Thế giới đã ghi nhận trên 505,3 triệu ca mắc COVID-19
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến khoảng 22h ngày 19/4 (giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận tổng cộng 505.383.402 ca mắc COVID-19, trong đó có 6.225.427 ca tử vong.
Số bệnh nhân đã bình phục là trên 457 triệu người, trong khi vẫn còn 41.939 bệnh nhân nặng đang phải điều trị tích cực.
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại trung tâm y tế ở California, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Mỹ vẫn là nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất, đến nay ghi nhận trên 82,3 triệu ca mắc, trong đó trên 1 triệu ca tử vong. Theo số liệu mới nhất của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) của Mỹ, số ca mắc mới COVID-19 đang gia tăng ở hơn một nửa số bang của nước này do sự lây lan dòng phụ BA.2 của biến thể Omicron.
Cụ thể, Mỹ hiện ghi nhận trung bình 35.000 ca mắc mới COVID-19 mỗi ngày, tăng 19% so với tuần trước và 42% so với 2 tuần trước đây. Số ca tử vong và nhập viện vì COVID-19 mỗi ngày lần lượt là 370 ca và 1.400 ca. Các chuyên gia cho rằng số ca mắc mới trên thực tế có thể cao hơn do nhiều trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính tại nhà nhưng không khai báo với cơ quan y tế.
Cũng theo CDC, những người bị bệnh tim có nguy cơ cao chuyển bệnh nặng nếu mắc COVID-19 và bệnh tim mạch vẫn là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở nước này.
Ngoài ra, CDC đã loại khoảng 90 quốc gia và vùng lãnh thổ khỏi nhóm thuộc diện cảnh báo “Cấp độ 4: Trường hợp Đặc biệt/Không đi du lịch” liên quan đến dịch COVID-19. Với quyết định này, Mỹ không còn xếp bất kỳ quốc gia và vùng lãnh thổ nào vào nhóm thuộc diện cảnh báo cao nhất trong thang cảnh báo 4 cấp độ của nước này. Quyết định trên của CDC được đưa ra cùng ngày sau khi một thẩm phán liên bang ra phán quyết bãi bỏ quy định bắt buộc đeo khẩu trang trên các phương tiện giao thông công cộng.
Video đang HOT
Người dân xếp hàng chờ xét nghiệm COVID-19 tại Thanh Hải, Trung Quốc, ngày 15/4/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Tại thành phố Thượng Hải của Trung Quốc, thêm 7 ca tử vong do COVID-19 đã được ghi nhận trong bối cảnh thành phố này vẫn đang thực hiện phong tỏa do số ca mắc tăng nhanh. Các ca tử vong trên trong độ tuổi từ 60-110 tuổi và đều có bệnh nền như bệnh tim, tiểu đường… Các bệnh nhân này đều có triệu chứng nặng sau khi nhập viện.
Như vậy, sau các ca tử vong đầu tiên được ghi nhận vào ngày 18/4, tính đến nay, tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Thượng Hải là 10 người, nâng tổng số ca tử vong trên toàn Trung Quốc đại lục lên 4.648 ca kể từ khi dịch bệnh bùng phát cuối năm 2019. Thượng Hải cũng ghi nhận 20.000 ca mắc mới COVID-19 trong ngày 19/4, phần lớn là các ca không triệu chứng.
Trong khi đó, Lào lo ngại số ca mắc COVID-19 sẽ tăng đột biến sau 5 ngày nghỉ (13 – 17/4) Tết cổ truyền với nhiều hoạt động tập trung đông người, Bộ Y tế Lào đã khuyến cáo người dân sau khi tham dự các hoạt động đón Tết cổ truyền , nên theo dõi chặt chẽ sức khỏe trong 7 ngày tới.
Những người có các biểu hiện hoặc lo lắng có thể đã mắc COVID-19 cần thực hiện xét nghiệm tại các cơ sở y tế công tại địa phương hoặc tự xét nghiệm nhanh tại nhà. Nếu có kết quả dương tính, người dân nên thông báo cho nhà chức trách để được hỗ trợ, tư vấn. Lào ngày 19/4 ghi nhận 958 ca mắc mới và 5 ca tử vong, nâng số ca mắc đến nay lên 201.460 ca và 727 ca tử vong.
Còn Malaysia ghi nhận thêm 7.140 ca mắc và 16 ca tử vong, nâng tổng số ca bệnh trên cả nước lên 4.396.165 ca và 35.437 ca tử vong.
Tình hình dịch COVID-19 trên thế giới ngày 10/4
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h ngày 10/4 (giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận tổng cộng 498.702.829 ca mắc COVID-19, trong đó có 6.202.406 ca tử vong.
Một điểm xét nghiệm COVID-19 tại sân bay quốc tế ở Ontario, Canada. Ảnh: THX/TTXVN
Số bệnh nhân đã bình phục là hơn 443.728.802 người, trong khi vẫn còn 48.771.621 bệnh nhân đang phải điều trị.
Mỹ vẫn là nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất, đến nay ghi nhận tổng cộng 82.053.242 ca mắc, trong đó 1.012.131 ca tử vong. Ấn Độ đứng thứ hai về số ca mắc với 43.035.271 ca ,trong khi Brazil đứng thứ hai về số ca tử vong với 661.270 ca.
Châu Âu là khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất với 183.719.811 ca mắc, trong đó có 1.789.197 ca tử vong. Châu Á đứng thứ hai với 143.650.512 ca mắc và 1.411.017 ca tử vong. Khu vực Bắc Mỹ đã ghi nhận 97.040.668 ca mắc và 1.448.833 ca tử vong; khu vực Nam Mỹ ghi nhận 56.397.124 ca mắc và 1.290.561 ca tử vong.
Trong tuần tính đến sáng 10/4, thế giới ghi nhận gần 7,3 triệu ca mắc mới COVID-19, giảm 23% so với một tuần trước đó. Số ca tử vong cũng giảm 13%. Trừ Bắc Mỹ, số ca mắc mới trong tuần tại các khu vực đều giảm, trong đó châu Á giảm mạnh nhất (27%).
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Thượng Hải, Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN
Tại Trung Quốc, Ủy ban Y tế quốc gia nước này thông báo ghi nhận 1.351 ca mắc mới tại Trung Quốc đại lục trong ngày 9/4, trong đó 1.318 ca lây nhiễm trong cộng đồng. Ngoài ra, số ca mắc mới không triệu chứng tại Trung Quốc đại lục ở mức 25.111 ca, giảm nhẹ so với 23.815 ca một ngày trước đó.
Thành phố Thượng Hải của Trung Quốc ngày 10/4 ghi nhận gần 25.000 ca lây nhiễm mới trong cộng đồng. Thành phố 26 triệu dân này đang thực hiện lệnh phong tỏa trên diện rộng trong nhiều tuần qua nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Theo đó, chỉ nhân viên y tế, tình nguyện viện, nhân viên giao hàng hoặc một số đối tượng có giấy phép đặc biệt mới được ra khỏi nhà. Lệnh phong tỏa nghiêm ngặt ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động cung ứng thực phẩm và các nhu yếu phẩm khác. Nhiều siêu thị phải đóng cửa.
Ngày 9/4, chính quyền thành phố Bắc Kinh của Trung Quốc cũng đã áp đặt lệnh phong tỏa đối với một khu vực có nguy cơ cao sau khi ghi nhận 8 ca mắc mới COVID-19 tại khu vực này trong 2 tuần qua. Cùng ngày, nhà chức trách thành phố Quảng Châu cho biết sẽ thực hiện xét nghiệm diện rộng tại 11 quận của thành phố này sau khi phát hiện nhiều ca nhiễm mới trong ngày 8/4.
Trong khi đó, thành phố cảng Ninh Ba gần Thượng Hải ngày 10/4 thông báo dừng toàn bộ dịch vụ ăn uống trong khách sạn và nhà hàng, đồng thời những người sống trong khu phong tỏa phải thực hiện xét nghiệm hằng ngày trong 3 ngày.
Nhân viên y tế chuẩn bị tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Rawalpindi, tỉnh Punjab, Pakistan. Ảnh: THX/TTXVN
Cùng ngày, giới chức y tế Pakistan thông báo nước này bước sang ngày thứ 9 liên tiếp không ghi nhận ca tử vong nào do COVID-19.
Pakistan ghi nhận 1 ca tử vong do COVID-19 lần gần đây nhất vào ngày 2/4 vừa qua. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại nước này hiện là 30.361 ca. Theo Bộ Y tế Pakistan, nước này ghi nhận 96 ca mắc mới, nâng tổng số ca mắc lên 1.526.568 ca.
Ngày 9/4, Peru đã ban bố lệnh tình trạng khẩn cấp đối với ngành du lịch của nước này do chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19. Với lệnh này, Bộ Ngoại thương và Du lịch Peru có 15 ngày để xem xét và phê duyệt kế hoạch cứu trợ khẩn cấp đối với "ngành công nghiệp không khói", bao gồm các biện pháp cứu trợ tài chính và đầu tư xúc tiến du lịch.
Số liệu thống kê cho thấy số du khách quốc tế tới Peru đã giảm từ mức 4,4 triệu lượt hồi năm 2019 xuống còn 900.000 lượt trong năm 2020. Trong năm ngoái, con số vẫn tiếp tục giảm và chỉ còn 400.000 lượt khách.
Tháng 12/2021, Peru bắt đầu ghi nhận làn sóng lây nhiễm thứ ba của đại dịch COVID-19. Số ca mắc mới tại nước này đã giảm đáng kể trong những tuần gần đây. Peru đã ghi nhận tổng cộng hơn 3,5 triệu bệnh nhân COVID-19, trong đó có khoảng 212.000 người tử vong. Dân số nước này là 33 triệu người.
Toàn thế giới đã ghi nhận trên 496,9 triệu ca mắc COVID-19 Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h00 ngày 8/4 (giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận tổng cộng 496.914.359 ca mắc COVID-19, trong đó có 6.196.711 ca tử vong. Số bệnh nhân đã bình phục là 432.549.459 người, trong khi vẫn còn 54.468 bệnh nhân đang phải điều trị tích cực. Hành khách tới làm thủ tục tại sân bay Narita, Nhật...