Thế giới có trên 160 triệu người mắc COVID-19 đã khỏi bệnh
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h ngày 14/6 (giờ Việt Nam), toàn thế giới ghi nhận 176.794.030 ca nhiễm SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 3.820.994 ca tử vong. Số bệnh nhân được điều trị khỏi bệnh là 160.860.215 người.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Moskva, Nga. Ảnh: AFP/ TTXVN
Nga đang trở thành quốc gia có số ca nhiễm mới theo ngày cao tại châu Âu, với 13.721 ca mắc mới và 371 ca tử vong mới trong 24 giờ qua. Theo số liệu thống kê mới nhất, hiện Nga ghi nhận tổng cộng 5.222.408 ca mắc COVID-19 và 126.801 ca tử vong. Số ca nhiễm mới đang có chiều hướng tăng trở lại trong những ngày qua do tỷ lệ tiêm vaccine tại nước này thấp so với nhiều nước khác. Cho đến nay, Nga mới tiêm chủng được 32.734.213 liều vaccine.
Trong khi đó, số ca mắc mới tăng nhanh xuất phát từ sự lây lan của biến thể Delta, nhiều khả năng nước Anh sẽ phải hoãn kế hoạch dỡ bỏ các biện pháp hạn chế. Dự kiến, trong ngày 14/6, Thủ tướng Anh Boris Johnson sẽ công bố lộ trình tiếp theo về kiểm soát dịch.
Theo thống kê, hơn 90% số ca mắc mới COVID-19 tại Anh là nhiễm biến thể mới có nguồn gốc tại Ấn Độ và tỷ lệ xét nghiệm dương tính đã tăng 50% trong tuần trước. Cơ quan Y tế vùng England cho biết biến thể mới tại Ấn Độ có khả năng lây nhiễm cao hơn 60% so với biến thể mới có nguồn gốc tại nước này.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Surabaya, Đông Java, Indonesia. Ảnh: THX/TTXVN
Video đang HOT
Tại châu Á, Indonesia đang dự báo một làn sóng mới dịch COVID-19 sẽ đạt đỉnh điểm vào đầu tháng 7, với chủ yếu các ca nhiễm là biến thể Delta. Theo giới chức Jakarta, làn sóng dịch mới có thể sẽ khiến các bệnh viện tại thủ đô phải hoạt động gần tối đa công suất để điều trị bệnh nhân mắc COVID-19. Trong vài tuần gần đây, sau kỳ nghỉ lễ xả chay Eid al-Fitr, số ca nhiễm mới tại quốc gia đông dân thứ 4 thế giới đã tăng trở lại.
Ngày 14/6, Bộ trưởng Y tế Budi Gunadi Sadikin cho biết biến thể Delta hiện lây lan nhanh và chiếm đa số trong các ca nhiễm tại các khu vực như Jakarta và nhiều khu vực trên đảo Java. Thống đốc Jakarta Anies Baswedan cho biết hơn 75% công suất các bệnh viện trong thành phố 10 triệu dân này đã được vận hành. Với số ca mắc mới tăng 50% trong tuần qua và nếu tình hình tiếp tục trở nên tồi tệ hơn, giới chức thủ đô có thể phải xem xét khả năng tái áp đặt các biện pháp hạn chế để chống dịch.
Thống đốc Anies Baswedan nêu rõ cần theo dõi chặt chẽ tình hình tại thủ đô Jakarta. Nếu tình hình vượt ngoài tầm kiểm soát, chính quyền và người dân thành phố sẽ phải đối mặt với một giai đoạn cực kỳ nguy hiểm. Trong 24 giờ qua, Indonesia đã ghi nhận 8.189 ca mắc mới, nâng tổng số ca nhiễm virus tại quốc gia Đông Nam Á này lên 1.919.547, trong đó có 53.116 ca tử vong.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Taman Muda, gần Kuala Lumpur, Malaysia. Ảnh: THX/TTXVN
Trong khi đó, tới ngày 14/6, Malaysia phát hiện 1.328 ổ dịch ở nơi làm việc, làm xét nghiệm đối với 624.246 người và phát hiện 147.040 người mắc COVID-19, chiếm 23,6%. Giới chức y tế nước này cảnh báo dù số ca mắc COVID-19 trong hai tuần qua có xu hướng giảm xuống, nhưng các ổ dịch ở nơi làm việc vẫn là nơi phát hiện nhiều ca mắc COVID-19 nhất.
Tại Ấn Độ, điểm nóng của thế giới đã ghi nhận số ca nhiễm mới trong 24 giờ thấp nhất trong gần 3 tháng – 70.421 ca nhiễm mới. Tuy nhiên, số ca tử vong hiện nay ở mức cao – với 3.921 ca trong 24 giờ vừa qua.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Bangalore, Ấn Độ. Ảnh: THX/TTXVN
Ngày 13/6, chính quyền bang New Delhi của Ấn Độ đã thông báo nới lỏng thêm các biện pháp hạn chế. Cụ thể, từ ngày 14/6, các nhà hàng được phép mở cửa trở lại với công suất hoạt động phục vụ là 50% số ghế trong nhà hàng; toàn bộ các cửa hàng được phép hoạt động trở lại thay vì chỉ có 50% cửa hàng được phép mở cửa luân phiên hàng ngày như hiện nay; các văn phòng chính phủ hoạt động với sự có mặt của toàn bộ viên chức cao cấp và 50% viên chức cấp thấp.
Liên quan đến phát triển vaccine ngừa COVID-19, ngày 14/6, hãng dược Novavax của Mỹ thông báo vaccine của hãng này đạt hiệu quả tổng thể khoảng 90,4% trong phòng chống bệnh này, bao gồm cả các biến thể mới của virus SARS-CoV-2. Novavax cho hay vaccine NVX-CoV2373 của hãng đạt hiệu quả 100% trong việc chống lại triệu chứng bệnh vừa và nặng và hiệu quả tổng thể là 90,4%. Đây là những số liệu sơ bộ của một nghiên cứu quy mô lớn có sự tham gia của gần 30.000 tình nguyện viên tại 119 địa phương tại Mỹ và Mexico. Không giống như vaccine phòng COVID-19 của các hãng đối thủ khác, vaccine NVX-CoV2373 của Novavax có thể bảo quản ở nhiệt độ từ 2-8 độ C, qua đó giúp cho việc phân phối trở nên dễ dàng hơn. Vaccine Novavax được kỳ vọng sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nguồn cung vaccine ở các nước đang phát triển.
Vaccine phòng COVID-19 của hãng Novavax. Ảnh: AFP/TTXVN
Novavax cho biết hãng có kế hoạch nộp đơn xin cấp phép sử dụng vaccine phòng COVID-19 vào quý III năm nay. Hãng có thể sản xuất tới 100 triệu liều/tháng vào cuối quý này và đến cuối năm, tăng lên mức 150 triệu liều/tháng.
WHO nói gần một tỷ liều vaccine của G7 vẫn chưa đủ
WHO ca ngợi khoản đóng góp 870 triệu liều vaccine Covid-19 của các nước G7, nhưng cho rằng vẫn cần thêm vaccine với tốc độ nhanh hơn nữa.
"Đây là sự giúp đỡ rất lớn, nhưng chúng ta vẫn cần thêm vaccine và cần cung cấp nhanh hơn nữa", Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus nói trong cuộc họp báo hôm 14/6, đề cập tới kế hoạch của nhóm G7 nhằm mở rộng sản xuất vaccine Covid-19 để cung cấp 870 triệu liều cho thế giới thông qua các chương trình chia sẻ và tài trợ.
Một lọ vaccine Pfizer được triển khai tiêm chủng hồi tháng 2. Ảnh: AFP .
Tổng giám đốc WHO cho biết vẫn còn nhiều khu vực cần được cung cấp vaccine Covid-19 càng sớm càng tốt, thêm rằng mỗi ngày có khoảng 10.000 người chết vì đại dịch và các bệnh nhân hiểm nghèo ở châu Phi có tỷ lệ tử vong cao hơn nhiều so với trung bình thế giới.
Tổng thống Mỹ Joe Biden tuần trước cam kết sẽ đóng góp 500 triệu liều vaccine Covid-19 cho 92 nước có thu nhập thấp và trung bình thông qua cơ chế COVAX, trong đó 200 triệu liều sẽ được bàn giao trước năm 2022.
Thủ tướng Anh Boris Johnson ngày 10/6 cho biết nước này sẽ tài trợ ít nhất 100 triệu liều vaccine Covid-19, với 5 triệu liều bắt đầu trong những tuần tới. Các thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã đồng ý tài trợ ít nhất 100 triệu liều vào cuối năm 2021, với Pháp và Đức mỗi nước cam kết cung cấp 30 triệu liều. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron kêu gọi các nhóm dược phẩm sản xuất vaccine quyên góp 10% sản lượng cho các quốc gia nghèo.
Những cam kết liên tiếp được đưa ra trong bối cảnh ngày càng có nhiều lời kêu gọi các nước giàu làm nhiều hơn để chia sẻ vaccine với phần còn lại của thế giới. Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng nỗ lực này tới nay mới chỉ như "muối bỏ bể" và thế giới cần nhiều hơn thế, trong khi một số tổ chức nhân đạo cảnh báo tình trạng bất bình đẳng tiêm chủng sẽ dẫn đến "nạn phân biệt chủng tộc bằng vaccine".
Sáng kiến COVAX được ủng hộ bởi WHO cùng Liên minh Toàn cầu vì Vaccine và Miễn dịch (GAVI). Chương trình đặt mục tiêu đảm bảo 2 tỷ liều vaccine Covid-19 trong năm nay, cung cấp cho 30% dân số ở 92 quốc gia và vùng lãnh thổ nghèo nhất tham gia chương trình, nhưng đang gặp nhiều khó khăn do nguồn cung khan hiếm, tình trạng bất bình đẳng và chậm trễ trong phân phối.
Tân Thủ tướng Israel khó hạ nhiệt xung đột với Palestine Tân Thủ tướng Israel Bennett được cho là không có ý định hòa giải với Palestine, thậm chí còn có quan điểm cực đoan hơn người tiền nhiệm Netanyahu. Quốc hội Israel ngày 13/6 phê chuẩn chính phủ liên minh mới do lãnh đạo đảng Yamina Naftali Bennett dẫn dắt, sau cuộc bỏ phiếu với kết quả 60 phiếu thuận, 59 phiếu chống...