nam NSƯT 75 tuổi sở hữu biệt thự trải dài từ Việt Nam sang Mỹ, đàn em nói phải tu nhiều kiếp mới gặp đượcNam NSƯT 75 tuổi sở hữu biệt thự trải dài từ Việt Nam sang Mỹ, đàn em nói phải tu nhiều kiếp mới gặp được
19:42:15 24/04/2025
Cuộc sống kín tiếng của "đạo diễn trăm tỷ" vừa trải qua cơn thập tử nhất sinh, dấu hiệu chỉ từ 1 cơn đau tức ngựcCuộc sống kín tiếng của "đạo diễn trăm tỷ" vừa trải qua cơn thập tử nhất sinh, dấu hiệu chỉ từ 1 cơn đau tức ngực
20:07:19 24/04/2025
Netizen Hàn ngán ngẩm khi fan bênh Kim Soo Hyun bất chấpNetizen Hàn ngán ngẩm khi fan bênh Kim Soo Hyun bất chấp
17:25:08 24/04/2025

Tin mới nhất

Số lượng sắc lệnh 'khủng' của Tổng thống Trump

Số lượng sắc lệnh 'khủng' của Tổng thống Trump

21:17:51 24/04/2025
Chưa đến ngưỡng 100 ngày đầu tiên của nhiệm kỳ 2, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ban hành sắc lệnh hành pháp với số lượng kỷ lục và tạo nên những thay đổi lớn trong chính sách Mỹ.
Giải pháp của Mỹ cho xung đột Ukraine có hiệu quả ?

Giải pháp của Mỹ cho xung đột Ukraine có hiệu quả ?

21:07:58 24/04/2025
Mỹ dường như có thêm một số động thái mới để nhằm thúc đẩy Nga chịu tiến hành đàm phán về cuộc xung đột Ukraine.
Thư ký Hội đồng An ninh Liên bang Nga cảnh cáo đòn hạt nhân với châu Âu

Thư ký Hội đồng An ninh Liên bang Nga cảnh cáo đòn hạt nhân với châu Âu

21:07:42 24/04/2025
Ông Shoigu cho biết Moskva đang theo dõi chặt chẽ hoạt động chuẩn bị quân sự của các nước châu Âu, khi họ tìm cách tăng cường chi tiêu và sản xuất quốc phòng trong bối cảnh Mỹ giảm sự hiện diện quân sự của mình trên lục địa này.
Indonesia nhấn mạnh vai trò của ASEAN trong giữ vững hòa bình và cân bằng khu vực

Indonesia nhấn mạnh vai trò của ASEAN trong giữ vững hòa bình và cân bằng khu vực

21:04:02 24/04/2025
Theo ông Yudhoyono, việc củng cố hợp tác khu vực ASEAN nên tập trung nhiều hơn vào việc phát triển một hệ sinh thái thương mại và đầu tư, cũng như hỗ trợ tự cung tự cấp về lương thực, năng lượng và tính bền vững môi trường.
Giáo hoàng Francis về với thánh đường Vatican lần cuối

Giáo hoàng Francis về với thánh đường Vatican lần cuối

21:01:06 24/04/2025
Chiều qua 23.4, tức sáng cùng ngày theo giờ Ý, linh cữu Giáo hoàng Francis đã được đưa từ nhà khách Casa Santa Marta về Vương cung thánh đường Thánh Peter.
Ý nghĩa cuộc hội đàm giữa Tổng thống Nga và Quốc vương Oman

Ý nghĩa cuộc hội đàm giữa Tổng thống Nga và Quốc vương Oman

20:59:12 24/04/2025
Cuộc gặp lịch sử tại Điện Kremlin không chỉ đánh dấu bước ngoặt quan hệ song phương, mà còn mở ra khả năng Nga trở thành trung gian chiến lược trong thỏa thuận hạt nhân Iran.
Thất bại trong đàm phán tái cấu trúc 2,6 tỷ USD, Ukraine đối mặt nguy cơ vỡ nợ lịch sử

Thất bại trong đàm phán tái cấu trúc 2,6 tỷ USD, Ukraine đối mặt nguy cơ vỡ nợ lịch sử

20:54:34 24/04/2025
Khoản tiền 2,6 tỷ USD liên quan đến cái gọi là lệnh bảo đảm GDP (hay chứng quyền GDP), một công cụ tài chính trao cho chủ nợ quyền được thanh toán thêm dựa trên hiệu quả kinh tế của quốc gia.
Indonesia có thêm cơ hội xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc

Indonesia có thêm cơ hội xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc

20:52:51 24/04/2025
Theo Cơ quan Thống kê Trung ương (BPS), năm 2024, Indonesia đã xuất khẩu 600 tấn sầu riêng với giá trị khoảng 1,8 triệu USD, trong đó chủ yếu đến thị trường Thái Lan và Hong Kong (Trung Quốc).
Trung Quốc thúc đẩy hợp tác không gian quốc tế với Mỹ

Trung Quốc thúc đẩy hợp tác không gian quốc tế với Mỹ

20:41:28 24/04/2025
Tiếp nối thành công, sứ mệnh Thường Nga 6 vào năm ngoái đã đánh dấu cột mốc lịch sử mới khi Trung Quốc trở thành quốc gia đầu tiên mang về đá từ phía xa Mặt trăng, vùng không thể quan sát từ Trái đất.
Tìm ra nguyên nhân khiến loài chuột túi khổng lồ thời tiền sử diệt vong

Tìm ra nguyên nhân khiến loài chuột túi khổng lồ thời tiền sử diệt vong

20:35:03 24/04/2025
Tuy nhiên, khu rừng này bắt đầu khô héo khoảng 300.000 năm trước trong bối cảnh khí hậu khu vực này trở nên ngày càng khô và không ổn định. Đây được cho là nguyên nhân khiến những con chuột túi khổng lồ này diệt vong.
Tổng thống Zelensky tuyên bố cắt ngắn chuyến thăm Nam Phi bởi lý do bất ngờ

Tổng thống Zelensky tuyên bố cắt ngắn chuyến thăm Nam Phi bởi lý do bất ngờ

20:24:40 24/04/2025
Tuy nhiên đến nay, phía Ukraine cho rằng nước này và Nam Phi có thêm nhiều điểm chung khi mà bối cảnh địa chính trị đã thay đổi cơ bản kể từ cuộc gặp trước đó. Hai bên đều nhận ra ngày càng có nhiều điểm bất đồng quan điểm với Washingto...
Myanmar bắt giữ nhà chiêm tinh trên TikTok vì dự đoán động đất gây hoang mang

Myanmar bắt giữ nhà chiêm tinh trên TikTok vì dự đoán động đất gây hoang mang

20:09:46 24/04/2025
Các chuyên gia từ Cục Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) cho biết, việc dự đoán trước một trận động đất lớn là điều không thể thực hiện được về mặt khoa học.

Có thể bạn quan tâm

Cách xưng hô đặc biệt và mối quan hệ của con trai NSƯT Chí Trung với bạn gái trẻ đẹp của bố

Cách xưng hô đặc biệt và mối quan hệ của con trai NSƯT Chí Trung với bạn gái trẻ đẹp của bố

Sao việt

22:51:21 24/04/2025
Con trai của Chí Trung không hề tỏ ra xa cách với bạn gái của bố. Cả hai trò chuyện khá thân thiết, Ý Lan còn bày tỏ, cô chắc chắn sẽ đọc sách của Minh Trung từ trang bìa đến nội dung bên trong.
Đinh Ngọc Diệp mong 'Thám tử Kiên: Kỳ án không đầu' hòa vốn

Đinh Ngọc Diệp mong 'Thám tử Kiên: Kỳ án không đầu' hòa vốn

Hậu trường phim

22:33:45 24/04/2025
Hơn 1.600 khách mời, trong đó có các diễn viên như Cát Phượng, Kim Anh, đạo diễn Huỳnh Lập, Hoa hậu Tiểu Vy, Hoa hậu Quế Anh... đến xem Thám tử Kiên: Kỳ án không đầu do Victor Vũ đạo diễn.
Mẹ đơn thân từ chối hẹn hò với trai tân, nghẹn ngào nói lý do

Mẹ đơn thân từ chối hẹn hò với trai tân, nghẹn ngào nói lý do

Tv show

22:29:23 24/04/2025
Được mai mối với nam quản lý còn độc thân, đàng gái do dự rồi quyết định không bấm nút hẹn hò khiến hai MC tiếc nuối.
'Bom tấn' đối đầu phim Lý Hải, Victor Vũ ở phòng vé Việt

'Bom tấn' đối đầu phim Lý Hải, Victor Vũ ở phòng vé Việt

Phim âu mỹ

22:24:36 24/04/2025
Thunderbolts (tựa Việt: Biệt đội sấm sét) của Marvel đã được trình chiếu trước báo giới và nhận được nhiều phản hồi tích cực từ những khán giả đầu tiên.
Vì sao Bùi Anh Tuấn tiếp tục gây tranh cãi?

Vì sao Bùi Anh Tuấn tiếp tục gây tranh cãi?

Nhạc việt

22:21:04 24/04/2025
Mới đây khi trình diễn ca khúc Xin em trong một đêm nhạc, giọng hát của Bùi Anh Tuấn tiếp tục gây tranh cãi trên các diễn đàn âm nhạc và mạng xã hội.
Dùng thuốc trong Hội chứng Dressler

Dùng thuốc trong Hội chứng Dressler

Sức khỏe

21:40:42 24/04/2025
Hội chứng Dressler có thể gây những biến chứng nguy hiểm như tràn dịch ngoài màng tim, chèn ép tim, suy tim, rối loạn nhịp tim
Chưa từng có: 1 nam ca sĩ công khai xu hướng tính dục ngay tại concert!

Chưa từng có: 1 nam ca sĩ công khai xu hướng tính dục ngay tại concert!

Sao châu á

21:34:46 24/04/2025
Bain nhận được phản ứng tích cực từ người hâm mộ bên dưới khán đài. Trên mạng xã hội, nhiều netizen bày tỏ sự ủng hộ quyết định công khai xu hướng tính dục của Bain.
Nguyên Giám đốc CDC Lâm Đồng lĩnh án 5 năm tù

Nguyên Giám đốc CDC Lâm Đồng lĩnh án 5 năm tù

Pháp luật

21:20:25 24/04/2025
Với hành vi gây thiệt hại tài sản cho nhà nước hơn 7,2 tỷ đồng, ông Nguyễn Quốc Minh, nguyên Giám đốc CDC Lâm Đồng đã bị TAND tỉnh Lâm Đồng đã tuyên phạt 5 năm tù giam.
NÓNG: Kênh Spotify của BLACKPINK bất ngờ tràn ngập video 18+, chuyện gì đây?

NÓNG: Kênh Spotify của BLACKPINK bất ngờ tràn ngập video 18+, chuyện gì đây?

Nhạc quốc tế

21:18:12 24/04/2025
Ngày 24/4, cộng đồng mạng không khỏi hoang mang trước những nội dung được đăng tải trên kênh Spotify của BLACKPINK.
Xóa gấp bức ảnh cụ ông bán xôi ở vỉa hè sau 5 ngày vì quá nhiều tiền được gửi về tài khoản: Thân thế thật sự gây choáng

Xóa gấp bức ảnh cụ ông bán xôi ở vỉa hè sau 5 ngày vì quá nhiều tiền được gửi về tài khoản: Thân thế thật sự gây choáng

Netizen

20:12:59 24/04/2025
Câu chuyện được một tài khoản có tên con cá nhỏ đăng tải trên nền tảng mạng xã hội Xiaohongshu. Chủ tài khoản này ghi caption: Ông nội của học sinh tôi mỗi ngày đều bán hàng ở đây từ 4h chiều đến tối. Ai có nhu cầu thì hãy đến ủng hộ ôn...
Pakistan phản ứng về việc Ấn Độ đình chỉ Hiệp ước nước sông Ấn

Pakistan phản ứng về việc Ấn Độ đình chỉ Hiệp ước nước sông Ấn

20:06:31 24/04/2025
Tuyên bố trên được đưa ra sau khi Ấn Độ tuyên bố hạ cấp quan hệ ngoại giao với Pakistan và đình chỉ Hiệp ước nước sông Ấn được ký từ năm 1960 - vốn được coi là biểu tượng hiếm hoi của sự hợp tác song phương giữa hai nước.