Thế giới chao đảo mất nghìn tỷ USD, Việt Nam điểm sáng quốc tế
Nền kinh tế Việt Nam được dự báo có triển vọng tươi sáng nhất trong khu vực trong nửa cuối 2020 và sẽ tăng tốc bứt phá trong năm sau. Các nền kinh tế lớn nhỏ trên thế giới có thể sẽ mất hàng nghìn tỷ USD vì đại dịch.
Triển vọng sáng nhất
Viện Kế toán Công chứng Anh và xứ Wales (ICAEW) vừa đưa ra báo cáo triển vọng kinh tế mới nhất, trong đó dự báo tăng trưởng của khu vực Đông Nam Á sẽ giảm 4,2% trong năm 2020. Đây là cú sốc lớn nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997.
Trong khu vực, theo ICAEW, Việt Nam có triển vọng hồi phục sáng nhất nhờ việc ngăn chặn dịch hiệu quả. Việt Nam được dự đoán là nền kinh tế Đông Nam Á duy nhất ghi nhận khả năng tăng trưởng dương trong năm nay với GDP tăng 2,3% trong năm 2020 và vọt lên 8% vào năm 2021.
CTCP Chứng khoán VnDirect cũng vừa công bố báo cáo cập nhật kinh tế vĩ mô với hai dự báo kịch bản tăng trưởng. Trong kịch bản thứ nhất, Việt Nam sẽ ngăn chặn được làn sóng Covid-19 thứ 2 trong tháng 9 và đạt tăng trưởng GDP 3,5% trong năm 2020.
Ngược lại, ở kịnh bản thứ hai, nếu tình hình dịch bệnh tiếp tục kéo dài, tác động tiêu cực của đại dịch đối với ngành dịch vụ còn dai dẳng và trầm trọng hơn, dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam có thể đạt mức thấp hơn, chỉ tăng 2,3% so với năm 2019.
Đầu tư công tăng trưởng mạnh, giúp hồi phục nền kinh tế.
VnDirect cũng ghi nhận sự tăng tốc của xuất khẩu Việt Nam, với thặng dư thương mại tiếp tục cải thiện. Theo Tổng cục Hải quan, xuất khẩu tháng 8 ước tính tăng 6,5% so với tháng trước lên 26,5 tỷ USD (tăng 2,5% so với cùng kỳ), lập kỷ lục mới về giá trị xuất khẩu theo tháng. Lũy kế 8 tháng đầu năm, xuất khẩu tăng 1,5% so với cùng kỳ lên 174,1 tỷ USD.
Trong khi đó, nhập khẩu tháng 8 tăng 8,6% so với tháng trước, lên 24 tỷ USD (tăng 7,3% so với cùng kỳ), tuy nhiên lũy kế 8 tháng vẫn giảm 1,7% so với cùng kỳ do nhu cầu tiêu dùng trong nước sụt giảm. Do đó, 8 tháng đầu năm 2020 ghi nhận xuất siêu kỷ lục lên tới 10,9 tỷ USD.
Một điểm đáng chú ý khác là, đầu tư công tiếp tục được đẩy mạnh trong tháng 8. Đây là kết quả của việc Chính phủ đã và đang đẩy mạnh giải ngân đầu tư công nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh các động lực tăng trưởng khác bị chậm lại. Theo Tổng cục Thống kê, giải ngân đầu tư công trong 8 tháng đầu năm 2020 tăng 30,4% so với cùng kỳ lên mức 250,5 nghìn tỷ đồng.
Video đang HOT
Tuy nhiên, tăng trưởng ngành dịch vụ chậm lại trong tháng 8, còn lĩnh vực công nghiệp tiếp tục suy giảm.
Sở dĩ nền kinh tế Việt Nam chùng lại khá nhanh bởi phụ thuộc nhiều vào các nền kinh tế bên ngoài. Lý do là bởi Việt Nam có độ mở về thương mại và đầu tư cao, đặc biệt là đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, du lịch, tài chính.
Các đối tác chính của Việt Nam như Bắc Mỹ, EU, Đông Bắc Á chịu tổn thất rất lớn do Covid-19. Chính vì vậy, Việt Nam sẽ không tránh khỏi vạ lây. Nước ta cũng bắt đầu tham gia vào các chuỗi giá trị, các mạng sản xuất và khu vực toàn cầu. Các chuỗi giá trị bị đứt gãy dẫn đến cung và cầu giảm rất mạnh, gây khó khăn cho nền kinh tế trong nước.
6 tháng đầu năm, tăng trưởng GDP Việt Nam chỉ đạt 1,81%, mức thấp nhất trong hơn 30 năm qua. Song, Việt Nam là quốc gia hiếm hoi có tăng trưởng dương nhờ bệ đỡ nông nghiệp, trong khi du lịch mới chiếm tỷ trọng thấp và mức độ tiết kiệm của tầng lớp trung lưu khá cao.
Thế giới chìm trong khó khăn
Trong báo cáo vừa công bố, ICAEW nhận định, các hoạt động kinh tế bắt đầu khởi sắc và tăng trưởng dự kiến phục hồi mạnh trong năm 2021. Tuy nhiên, tốc độ phục hồi trong nửa cuối năm 2020 sẽ có sự khác nhau giữa các quốc gia trong khu vực, tùy thuộc vào việc nới lỏng các hạn chế đóng cửa và sức cải thiện nhu cầu xuất khẩu.
Sự bùng phát dịch Covid-19 đã làm giảm GDP toàn cầu khoảng 9% trong nửa đầu năm 2020, ít nhất thiệt hại gấp 3 lần quy mô của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2009. ICAEW dự báo GDP thế giới sẽ giảm tổng thể 4,4% trong năm 2020.
Nền kinh tế thế giới đang có sự phục hồi trong nửa cuối năm 2020, được cho là nhân tố sẽ thúc đẩy tăng trưởng lên 5,8% vào năm 2021.
Việt Nam nhiều khả năng sẽ là quốc gia duy nhất tại Đông Nam Á giữ được tăng trưởng dương.
Đối với khu vực Đông Nam Á, sự phục hồi kinh tế những quý tới vẫn không chắc chắn, đặc biệt là trong quý 4/2020.
Bên cạnh đó, việc ngăn chặn Covid-19 bùng phát và gỡ bỏ tình trạng đóng cửa ở mỗi nước sẽ làm gia tăng sự chênh lệch về tăng trưởng kinh tế giữa các quốc gia trong khu vực. Các nước ngăn chặn dịch thành công như Thái Lan, Việt Nam kinh tế sẽ phục hồi mạnh mẽ hơn Indonesia và Philippines – 2 quốc gia còn loay hoay với những đợt dịch bùng phát mới.
Tăng trưởng của Singapore dự báo sẽ giảm 5,7% trong năm nay, song các dấu hiệu phục hồi trong xuất khẩu và nhập khẩu sẽ thúc đẩy kinh tế nước này tăng trưởng trở lại lên 6,1% vào năm 2021.
Kinh tế Malaysia có thể sẽ giảm 6% năm 2020 và tăng trưởng 6,6% vào năm 2021. Tốc độ phục hồi kinh tế của Indonesia và Philippines vẫn khá bấp bênh, khi dự báo GDP của Indonesia dự kiến giảm 2,7% vào năm 2020 và tăng 6,2% vào năm 2021. Philippines có mức giảm GDP lớn nhất khu vực, tới 8,2% trong năm nay.
Ông Mark Billington, Giám đốc ICAEW khu vực Đông Nam Á và Trung Quốc, nhận định, quá trình phục hồi của các nền kinh tế ở Đông Nam Á sẽ là một chặng đường dài ảnh hưởng từ căng thẳng Mỹ-Trung, hoạt động thương mại toàn cầu chậm lại và đại dịch Covid-19 kéo dài đè nặng lên triển vọng tăng trưởng.
Theo ông Mark Billington, các quốc gia trong khu vực đều chịu tác động của cuộc khủng hoảng, nhưng mức độ khác nhau phụ thuộc vào cấu trúc kinh tế từng nước. Tuy vậy, các quốc gia đạt được sự cân bằng giữa phát triển kinh tế và kiểm soát dịch bệnh thì nền kinh tế sẽ có sự phục hồi nhanh hơn so với các quốc gia còn lại.
VCBS: GDP quý III dự báo tăng 1,5-1,8%, chính sách tiền tệ nới lỏng tiếp tục hỗ trợ kênh cổ phiếu
VCBS dự báo tăng trưởng GDP quý III của Việt Nam sẽ đạt 1,5% - 1,8%. Tăng trưởng GDP cả năm theo đó kỳ vong đạt 2,6% - 3,0%.
VCBS: GDP quý III dự báo tăng 1,5-1,8%, chính sách tiền tệ nới lỏng tiếp tục hỗ trợ kênh cổ phiếu
Báo cáo nghiên cứu kinh tế vĩ mô tháng 8/2020 vừa được Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) công bố nêu nhiều quan điểm đáng chú ý về diễn biến kinh tế của Việt Nam trong những tháng tới.
Theo VCBS, chính sách tiền tệ nới lỏng sẽ tiếp tục chi phối diễn biến giá của các kênh tài sản với mức định giá cao hơn, đặc biệt với cổ phiếu.
Bên cạnh đó, chế độ "bình thường mới" sau đại dịch Covid-19 sẽ tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất - kinh doanh trên toàn cầu ngay cả khi đã có các loại vắc xin.
VCBS đánh giá, trong làn sóng đại dịch thứ hai tại Việt Nam, các nỗ lực của Chính phủ nhằm hạn chế cô lập ảnh hưởng tiêu cực lên nền kinh tế phần nào cho thấy hiệu quả. Chính phủ Việt Nam vẫn đang cho thấy hành động quyết liệt trong công tác phòng chống và kiểm soát dịch cùng những động thái hỗ trợ nền kinh tế.
Trong bối cảnh chuỗi cung ứng toàn cầu vẫn đang gián đoạn do tác động của dịch Covid-19, VCBS cho rằng tăng trưởng của Việt Nam nhiều khả năng tiếp tục chịu ảnh hưởng tiêu cực trong quý tới.
Công ty chứng khoán này dự báo tăng trưởng GDP quý III của Việt Nam sẽ đạt 1,5% - 1,8%. Tăng trưởng GDP cả năm theo đó kỳ vong đạt 2,6% - 3,0%.
Về lạm phát, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8/2020 tăng 0,07% so với tháng trước, tương ứng giảm 0,12% so với tháng 12/2019 và tăng 3,18% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát tháng 9 được VCBS dự báo tăng 0,15% - 0,2% so với tháng trước. Đồng thời, VCBS duy trì quan điểm lạm phát sẽ ở mức 3,0% - 3,5% cho cả năm 2020.
Liên quan đến lãi suất, gần đây, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 08 thay thế Thông tư 22 về hoãn lộ trình thực hiện tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn thêm 1 năm. Động thái này, theo VCBS, thể hiện sự nhất quán của Ngân hàng Nhà nước với chính sách điều hành linh hoạt, ổn định mặt bằng lãi suất thấp để hỗ trợ tăng trưởng, phục hồi sau đại dịch.
Với bối cảnh như vậy, lãi suất huy động đã giảm 0,05-0,1 điểm% trong tháng.
VCBS kỳ vọng lãi suất huy động có thể giảm 0,7-1điểm% tại các kỳ hạn trong cả năm nay.
Dù mặt bằng lãi suất giảm, công ty chứng khoán này đánh giá các ngân hàng sẽ không gặp khó khăn trong việc huy động vốn khi gửi tiết kiệm vẫn được xem là kênh đầu tư an toàn trước các lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu. Cùng với đó, nhu cầu huy động ở thời điểm này không lớn trong bối cảnh thanh khoản dồi dào và nhu cầu tín dụng chịu ảnh hưởng tiêu cực từ dịch bệnh.
Về tỷ giá, nguồn ngoại tệ từ xuất siêu hay giải ngân FDI tiếp tục là điểm nhấn hỗ trợ tỷ giá trong giai đoạn này. Theo đó, VCBS duy trì dự báo tỷ giá sẽ biến động không quá 2% cho cả năm nay.
Kinh tế Việt Nam tươi sáng nhất ASEAN Báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu vừa được hãng dự báo và phân tích tình hình kinh tế Oxford Economics công bố, do Viện Kế toán công chứng của Anh (ICAEW) ủy quyền, đánh giá triển vọng phục hồi kinh tế của Việt Nam tươi sáng nhất trong khu vực Đông Nam Á. Việt Nam được cho là nền kinh tế...