Thế giới can ngăn Mỹ rút khỏi Hiệp ước INF với Nga

Theo dõi VGT trên

Ngày 20/10, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố Mỹ sẽ rút khỏi Hiệp ước Hoa Kỳ – Nga về loại bỏ tên lửa tầm ngắn và tầm trung ( INF).

Mặc dù Mỹ chưa chính thức khởi động thủ tục rút khỏi INF nhưng lãnh đạo nhiều quốc gia trên thế giới đã lên tiếng can ngăn vì cho rằng điều đó sẽ phá vỡ sự ổn định an ninh toàn cầu hiện nay

Thế giới can ngăn Mỹ rút khỏi Hiệp ước INF với Nga - Hình 1

Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov

Hoa Kỳ sẽ rút khỏi Hiệp ước INF, Tổng thống Donald Trump nói với các phóng viên trong một cuộc họp báo ở Elko, bang Nevada, ngày 20/10. Ông Trump đổ lỗi cho việc Nga vi phạm hiệp ước này. Ông Trump đồng thời không loại trừ khả năng ký một hiệp ước khác về vũ khí hạt nhân tầm trung với MoskvaBắc Kinh nếu Nga và Trung Quốc đảm bảo ngừng sản xuất các loại vũ khí này. Theo Tổng thống Trump, Hoa Kỳ phải phát triển vũ khí của mình.

Được ký ngày 8/12/1987 giữa Tổng thống Mỹ Ronald Reagan và Tổng thư ký Đảng Cộng sản Liên Xô Mikhail Gorbachev, Hiệp ước INF nhằm mục tiêu tiêu hủy các tên lửa có tầm b.ắn từ 500 đến 5.500 km. Vào tháng 5/1991, các điều kiện của thỏa thuận đã được hoàn thành: Liên Xô đã phá hủy hơn 1.700 tên lửa đạn đạo và hành trình mặt đất, và Washington cũng đã loại bỏ 859. Hiệp ước cho phép mỗi bên tự ý rút khỏi thỏa thuận nếu chứng minh được quyết định của mình. Trong 30 năm qua, Moskva và Washington đã không ngừng chỉ trích, cáo buộc lẫn nhau vi phạm thỏa thuận và nhiều lần đe dọa rút khỏi hiệp ước.

Cả Bộ Ngoại giao Mỹ lẫn Lầu Năm Góc đều chưa đưa ra bất kì tuyên bố nào liên quan đến phát ngôn gây tranh cãi của ông Trump. Ngày 22/10, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov khẳng định cho tới nay Washington chưa có bất kỳ bước đi nào nhằm thúc đẩy việc rút khỏi thỏa thuận. Trong khi đó cũng trong ngày 22/10, Cố vấn an ninh Mỹ John Bolton có chuyến thăm 2 ngày tới Moskva để tham gia các cuộc đàm phán với quan chức an ninh cấp cao Nga. Ông John Bolton được báo giới Mỹ cho là có liên quan mật thiết đến kế hoạch rút khỏi INF của Washington. Một số nhà phân tích đã viện dẫn văn bản do ông Bolton viết năm 2011, trong đó ông nhấn mạnh “Mỹ nên rời bỏ Hiệp ước INF”. Theo lịch trình thăm Nga lần này, ông John Bolton dự kiến sẽ gặp người đồng cấp Nga Nikolai Patrushev và Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov. Trước đó, ông Dmitry Peskov từng úp mở về khả năng cố vấn Bolton sẽ có cuộc gặp với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Hãng thông tấn RIA ngày 21/10 dẫn phát biểu của người phát ngôn Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết nhà lãnh đạo Nga sẽ yêu cầu Mỹ giải thích lý do đằng sau kế hoạch nước này rút khỏi INF. Rất có thể sau chuyến thăm này, câu trả lời rõ ràng từ phía Mỹ về việc có dứt khoát rút khỏi INF hay không sẽ được đưa ra.

Video đang HOT

Trong mấy ngày qua, sau khi Tổng thống Trump b.ắn tin sẽ rút khỏi INF, truyền thông quốc tế rầm rộ đưa tin để mổ sẻ nguyên nhân của quyết định này. Trong đó đáng kể nhất là một số nhà phân tích cho rằng mục tiêu chính của Mỹ khi quyết định rút ra khỏi INF là đối phó với Trung Quốc, vào lúc quan hệ Washington – Bắc Kinh không chỉ căng thẳng trong vấn đề thương mại mà cả trong lĩnh vực quân sự. Theo nhận định của tờ New York Times, quyết định rút này “sẽ cho phép Mỹ đối phó với việc Trung Quốc trang bị vũ khí tại Thái Bình Dương”. Đặc biệt là tại vùng Biển Đông đang có tranh chấp, Trung Quốc đã cho cải tạo, bồi đắp nhiều bãi đá ngầm thành những đảo t.iền tiêu quân sự.

Hoa Kỳ lo ngại Trung Quốc có thể triển khai các loại tên lửa đạn đạo mà không sợ bị khống chế vì nước này không ký kết INF. Loạt tên lửa DF và HN của Trung Quốc có tầm b.ắn đến 15.000km và như vậy có thể b.ắn tới lãnh thổ Hoa Kỳ. Theo ông Lưu Vệ Đông, chuyên nghiên cứu về nước Mỹ thuộc Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, quyết định này của Donald Trump sẽ giúp cho quân đội Mỹ tự do phát triển cũng như triển khai các loại vũ khí thông thường và hạt nhân trong khu vực.

Chỉ có điều, như lưu ý của chuyên gia Collin Koh, thuộc Đại học Công nghệ Nanyang tại Singapore, khi Hoa Kỳ rút khỏi Hiệp ước INF, Nga và Trung Quốc có thể tận dụng cơ hội này như là một chất xúc tác để đẩy nhanh hơn nữa các chương trình phát triển vũ khí của mình. Và như vậy, “lần đầu tiên kể từ năm 1972, nhân loại có nguy cơ rơi vào một thế giới ở đó sẽ không tồn tại một giới hạn nào đối với các nước trong việc phát triển vũ khí hạt nhân”, như cảnh báo của ông Malcolm Chalmers, Giám đốc Học viện Royal United Services Institute, chuyên nghiên cứu về quốc phòng, với tờ báo Anh The Guardian.

Và đây là điều khiến nguyên thủ nhiều nước lên tiếng bày tỏ lo ngại sâu sắc. Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov cho biết hôm 21/10 rằng việc Mỹ đơn phương rút khỏi INF sẽ “rất nguy hiểm” và dẫn đến việc trả đũa “quân sự – kỹ thuật”. Ông Ryabkov nói rằng nếu Hoa Kỳ rút lui, Nga sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài việc trả đũa, bao gồm cả các biện pháp có “tính chất kỹ thuật – quân sự”, nhưng không nói cụ thể những biện pháp đó là gì. “Chúng tôi mong rằng mọi chuyện không đi xa đến mức đó”, RIA trích lời ông cho biết. Hãng tin TASS trích lời ông nói rằng việc rút ra “sẽ là một bước rất nguy hiểm”, và chính Washington mới là bên không tuân thủ hiệp ước, chứ không phải Moskva. Ông cho biết chính quyền của ông Trump đã sử dụng hiệp ước này để tìm cách ép buộc Điện Kremlin, khiến an ninh toàn cầu gặp rủi ro. “Tất nhiên, chúng tôi sẽ không chấp nhận các trò ra tối hậu thư hay gây sức ép”, theo lời phát biểu của ông được Interfax trích dẫn.

Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres trong chương trình nghị sự mới về giải trừ vũ khí đã kêu gọi Nga và Mỹ giải quyết bất đồng về INF để tránh xảy ra thảm họa khi căng thẳng giữa các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân không thể kiểm soát.

Ngày 22/10, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hua Chunying cho biết: “Hiệp ước INF là thỏa thuận quan trọng nhằm kiểm soát vũ khí mà Hoa Kỳ và Liên Xô đã đạt được trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Văn kiện này đóng một vai trò quan trọng trong việc ổn định quan hệ quốc tế, duy trì sự cân bằng chiến lược và ổn định toàn cầu. Ngày hôm nay, thỏa thuận này vẫn có ý nghĩa vô cùng to lớn”. Việc Mỹ đơn phương rút khỏi thỏa thuận sẽ dẫn tới các tác động tiêu cực đa phương”, đại diện cơ quan ngoại giao của Trung Quốc nhấn mạnh. Bà Hua Chunying nói thêm rằng: “Việc coi Trung Quốc như một nguyên nhân để Mỹ rút khỏi Hiệp ước INF là hoàn toàn sai lầm vì Trung Quốc không phải là một bên tham gia ký kết”.

Cũng trong ngày 22/10, Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga đã bày tỏ hy vọng Mỹ sẽ cân nhắc lại kế hoạch rút khỏi hiệp ước vũ khí hạt nhân thời Chiến tranh Lạnh với Nga. Phát biểu tại một cuộc họp báo, ông Suga nói: “Việc Mỹ không còn lựa chọn nào khác ngoài rút khỏi Hiệp ước INF là điều không mong muốn và chúng tôi hy vọng Mỹ sẽ tránh đưa ra quyết định”. Đại diện chính phủ Nhật Bản cho biết thêm, Tokyo sẽ tìm cách trao đổi quan điểm về vấn đề này với phía Washington.

Trong khi đó theo AFP, trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Mỹ Donald Trump ngày 22/10, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nhấn mạnh vai trò của Hiệp ước INF trong việc bảo vệ an ninh và ổn định của châu Âu. “Tổng thống Macron đã nhấn mạnh tầm quan trọng của Hiệp ước INF, đặc biệt là đối với an ninh châu Âu cũng như sự ổn định chiến lược của Pháp”, AFP trích tuyên bố của Văn phòng Tổng thống Pháp cho biết.

Đức cũng bày tỏ quan ngại về hậu quả của việc Mỹ rút khỏi INF. “Hiệp ước đã tồn tại 30 năm là trụ cột quan trọng trong cấu trúc an ninh của châu Âu”, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas nói, đồng thời kêu gọi Mỹ cân nhắc tới hậu quả đối với cả châu Âu và các nỗ lực giải trừ vũ khí trong tương lai sau quyết định rút khỏi INF.

Tuy nhiên, nước Anh lại có quan điểm ngược lại khi tuyên bố ủng hộ việc Mỹ rời khỏi thỏa thuận hạt nhân với Nga. “Mỹ là đồng minh thân cận và lâu dài của Anh, vì thế tất nhiên chúng tôi triệt để ủng hộ quyết định của Tổng thống Trump về việc Mỹ rút khỏi Hiệp ước để gửi đi thông điệp tới Nga rằng nên tôn trọng các nghĩa vụ trong hiệp ước mà họ đã ký kết”, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Gavin Williamson cho hay.

Theo giới quan sát, việc rút khỏi INF với Nga một mặt có thể cho phép Hoa Kỳ chế tạo tên lửa tầm trung loại mới nhưng sẽ khiến cho việc việc đàm phán lại hiệp định tên lửa hạt nhân chiến lược New Start với Nga, sắp hết hạn vào năm 2021, trở nên khó khăn thêm. Như thế, cho dù Tổng thống Donald Trump cố gắng tạo mối quan hệ hòa dịu với đồng nhiệm Nga Vladimir Putin, kể cả phủ nhận chuyện Nga can thiệp vào bầu cử Mỹ năm 2016, bang giao Mỹ – Nga vẫn phức tạp. Ngày 22/10, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov nhấn mạnh nước này sẵn sàng ký Hiệp ước New Start và sẵn sàng trao đổi với Mỹ về vấn đề này.

H.Phan

Theo petrotimes AFP

Putin gửi thông điệp rắn tới Trump về hiệp ước hạt nhân

Nga tuyên bố nếu Tổng thống Donald Trump quyết rút Mỹ ra khỏi Hiệp ước Các lực lượng Hạt nhân Tầm trang (INF), nước này sẽ buộc phải có những bước đáp trả thích hợp để khôi phục cán cân hạt nhân với Washington. Nói cách khác, một cuộc chạy đua vũ trang mới sẽ bắt đầu.

Putin gửi thông điệp rắn tới Trump về hiệp ước hạt nhân - Hình 1

Hệ thống tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Yars RS-24 trong cuộc diễu binh Ngày Chiến thắng tại Quảng trường Đỏ, Moscow, Nga vào hôm 9.5.2018. Ảnh: Reuters.

Trả lời các phóng viên vào hôm qua (22.10), phát ngôn viện Điện Kremlin Dmitry Peskov bình luận rằng dự định rút Mỹ ra khỏi Hiệp ước INF là một hành động có thể khiến "cả thế giới gặp nguy hiểm lớn hơn".

"Điều này có nghĩa là nước Mỹ không che dấu mà còn công khai bắt đầu phát triển những hệ thống vũ khí (hạt nhân tầm trung - PV) trong tương lai. Nếu các hệ thống này được phát triển thì các nước khác, trong đó có Nga, sẽ phải có những bước đi để cân bằng lại sức mạnh", ông Peskov nói.

Tuy nhiên, theo Reuters, Moscow cũng đưa ra tín hiệu chủ động giảm nhẹ tình hình hiện tại. Cụ thể, phía Nga sẵn sàng đối thoại nhằm làm rõ với Mỹ tình hình thực thi Hiệp ước INF, qua đó xóa đi nỗi lo ngại của Washington rằng Moscow đang vi phạm các điều khoản mà 2 bên đã thỏa thuận.

Hiệp ước Các lực lượng Hạt nhân Tầm Trung (INF) được Tổng thống Mỹ Ronald Reagan và nhà lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev ký kết vào năm 1987, quy định cấm toàn bộ các loại tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân có tầm b.ắn từ 500-5.500km.

Được biết, chính bản thân ông Gorbachev, nay đã 87 t.uổi, mới đây đã lên tiếng khẳng định rằng phá hoại INF sẽ gây ra một cuộc chạy đua vũ trang mới giữa các cường quốc, gây ra hậu quả nghiêm trọng.

Theo Danviet

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Quân đội Hàn Quốc ra thông điệp cứng rắn với Triều Tiên về việc thả bóng bay mang rác
14:05:42 23/09/2024
Khó khăn nhiều, sức ép lớn
13:08:35 23/09/2024
CNA: Việt Nam hướng tới là trung tâm đổi mới công nghệ
19:20:07 23/09/2024
Nga: Châu Âu cần một cấu trúc an ninh mới
08:00:32 24/09/2024
Ông Trump tuyên bố sẽ không tái tranh cử nếu thua bà Harris vào tháng 11 tới
13:08:04 23/09/2024
Thêm quốc gia châu Phi cấm đồ nhựa dùng một lần
13:09:07 23/09/2024
The Times: Quyết định tấn công sâu vào lãnh thổ Nga khó có thể được đưa ra
14:01:04 23/09/2024
Nhật Bản lần đầu b.ắn pháo sáng chặn máy bay quân sự Nga xâm nhập không phận
18:20:16 24/09/2024

Tin đang nóng

Vợ c.hán c.hồng, đắm say cuộc tình với người sếp đẹp trai, trong cơn say cả 2 đã đi quá giới hạn và cái kết ngỡ ngàng
07:02:04 25/09/2024
X.ót x.a một nam ca sĩ cầm t.iền của đồng nghiệp nhưng không mở nổi mắt để cảm ơn
06:30:55 25/09/2024
Đang lúc gần gũi, bạn trai cuống cuồng rời đi, chưa hiểu chuyện gì xảy ra thì tá hỏa khi thấy vật lạ trên người anh rơi xuống
06:53:55 25/09/2024
Bị ép gả cho chồng già, đêm tân hôn cô gái trẻ hoảng loạn vì sợ gần gũi, nhưng cái kết khiến nhiều người giật mình
07:32:20 25/09/2024
Vợ bất ngờ làm một bàn ăn thịnh soạn, mua rượu về chuốc say chồng, tôi giả vờ ngủ rồi phát hiện chuyện kinh hoàng giữa đêm
07:43:33 25/09/2024
Vợ mang bầu 7 tháng nhưng vẫn chưa lộ bụng, tôi đưa đi kiểm tra thì bác sĩ khuyên l.y h.ôn vì lý do cực sốc
07:17:24 25/09/2024
Đang lúc cao trào, mẹ chồng bất ngờ lao vào phòng tân hôn của tôi tuyên bố một câu khiến tôi quyết định l.y h.ôn vào ngày hôm sau
07:59:34 25/09/2024
Bộ phận "độc nhất vô nhị" của con heo, tốt cho tim, bổ m.áu, nấu thế này ăn ngon vô cùng!
06:12:12 25/09/2024

Tin mới nhất

Telegram thông báo việc cung cấp dữ liệu theo yêu cầu của chính quyền

08:32:08 25/09/2024
Tuy nhiên, trong những tuần gần đây, Telegram đã xóa tất cả nội dung có vấn đề khỏi mục tìm kiếm và một nhóm kiểm duyệt đặc biệt đã sử dụng trí tuệ nhân tạo để giúp tìm kiếm trong Telegram an toàn hơn.

Nhật Bản công bố thời điểm họp Quốc hội bất thường

08:29:39 25/09/2024
Theo giới phân tích, người chiến thắng trong cuộc bầu Chủ tịch đảng LDP sắp tới chắc chắn sẽ trở thành thủ tướng do LDP và đảng Công minh (Komeito) - đối tác trong liên minh cầm quyền, hiện đang kiểm soát lưỡng viện của Nhật Bản.

Ngoại trưởng Trung Quốc bày tỏ quan điểm về một số vấn đề xảy ra gần đây ở Liban

08:27:56 25/09/2024
Ông Vương Nghị nhấn mạnh, dù tình thế có thay đổi như thế nào, Trung Quốc vẫn duy trì đứng về phía công lý và các bạn bè Arab, trong đó có Liban.

Nga chi bao nhiêu để sản xuất tên lửa và UAV?

08:11:09 25/09/2024
Truyền thông Ukraine ước tính số t.iền Nga phải bỏ ra mỗi tháng để sản xuất tên lửa và UAV ném xuống các mục tiêu của phía Kiev.

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc sẽ cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc để hỗ trợ tăng trưởng

08:09:16 25/09/2024
Thông tin trên là một trong nhiều nội dung được Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc Phan Công Thắng chia sẻ trong cuộc họp báo sáng 24/9.

Nga cáo buộc Ukraine đưa lính đ.ánh thuê đến Kursk

08:01:21 25/09/2024
Một chỉ huy của Nga cho biết, Ukraine đã bắt đầu sử dụng lính đ.ánh thuê nước ngoài trong các đơn vị triển khai ở tỉnh biên giới Kursk của Nga.

Nỗ lực "tiếp sức" của EU cho Ukraine trong cuộc đối đầu với Nga

07:50:05 25/09/2024
Liên minh châu Âu (EU) dường như đang tiếp bước Mỹ trở thành nguồn lực hỗ trợ chính cho Ukraine trong cuộc chiến khốc liệt với Nga.

BI: Làn sóng phá sản sẽ ập vào ngành thép Trung Quốc

07:45:39 25/09/2024
Cuộc khủng hoảng ngành thép của Trung Quốc sẽ châm ngòi một làn sóng phá sản nhưng cũng giúp đẩy nhanh quá trình hợp nhất ngành, theo nhóm chuyên gia tới từ Bloomberg Intelligence (BI).

Trách nhiệm với tương lai

06:03:00 25/09/2024
Bên cạnh đó, trong thời đại công nghệ, sự phát triển nhanh chóng cũng đi kèm với những mối đe dọa mới, khi các công nghệ bị vũ khí hóa để gây ra tác hại tối đa trong một thế giới có sự kết nối cao.

Boeing đề xuất phương án tăng lương để chấm dứt đình công

06:02:01 25/09/2024
Ngoài ra, đề xuất sửa đổi vẫn duy trì các điều khoản khác như cam kết chế tạo thế hệ máy bay mới tiếp theo của Boeing tại khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương.

Trên 430.000 người bị ảnh hưởng do mưa bão Bebinca tại Trung Quốc

06:00:23 25/09/2024
Mặc dù mưa lớn đã dừng ở Thương Khâu, nhưng một số khu vực trong thành phố vẫn đang ngập úng. Lực lượng ứng phó khẩn cấp và cứu hộ đang túc trực để xử lý tình hình.

Tướng quân đội Nga: Ukraine đang luân chuyển lực lượng ở khu vực Kursk

05:50:57 25/09/2024
Theo đó, các đơn vị của Lữ đoàn tấn công độc lập số 95 đã thực hiện vụ tấn công, đ.ánh dấu lần tấn công xuyên biên giới thành công thứ 2 kể từ khi Kiev bắt đầu chiến dịch tại khu vực Kursk của Nga.

Có thể bạn quan tâm

Cô giáo bỏ dở bữa trưa, đ.ánh thức hơn 200 học sinh thoát thảm họa sạt lở

Tin nổi bật

08:34:48 25/09/2024
Những ngày này, cô Bùi Thị Châm (33 t.uổi) cùng các giáo viên Trường Phổ thông dân tộc bán trú và Trung học cơ sở Trung Lý, xã Trung Lý, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa tất bật nấu cơm cho 214 học sinh.

Nhan sắc xinh đẹp của hot girl người Tày chiếm sóng mạng xã hội

Người đẹp

08:31:15 25/09/2024
Thu Hà Ceri gây sốt khi đóng cặp cùng Long Vũ - con trai nghệ sĩ Vân Dung - trong bộ phim giờ vàng Đi giữa trời rực rỡ .

Câu trả lời của Kỳ Duyên - Minh Triệu khi bị hỏi: "Nếu một ngày 2 bạn xa nhau?"

Sao việt

08:30:56 25/09/2024
Từ những người thân thiết đồng hành cùng nhau hơn nửa thập kỷ nhưng những ngày qua, Kỳ Duyên và Minh Triệu lại bị réo tên với những chủ đề bàn tán xoay quanh drama hậu tan vỡ.

Nhóm chuyên đột nhập biệt thự ở Long An, Tây Ninh trộm tài sản lĩnh án

Pháp luật

08:30:05 25/09/2024
Kinh doanh quán ăn thua lỗ, Quí rủ Trọng, Trường đột nhập vào những biệt thự ở Long An, Tây Ninh, trộm tài sản lên đến hàng tỷ đồng.

Video người phụ nữ trong đoàn cứu trợ Đắk Lắk bật khóc khi bị "chặn xe", ép làm một việc: Dân mạng nghe xong thì vỡ oà

Netizen

08:25:32 25/09/2024
Nhiều người xem video đã nín thở sợ hãi, lo cho đoàn cứu trợ nhưng khi biết sự thật thì vừa buồn cười lại vừa thấy ấm lòng vô cùng.

Sao Kpop 25/9: Lisa lưu diễn châu Á, Song Hye Kyo khoe ảnh bên người đàn ông U50

Sao châu á

08:25:16 25/09/2024
Lisa sẽ có lưu diễn châu Á trong tháng 11, danh tính người đàn ông thân thiết bên cạnh Song Hye Kyo đã được hé lộ.

Mới về nhà chồng, tôi thấy kỳ lạ khi mẹ chồng đêm nào cũng đi ra ngoài, tò mò đi theo tôi kinh ngạc thấy căn phòng bà bước vào

Góc tâm tình

08:17:05 25/09/2024
Đêm đó, tôi không ngủ được, vừa nghe tiếng lạch cạch mẹ chồng mở cửa thì tôi lén đi theo sau xem mẹ chồng làm gì.

Đi giữa trời rực rỡ - Tập 40: Chải bước chân vào nghề xe ôm công nghệ

Phim việt

07:33:00 25/09/2024
Sau ngày đầu đi làm thuê ở quán phở thất bại, Chải được bố đầu tư cho chiếc xe máy cũ để đi chạy xe ôm công nghệ.