The Diplomat: Tập Cận Bình “sỉ nhục” Shinzo Abe tại Bắc Kinh
Cử chỉ đơn giản này thể hiện rõ nét thái độ khinh thị của một nguyên thủ nước chủ nhà đối với nguyên thủ quốc gia khác.
Ông Tập Cận Bình tiếp ông Shinzo Abe với vẻ mặt “lạnh như tiền”. Ảnh: SCMP.
Aurelia George Mulgan, giáo sư về chính trị Nhật Bản tại đại học New South Wales hôm 17/11 bình luận trên tờ The Diplomat, trong cuộc tiếp xúc thượng đỉnh song phương bên lề hội nghị APEC tại Bắc Kinh, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã bị chủ nhà “sỉ nhục”. Mặc dù cuối cùng Tập Cận Bình đã chịu gặp Thủ tướng Nhật Bản, nhưng đồng thời dùng cuộc gặp để làm nhục ông.
Thủ tướng Shinzo Abe đã phải đứng chờ Tập Cận bình ở Nhân Dân đại lễ đường, một sự đảo ngược hoàn toàn của nghi thức ngoại giao bình thường. Khi gặp nhau, ông Shinzo Abe đã chủ động nở nụ cười và hướng bàn tay về phía chủ nhà tỏ cử chỉ thân thiện, đồng thời nói vài lời chào hỏi. Tuy nhiên Tập Cận Bình đã không đáp lại. Ông chỉ lắc nhẹ bàn tay Thủ tướng Abe, không nói gì và quay đi.
Cử chỉ đơn giản này thể hiện rõ nét thái độ khinh thị của một nguyên thủ nước chủ nhà đối với nguyên thủ quốc gia khác, một quan chức Bộ Ngoại giao Nhật Bản bình luận. Hành vi không đúng phép ngoại giao của Tập Cận Bình đã gây ấn tượng mạnh với bất kỳ nhà quan sát nào.
Biểu hiện trên khuôn mặt Tập Cận Bình dường như muốn nói rằng: “Tôi không muốn nhìn thấy ông”, trái ngược hoàn toàn với nụ cười ông chào hỏi lãnh đạo Nga, Hàn Quốc và các nước khác. Điều này càng nhấn mạnh tới sự tồi tệ trong quan hệ Trung – Nhật. Nhìn chung các phương tiện truyền thông Trung Quốc phần lớn đã bỏ qua cuộc tiếp xúc Tập Cận Bình – Shinzo Abe.
Trong khi đó cách Tân Hoa Xã đưa tin về cuộc gặp thì Tập Cận Bình dường như lên lớp, “dạy dỗ” ông Shinzo Abe về cách Nhật Bản nên cư xử như thế nào trong tương lai, bao gồm đi theo con đường phát triển hòa bình và lựa chọn chính sách an ninh, quân sự thận trọng.
Video đang HOT
Sự khác biệt rõ ràng có thể thấy trong cách thức và tầm quan trọng của cuộc họp thượng đỉnh Trung – Nhật cũng như văn bản thỏa thuận trước đó giữa hai bên. Những khác biệt này có thể ươm mầm cho những cuộc tranh luận tiếp tục trong tương lai.
Tại Nhật Bản, truyền thông nước này hiểu rằng cuộc tiếp xúc giữa Thủ tướng Shinzo Abe với ông Tập Cận Bình là một bước tiến hướng tới việc cải thiện quan hệ thì ở Trung Quốc, báo chí nước này vẫn cho rằng còn một chặng dường dài phía trước để 2 nước có thể cải thiện quan hệ.
Mặt khác vấn đề Nhật Bản có chấp nhận yêu cầu của Bắc Kinh, phải thừa nhận tranh chấp ở quần đảo Senkaku trên biển Hoa Đông hay không cũng đang có những giải thích khác nhau giữa Tokyo và Bắc Kinh. Nhật Bản cho rằng, thừa nhận 2 bên có quan điểm khác nhau về vấn đề Senkaku không có nghĩa là Tokyo thừa nhận có tranh chấp với Trung Quốc. Trong khi đó Bắc Kinh có tờ báo khẳng định Nhật Bản đã “thừa nhận tranh chấp chủ quyền Senkaku”.
Hy vọng cho một bước đột phá thực sự trong quan hệ Trung – Nhật còn rất xa. Thái độ của Tập Cận Bình đặc biệt lạnh lùng như thể ông đang làm nản lòng bất kỳ lạc quan hay nỗ lực nào về việc cải thiện mối quan hệ song phương trong thời gian tới. Chắc chắn vẻ mặt ông Tập Cận Bình khi tiếp Thủ tướng Shinzo Abe mang thông điệp rằng các cuộc chiến về lịch sử và lãnh thổ giữa 2 nước sẽ tiếp tục.
Theo Giáo Dục
Chuyên gia: Trung Quốc đã làm lành với Nhật Bản, Việt Nam trước APEC 2014
Chuyên gia Elizabeth nhận định rằng với những chủ đề đã được thiết kế sẵn này, Trung Quốc coi chúng là một cơ hội để cố giành chiến thắng trước các nền kinh tế.
Lãnh đạo cao cấp Trung Quốc - Nhật Bản
Trang The Diplomat trụ sở tại Tokyo, Nhật Bản ngày 1/11/2014 đăng bài phân tích của tác giả Elizabeth C. Economy - học giả cao cấp đồng thời là Giám đốc Hội đồng quan hệ đối ngoại của công ty đầu tư toàn cầu C.V. Starr & Co. Inc. Bà Elizabeth C. Economy là chuyên gia nghiên cứu về chính sách ngoại giao, đối nội của Trung Quốc cũng như quan hệ song phương Mỹ - Trung.
Bài nhận định của bà Elizabeth C. Economy cho rằng diễn đàn kinh tế APEC sắp diễn ra tại Bắc Kinh trong những ngày tới là một trong những cơ hội để Trung Quốc tiến hành "cài đặt lại: một loạt những vấn đề mà Bắc Kinh đang phải đối mặt. Và trên thực tế, để diễn đàn APEC diễn ra trong không khí "hòa bình, hợp tác" Trung Quốc thực tế đã tìm cách cải thiện quan hệ với các quốc gia láng giềng trong đó có Việt Nam và Nhật Bản.
Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương viết tắt là APEC đang cận kề diễn ra với sự chuẩn bị hết sức chu đáo của Trung Quốc. Những chiếc xe limousines sang trọng đã được chuẩn bị sẵn để đón, đưa các nhà lãnh đạo hàng đầu khu vực; chính quyền Bắc Kinh cũng cho đóng cửa tất cả các nhà máy có khả năng gây ô nhiễm thành phố thủ đô; số lượng xe cộ được phép lưu thông hàng ngày đã được hạn chế xuống còn một nửa để đảm bảo các thượng khác sẽ không còn có thể chứng kiến các màn sương ô nhiễm vốn từ lâu đã làm đau đầu các nhà chức trách.
Theo Elizabeth C. Economy, Trung Quốc thời gian gần đây cũng đã tìm cách giảm căng thẳng chính trị với các quốc gia láng giềng lân cận như Việt Nam và Nhật Vản để đảm bảo rằng tinh thần hợp tác sẽ lấn át không khí đối đầu đã kéo dài khá lâu.
Bà Elizabeth cho rằng, về bản chất, chương trình nghị sự của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương năm 2014 lần này được thiết kế giành riêng cho Trung Quốc bởi diễn đàn này phản ánh tất cả những ưu tiên đối nội hàng đầu của Bắc Kinh,
Trong số các ưu tiên này có sáng kiến liên quan đến chống tham nhũng sẽ được các bên thảo luận và ký kết trong cuộc gặp gỡ chung.
Còn các chủ đề chính của diễn đàn APEC 2014 theo các chuyên gia dự đoán có thể có những vấn đề mang màu sắc "giấc mơ Trung Hoa của ông Tập Cận Bình" như: Nhất thể hóa kinh tế khu vực hiện đại; thúc đẩy phát triển cải tiến; củng cố kết nối hiểu biết, phát triển cơ sở hạ tầng...
Ngoài ra, chắc chắn tại diễn đàn này lãnh đạo Trung Quốc sẽ trình bày cái gọi là "tầm nhìn của Trung Quốc đối với khu vực thông qua kết nối các tuyến đường sắt, hải cảng, đường cao tốc.
Chuyên gia Elizabeth nhận định rằng với những chủ đề đã được thiết kế sẵn này, Trung Quốc coi chúng là một cơ hội để cố giành chiến thắng trước các nền kinh tế lớn của khu vực như Australia, Indonesia, Hàn Quốc và có lẽ cả Nhật Bản để thuyết phục các nước này cùng hợp sức xây dựng Ngân hành cơ sở hạ tầng phát triển châu Á để cạnh tranh với các định chế tài chính như Ngân hàng phát triển châu Á và Ngân hàng thế giới (WB) như đã từng đề cập trước đó.
Chắc chắn Trung Quốc cũng đã tính toán với việc các quốc gia mà Bắc Kinh đang lôi kéo đã và sẽ chịu áp lực từ Hoa Kỳ thôi thúc họ không tham gia đại dự án tham vọng của Trung Quốc.
Tuy nhiên, bất chấp áp lực của Hoa Kỳ, một số quốc gia trong nhóm bị lôi kéo đã thể hiện rằng chính họ cũng đang gặp các vấn đề liên quan đến hệ thống ngân hàng của chính những nước này, đồng thời bày tỏ không cần đến những cảnh báo từ Washington để tự mình điều chỉnh một cách tiếp cận thận trọng.
Trong khi đó, các quốc gia có nền kinh tế mạnh lại lo ngại các vấn đề liên quan đến quyền làm chủ thực sự quanh dự án ngân hàng tham vọng do Trung Quốc đề xuất. Chính vì thế có thể xuất hiện tình huống một số nước muốn biết được vị thế của mình trước khi ký kết bất cứu văn kiện nào liên quan trước khi đàm phán bởi có thể họ sẽ lâm vào tình thế "quá muộn" để sửa sai.
Đương nhiên, có những vấn đề có thể Trung Quốc sẽ không đạt được nhân sự kiện APEC 2014 này. Một trong số đó được chuyên gia Elizabeth chỉ ra đó là danh sách nhưng mong muốn của ông Tập Cận Bình khi gặp gỡ Tổng thống Mỹ Barack Obama, cụ thể và quan trọng nhất trong danh sách đó là việc thảo luận cho sự tham gia của TQ vào hiệp ước Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương/ Trans-Pacific Partnership (TPP) do Mỹ khởi xướng.
Sau nhiều năm giải mã bản chất của hiệp định TPP và luôn coi TPP là một âm mưu có chủ ý nhằm vào TQ, nay Bắc Kinh nhận thấy rằng TQ cũng cần TPP. Theo lời của một quan chức TQ, Washington đang rất ích kỷ vì không chia sẻ các chi tiết của TPP với Bắc Kinh, đặc biệt là các cuộc đàm phán liên quan đến thương mại mậu dịch.
Không cần cân nhắc thực tế rằng phải mất ít nhất khoảng 1 thập kỷ nữa Bắc Kinh mới có thể đáp ứng được các tiêu chuẩn do các nền kinh tế lớn đã tham gia các cuộc đàm phán TPP đặt ra, Bắc Kinh bề ngoài có vẻ như đã quyết định thử các bước đi chậm dãi vào quá trình đàm phán để không bỏ lỡ bất kỳ cơ hội nào.
Theo Giáo Dục
Những tình huống "khó đỡ" ở thượng đỉnh APEC 2014 Một vài khoảnh khắc tại APEC năm nay thậm chí còn "lạnh" hơn cả cái bắt tay giữa hai ông Tập Cận Bình và Shinzo Abe... Tổng thống Mỹ Barack Obama tỏ ra lạnh lùng khi người đồng cấp Nga Vladimir Putin vỗ vào lưng ông ở Trung tâm Hội nghị Bắc Kinh hôm 10/11- Ảnh: EPA. Một cuộc đối thoại chóng vánh...