The Chainsmokers – những chàng trai vô danh trở thành “phù thủy âm nhạc”
Nhắc đến The Chainsmokers, chúng ta thường nghĩ ngay đến những bản hit đình đám thu hút hàng tỷ lượt view trên Youtube.
Âm nhạc của nhóm là âm nhạc của giới trẻ, là sự sôi động được lấy cảm hứng từ những câu chuyện đời thường. Với những ca khúc tỷ view, những giải thưởng danh giá, The Chainsmokers đã trở thành cái tên đáng được trông đợi nhất hiện nay. Thế nhưng ít ai biết rằng, nhóm từng suýt phải giải tán chỉ vì hành động selfie trên sân khấu.
Bộ đôi DJ/ Producer này được biết đến qua những bài hit tỷ views của mình, họ tạo nên một làn sóng mạnh mẽ trong cộng đồng người yêu nhạc EDM trên toàn thế giới, bên cạnh đó bộ đôi còn được giới mộ điệu yêu mến bởi phong cách thời trang hút hồn khi đứng trên sân khấu lẫn ngoài đời thực.
Tinh thần phóng khoáng trong thời trang của họ được thể hiện qua những items hết sức năng động như bomber jacket, destroy jeans và item không thể thiếu đó là sneaker.
Còn những lúc trên sân khấu thì sao nhỉ? Trang phục đơn giản luôn là lựa chọn hàng đầu khi “on stage” của bộ đôi. Sự đơn giản, thoải mái là điều cần thiết để bộ đôi đình đám đến gần với khán giả hơn.
Trên sân khấu tuy đơn giản là vậy, nhưng khi trở về với đời thường, nét “cool ngầu ” trong thời trang của họ mới được bộc phát. Nhìn sơ qua, chúng ta dễ dàng lầm tưởng là fashionisto nào đó bắt gặp trên instagram nhưng không! Đây đúng là bộ đôi The Chainsmokers trong lòng người hâm hộ âm nhạc.
Đến những bộ suit đậm chất quý ông.
Suit & Tie luôn là lựa chọn an toàn trên thảm đỏ với 2 anh chàng.
Trong đời thường, bộ đôi The Chainsmokers thoải mái diện những trang phục mình yêu thích và vẫn luôn đảm bảo tính thời trang cũng như độ “chất”.
Những bộ outfit tạo sự năng động, thoải mái khá được bộ đôi diện hằng ngày với những iteam cơ bản những áo pull, shirt, jeans và những đôi slip on đơn giản.
Anh chàng Andrew với phong cách layer kết hợp với chelsea boots màu tan rất hợp xu hướng, Alex thì trông bí ẩn hơn với tone màu tối cùng với jacket cỡ lớn để dễ dàng thấy được độ cool ngầu của mình.
khác biệt của chiếc áo thun và sơ mi không làm mất vẻ đồng điệu của 2 anh chàng.
Đối lập về tone màu nhưng vẫn có nét hài hòa phải không nào
Đơn giản luôn là best choice của những ai mong muốn sự thoải mái.
Sự kết hợp của hoodie và sneaker càng tôn lên chất hip hop và cool ngầu trong 2 anh chàng phải không nào.
Đâu phải chỉ có áo thun mới thể hiện được bản chất phóng khoán, mà những chiếc áo sơ mi tối giản cũng được mix một cách khá là phù hợp với chất đường phố đấy.
Theo người nổi tiếng, sao star
Thời kỳ 'đen tối' của chocolate: Từng được dùng làm 'mê dược' khống chế đàn ông và là minh chứng cho nạn phân biệt chủng tộc
Chocolate ngày nay là món quà chủ đạo trong ngày Lễ tình nhân Valentine. Nhưng không phải lúc nào mục đích của nó cũng được tươi sáng như vậy.
Thức uống có nguồn gốc Châu Mỹ
Ngày nay, không có mấy người lại lạ lẫm với chocolate - hay sô cô la. Đây là loại thực phẩm làm từ hạt cây ca cao, là một trong các thức uống hết sức quen thuộc với chúng ta ngày nay. Song, chocolate thật ra chỉ bắt đầu phổ biến từ khoảng thế kỷ 17. Trước đó, nó chỉ được các dân tộc bản địa vùng Châu Mỹ Latin dùng.
Theo nghiên cứu khảo cổ, người Châu Mỹ bắt đầu trồng cây cacao lấy hạt từ 3000 năm về trước. Dân tộc đầu tiên biết uống nước cacao có lẽ là người Maya, vào khoảng năm 250 trước Công nguyên. Họ xem chocolate là thức uống cao sang, dùng để dâng thần linh và những cá nhân có địa vị trong xã hội.
Năm 1492, Đế quốc Tây Ban Nha xâm lược vùng Trung bộ Châu Mỹ. Nếm được cái ngon của chocolate, họ vơ lập tức vét hạt ca cao chuyển về nước. Từ Tây Ban Nha, công nghiệp chế biến ca cao khai màn, mang chocolate giới thiệu và làm nên cơn sốt toàn Châu Âu.
Với người Châu Mỹ bản địa, chocolate được xem là thức uống của sự sống. Nhờ khuấy với điều đỏ và nước sôi, nó có màu đỏ sẫm và vô cùng ấm nóng. Người Maya đặc biệt dùng chocolate để tẩm bổ cho phụ nữ trong thời kỳ sinh nở và mãn kinh.
Ngoài ra, họ còn thỉnh thoảng chế chung với một vài loại thảo dược gây kích thích thần kinh, ví dụ như nấm ảo giác, để tạo sự hưng phấn. Cách pha chế này được dùng trong các nghi lễ tâm linh.
Từ thức uống chỉ phụ nữ pha chế trở thành bùa mê phù thủy.
Ngay từ tộc người sớm biết uống ca cao nhất - Maya, chuyện pha chế đều do phụ nữ đảm nhiệm. Người ta mặc định, chỉ có nữ giới mới làm được chocolate.
Từ những năm 1200, ở phương Tây đã xuất hiện Pháp đình Tôn giáo (Inquisition), chống dị giáo. Vào thế kỷ 16, Châu Âu rộ lên hoạt động săn phù thủy. Họ tàn bạo bắt bớ, tra tấn, mở phiên tòa xét xử những đối tượng bị tình nghi là phù thủy (đa phần là phụ nữ). Nhiều nạn nhân đã bị tử hình bằng hình phạt treo cổ hoặc hỏa thiêu.
Người pha chocolate xưa kia đều là phụ nữ
Khi Tây Ban Nha xâm chiếm khu vực Trung bộ Châu Mỹ, nơi tập trung sinh sống của hầu hết các bộ tộc bản địa Mỹ Latin, họ cũng mang theo Pháp đình Tôn giáo đến.
Dù là ở Châu Âu hay Châu Mỹ, đối tượng bị tình nghi là phù thủy đều đa phần là phụ nữ. Tại Tây Ban Nha, đế quốc "trung chuyển" nô lệ da đen, lượng người gốc Châu Phi tương đối lớn. Ở thị xã Santiago de Guatemala, người da đen còn đông hơn người da trắng. Họ phải chịu đựng sự chèn ép và phân biệt chủng tộc nặng nề.
Đầu thế kỷ 17 tại Santiago de Guatemala, có một cô gái "đa chủng tộc" tên là Melchora de los Reyes. Reyes đem lòng yêu thương một đàn ông da trắng, tình nguyện hiến dâng trinh tiết. Người đàn ông này hứa sẽ cưới cô, nhưng sau đó phản bội lời thể. Xấu hổ và lo lắng lỡ "dính bầu", Reyes tìm gặp một phù thủy.
Minh họa câu chuyện của Reyes
Trong các cộng đồng bị trị của nô lệ da đen thời trung đại ở nước ngoài, phù thủy rất phổ biến. Họ là những phụ nữ có hiểu biết về dược, tín ngưỡng cổ truyền. Phù thủy Reyes gặp trao cho cô một gói bột, bảo hãy khuấy với chocolate và cho người đàn ông phản bội uống. Chỉ cần gã bạc tình uống vào là sẽ nhất nhất tuân theo mọi mệnh lệnh của cô.
Reyes tin lời và làm theo. Kết quả, cô bị dẫn tới trước vành móng ngựa của Pháp đình Tôn giáo.
Gây ám ảnh cho đàn ông và nạn phân biệt chủng tộc nặng nề
Trên khắp Tây Ban Nha và các lãnh thổ thuộc địa của đất nước này, có vô số hoàn cảnh như Reyes. Kỳ thực, mục đích chính của Pháp đình Tôn giáo là loại bỏ các tập tục tín ngưỡng khác biệt.
Lấy cái cớ chỉ phụ nữ mới biết làm chocolate và có khả năng là phù thủy, họ dồn ép những người này tuân theo tôn giáo khác. Càng là phụ nữ bản địa Châu Mỹ, Châu Phi, hỗn huyết thì càng có nguy cơ bị xử phạt nặng.
Dù được cả châu Âu mê mẩn, chocolate vẫn bị xem là "thức uống thuộc địa". Đàn ông phương Tây thời Trung cổ vô cùng lo sợ rằng thức uống này có thể bị phụ nữ khác màu da bỏ bùa mê. Nỗi ám ảnh này có thể là một phần của hệ quả phân biệt chủng tộc. Dần dà, họ đổ lỗi tất cả yếu điểm, bệnh trạng của mình đều đến từ tách cacao.
Người phương Tây đặc biệt e ngại phụ nữ thuộc địa có hiểu biết y học, độc dược
Cũng tại Tây Ban Nha, xuất hiện một vụ chồng tố cáo vợ khác sắc tộc gây sốc. Tên của người chồng này là Juan de Fuentes, 33 tuổi. Anh ta tự đến trước Pháp đình Tôn giáo, tố giác vợ là Cecilia tội làm phép khiến chồng mất... khả năng đàn ông. Chưa hết, gã còn mỗi sớm tự tay làm cho cô một tách cacao nóng - điều mà không nam giới nào làm. Cecilia sau đó không có cơ hội thanh minh, bị tống vào tù giam.
Từ những thiếu nữ mê tín, tin rằng trộn tóc hay móng tay vào cacao đến phụ nữ bị chồng hành hạ, quẫn trí học theo "chocolate chi thuật" để mong đức phu quân thay đổi tâm tính, tất cả đều bị kết án là phù thủy. Nếu họ không thể chứng minh bản thân vô tội, số phận tù đày, thậm chí là án tử liền đổ lên đầu.
Chỉ cần có cớ, họ liền gắn mác phù thủy, đẩy phụ nữ khác màu da vào nguy cơ bị treo cổ, hỏa thiêu
Cuối thế kỷ 17, lãnh thổ thuộc địa của Tây Ban Nha đã rộng đến nỗi đế quốc được mệnh danh "đất nước Mặt trời không bao giờ lặn". Pháp đình Tôn giáo không ngừng theo gót chân thực dân, tàn bạo loại trừ các tín ngưỡng khác. Có điều tất cả đều thất bại. Dù bị thiêu bởi lửa hay treo cổ trên thòng lọng, các dân tộc thuộc địa vẫn kiên quyết giữ gìn truyền thống tâm linh.
Qua thời gian, chocolate cũng bước ra khỏi lời nguyền, trở thành biểu tượng đại diện cho tình yêu, tiếp tục đón nhận sự yêu thích trên toàn thế giới.
Tham khảo Atlas Obscura
Theo Trí thức trẻ
Người phụ nữ có 19 ngón chân và 12 ngón tay Kumari Nayak (63 tuổi, bang Odisha, Ấn Độ) bị khiếm khuyết ngay từ lúc mới sinh. Cô bị mọi người gọi là phù thủy vì sự khác thường của ngón tay và ngón chân. Phương Hà Theo news.zing.vn/Unilad