Thay vì để con đến trường, bà mẹ này quyết định tự dạy con ở nhà, lý do đằng sau khiến nhiều người suy ngẫm
Trường học không phải là nơi duy nhất để dạy dỗ ta nên người, câu chuyện ngược đời của người mẹ này đã chứng minh việc tự dạy con ở nhà cũng đem lại hiệu quả không kém.
Mayim Bialik (45 tuổi) là một nữ diễn viên nổi tiếng người Mỹ. Cô được biết đến nhiều với vai Amy trong bộ phim truyền hình dài tập The Big Bang Theory.
Mayim cho biết rằng con cái cô đều được tự học ở nhà chứ không hề đến trường như những đứa trẻ khác. Nhiều người hẳn sẽ nghĩ rằng: ‘Chắc cô ta nghĩ trường học không xứng với con mình. Con của người nổi tiếng thì nên học ở nhà chứ không nên đi học cùng với người bình thường khác’.
Thế nhưng, điều đó là không đúng. Người mẹ hai con mới đây đã có những giải thích về lý do khiến cô không cho con đến trường.
Hai con của Mayim hoàn toàn được học ở nhà chứ không hề đến trường
Theo Mayim lập luận, việc tự học ở nhà cho ta sự kiểm soát về kiến thức và kỹ năng mà con mình học được. ‘Bạn có trách nhiệm lên giáo án, thiết kế chương trình học và quản lý lớp học. Bạn có thể sáng tạo phong cách lớp học sao cho phù hợp, hoặc là tự dạy con mình trong phòng khách với đồng phục là đồ ngủ chẳng hạn’.
Không những thế, theo cô, những trở ngại giao tiếp, áp lực bạn bè, bạo lực học đường hoặc sự thiếu quan tâm từ giáo viên sẽ dẫn đến những vấn đề tâm lý khác cho con trẻ.
‘Ví dụ như ở nhà, các cô gái sẽ được mặc đồ thoải mái mà không phải lo nghĩ ăn mặc sao cho thời trang bằng bạn bằng bè. Việc sử dụng chất kích thích hay các văn hóa phẩm đồi trụy ở các cậu bé thanh thiếu niên cũng sẽ được giảm thiểu.
Nhiều học sinh sẽ cảm thấy tự do được là chính mình mà không còn tự ti như những tình huống thường gặp ở trường học’ - Mayim chia sẻ lập trường của mình.
Nữ diễn viên luôn mong muốn những điều tốt nhất cho các con mình.
Thêm một lý do khác nữa theo bà mẹ này đó là, khi bố mẹ trở thành giáo viên của chính con mình, họ sẽ chịu trách nhiệm dạy học sao cho con có thể phát triển cả về sở thích lẫn tính cách.
Phụ huynh có thể quyết định nội dung và phương thức học tập của con, thay vì ở trường học, giáo viên sẽ chỉ sửa lỗi sai của học sinh chỉ với góc nhìn riêng của họ. Đối với nhiều người, hành động này giống như bị kiểm soát vậy.
Không chỉ ở nhà suốt ngày, nữ diễn viên cùng chồng thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoài trời cho con.
‘Song song đó, học phí của các trường tại đây cũng ngày càng tăng cao. Vì thế cho nên, tôi và chồng quyết định thử dạy con học ở nhà, phương pháp này đã hiệu quả với con chúng tôi.
Và cuối cùng, tôi chỉ muốn cảm ơn con mình vì đã cho tôi thấy rằng học tập thật tuyệt vời, thế giới này vẫn liên tục dạy dỗ chúng ta. Khi dạy con học ở nhà, mỗi ngày đều như mùa hè đối với mẹ con tôi vậy’ – Mayim chia sẻ.
Nguồn: GrokNation
Khánh Lam
Theo baodatviet
Video đang HOT
Quốc gia nào giáo dục trẻ em tuyệt vời nhất thế giới?
Không trừng phạt để giáo dục trẻ. Dạy trẻ hiểu sự thất bại, cách tự học, rèn luyện sự tự lập từ bé... là những phương pháp giáo dục đã được áp dụng ở nhiều quốc gia.
Học sinh Phần Lan 7 tuổi mới vào lớp 1
Phần Lan không có các bài kiểm tra tiêu chuẩn hóa, không có trường học tư, không dạy và học kiểu nhồi nhét kiến thức... nhưng lại có nền giáo dục tốt vào loại tốp đầu thế giới.
Trong khi ở châu Á nhiều gia đình lo lắng con thua kém bạn bè và ép trẻ học trước khi vào lớp 1 thì trẻ em Phần Lan bắt đầu học lớp một vào năm 7 tuổi.
Các môn học ở giai đoạn dưới 7 tuổi không bao gồm đọc viết hay làm toán mà sẽ liên quan đến thiên nhiên, động vật và sự sống để các bé vừa học vừa chơi.
Giáo dục bắt buộc chỉ kéo dài 9 năm. Việc học sau khi hoàn thành lớp 9 (16 tuổi) là tự chọn, tự nguyện.
Hơn nữa, các trường phổ thông ở Phần Lan thường bắt đầu giờ học lúc 9h và thường kết thúc vào lúc 14h-14h45. Cứ sau 45 phút học tập, học sinh Phần Lan được nghỉ 15 phút.
Các trường phổ thông ở Phần Lan thường bắt đầu giờ học lúc 9h và kết thúc vào lúc 14h45 (Ảnh: Sông Hồng).
Không có hệ thống trường chuyên lớp chọn như ở Việt Nam, học sinh Phần Lan giỏi hay kém đều học cùng một lớp, được theo dõi, khuyến khích và giúp đỡ để phát triển đúng khả năng của chúng.
Học sinh Phần Lan không bị xếp hạng, cũng không hề có bài tập về nhà cho đến khi chúng bước vào tuổi vị thành niên. Phần Lan không thực hiện các bài kiểm tra tiêu chuẩn hóa.
Ngoại lệ duy nhất là kỳ thi xét tuyển quốc gia. Đây là bài kiểm tra tự nguyện dành cho học sinh năm cuối trung học phổ thông.
Sự tự lập của trẻ em ở Nhật Bản
Nền giáo dục Nhật Bản được biết đến như một trường hợp thành công trong việc xây dựng tính tự giác cho trẻ nhỏ từ rất sớm, giúp các em có tinh thần tự lập, không ỷ lại vào bố mẹ.
Hình ảnh những em bé còn rất nhỏ tuổi đã tự biết xúc cơm ăn hoặc ngồi yên một chỗ và giữ trật tự khi tham gia các phương tiện giao thông công cộng rất phổ biến tại Nhật Bản.
Các trường mẫu giáo ở Nhật Bản cũng tuân thủ tinh thần giáo dục chung đó là nhẹ nhàng nhưng cương quyết yêu cầu trẻ em tự giác làm những việc trong phạm vi có thể, như tự ăn cơm, tự thay quần áo sau giờ ăn và tự dọn đồ chơi sau khi chơi xong.
Các gia đình ở Nhật thường để trẻ bước ra thế giới bên ngoài ở độ tuổi còn rất nhỏ, các em bắt tàu điện ngầm và đi loanh quanh một mình mà không cần có bố mẹ đi cùng.
Thế nên khi đến Nhật, chúng ta thường thấy trên các phương tiện giao thông công cộng tại Nhật là trẻ leo lên các toa tàu, đi một mình hoặc theo nhóm nhỏ, tự tìm chỗ ngồi.
Các em đeo những chiếc tất dài tới đầu gối, đi giày da sáng bóng, mặc chân váy kẻ sọc, đầu đội mũ rộng có quai buộc dưới cằm và vé tàu gắn luôn vào cặp sách.
Những trẻ này còn nhỏ, khoảng 6 hay 7 tuổi, đang trên đường tới trường hoặc về nhà và không hề có người lớn đi cùng, bảo vệ.
Lý do cho việc này phần lớn là do sự an toàn của xã hội và Chính phủ nước này đưa ra rất nhiều biện pháp để đảm bảo cho trẻ nhỏ khi di chuyển trên đường một mình.
Trên cặp của các bé có ký hiệu thể hiện độ tuổi cũng như lớp học của các em. Người dân sẽ chú ý nhiều hơn đến những bé mang trên mình chiếc cặp như vậy.
Phụ huynh của các trẻ có thể theo dõi hành trình của con em mình thông qua thiết bị định vị GPS trên điện thoại.
Không chỉ ở trên lớp, các bậc cha mẹ ở Nhật Bản cũng khuyến khích con em tự làm những việc cá nhân của mình. Ngay từ đầu, bố mẹ đã khuyến khích con tự lập, vì vậy không quá bao bọc.
Có một điều thú vị khác mà về học sinh Nhật, đó chính là chiếc cặp đi học được thiết kế đặc biệt để phòng tránh bệnh gù lưng ở trẻ.
Chiếc cặp sách chống gù này có tên gọi là Randoseru, đã được chính thức đưa vào sử dụng trong trường học từ năm 1885, gắn bó với các em trong suốt những năm tiểu học. Dù không rẻ, đây vẫn là yêu cầu bắt buộc đối với gia đình có con chuẩn bị vào cấp một.
Nền giáo dục của Nhật Bản quan tâm và chuẩn hóa những điều nhỏ nhặt nhất, như là dáng đi, từng bước chân tới trường, về nhà của các em nhỏ.
Ở Nhật trẻ em xách theo rất nhiều loại túi tới trường: Túi sách vở, túi bao ngoài, túi dụng cụ ăn uống, hộp dụng cụ ăn uống, túi quần áo, túi đựng quần áo sẽ thay, túi đựng quần áo sau khi thay ra và túi giày. Nhưng tất cả những chiếc túi này đều được sắp xếp gọn gàng trong chiếc cặp sách nhỏ nhắn.
Ngạc nhiên thay, các em nhỏ còn thường tự tay xách các loại túi đến trường mà không cần bất cứ sự giúp đỡ nào của cha mẹ hay người lớn đi cùng.
Cách dạy con "không cần roi vọt" của người Mỹ
Tại Mỹ, nơi quyền con người - tự do cá nhân phát triển vô cùng mạnh mẽ, trẻ em được giáo dục không chỉ là tính độc lập mà còn tính trách nhiệm, biết tuân thủ các quy tắc từ khi còn nhỏ.
Hầu hết bố mẹ người Mỹ quan tâm đến phương pháp giáo dục đứa trẻ trước khi nó ra đời. Nhiều gia đình chọn tôn trọng, khuyến khích sự khác biệt, sáng tạo của trẻ bằng cách cho con được toàn quyền lựa chọn từ đồ ăn, giờ ăn, giờ ngủ, sở thích...
Dù vậy, những đứa trẻ này vẫn phải tuân thủ kỷ luật, những quy tắc ứng cơ bản như: tự ăn, tự chăm sóc mình nếu có thể, ăn uống, sinh hoạt đúng giờ, lịch sự nơi công cộng.
Cha mẹ người Mỹ luôn cẩn trọng trong mọi hành xử trước mặt con cái - nói phải đi đôi với làm. Không riêng gì ở Mỹ, hầu hết trẻ con trên thế giới hay nhìn những hành động của người lớn mà làm theo. Vì vậy cha mẹ và người lớn ở Mỹ rất chú ý đến cách cư xử chuẩn mực của mình trong giao tiếp.
Họ thường xuyên lặp đi lặp lại những điều tốt trước mặt trẻ và hạn chế tối đa những thói quen xấu khi có sự hiện diện của chúng.
Trẻ em Mỹ rất được người lớn tôn trọng, nhưng đồng thời cũng phải tuân theo kỷ luật. Khi trẻ phạm lỗi như nói dối, vô kỷ luật, bỏ ăn hoặc vô lễ, người lớn sẽ phạt trẻ bằng cách cắt giảm đồ chơi, giờ chơi, cắt tiền tiêu vặt thậm chí trẻ phải làm việc nhà để "chịu phạt" vì lỗi lầm mình đã gây ra.
Trẻ nhỏ thì yêu cầu dọn phòng của chính mình; lớn thì cắt cỏ ngoài vườn, dọn dẹp lại toàn bộ nhà cửa. Sau mỗi lần như vậy, không chỉ giúp trẻ hối lỗi mà còn rèn luyện cho con biết tự làm việc nhà.
Điều cấm kỵ lớn nhất khi phạt trẻ là quát mắng, đánh đòn hoặc đe dọa. Khi trẻ nghĩ mình không được người lớn tôn trọng và chấp nhận, chúng sẽ mang cái tôi rất lớn, có thể dẫn đến thiếu tôn trọng cha mẹ và người lớn tuổi.
Do vậy các bậc cha mẹ Mỹ hiểu rằng, họ sẽ có nhiều lần tức tối, nổi giận và mất bình tĩnh với một đứa trẻ bướng bỉnh, nhưng không được mất kiểm soát tới mức dạy con theo kiểu bạo lực dù là thể xác hay tinh thần, phải luôn tỉnh táo và nghiêm khắc với trẻ con đúng lúc. Trẻ nhỏ luôn hiếu kỳ và hay thắc mắc về môi trường sống xung quanh.
Trách nhiệm của người lớn là giải thích, hướng dẫn chứ không áp đặt và lờ đi hoặc tránh né khi trẻ vặn hỏi.
Bắt đầu đến lớp, học sinh Thụy Điển đã được nhận học bổng hàng tháng
Trẻ em Thụy Điển tới trường từ năm 6 tuổi và phải kết thúc 9 lớp bắt buộc. Sau đó, chúng được chuyển tới học 3 năm tại trường trung học dành cho các lớp trên.
Trong suốt thời gian học, học sinh được nuôi ăn và đảm bảo y tế miễn phí, nhận những trang thiết bị phục vụ học tập như cặp, vở, bút, màu vẽ... Xe buýt của nhà trường sẽ đưa đón học sinh tới trường và về nhà.
Điều thú vị là ngay từ lớp đầu tiên, học sinh đã được nhận học bổng hàng tháng khoảng 750 Krona (gần 90 USD) để tiêu vặt.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam - Giáo sư Phùng Xuân nhạ có chuyến thăm và làm việc tại một số trường học ở Thụy Điển năm 2017 (Ảnh: Sông Hồng).
Đối với người lớn, Thụy Điển đã thành lập gần 147 trung tâm đào tạo khác nhau với nhiệm vụ cơ bản là hỗ trợ và đào tạo những nghề nghiệp tương thích với các yêu cầu hiện đại như công nghệ thông tin, thiết kế, quản trị, tiếp thị...
Giáo dục đại học không những chỉ miễn phí và phổ cập với tất cả mọi người, mà thậm chí còn khuyến khích về mặt vật chất. Mỗi sinh viên được nhận học bổng hàng tháng khoảng 250 USD.
Một ưu điểm nổi bật nữa của hệ thống giáo dục Thụy Điển - đó là đất nước này có tất cả các điều kiện học tập tốt nhất dành cho trẻ em các chủng tộc khác nhau.
Quốc gia này là nơi sinh sống của gần 1,8 triệu kiều dân từ Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Chile, Iran, Israel, Nga...
Dành cho đối tượng này có hơn 100 trường học đặc biệt và các trường này có thể giảng dạy bằng 60 ngôn ngữ khác nhau trên thế giới.
Khác với phần lớn các quốc gia phương Tây, nền giáo dục phổ thông của Thụy Điển được xếp vào loại công bằng và tất cả mọi người đều có thể tiếp cận: không hề có trường tư hay trường dành cho những thành phần đặc biệt.
Lớp học tại New Zealand có học sinh ở trình độ khác nhau
Tại New Zealand, giờ học thường bắt đầu từ 9h đến 15h (các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông tan học vào lúc 15h30), trong đó từ 12h30 đến 13h30 là thời gian nghỉ.
Học sinh phải bắt đầu vào trường tiểu học ngay khi tròn 5 tuổi và được xếp vào lớp entrance (lớp đầu tiên) vài tháng để làm quen về số và chữ qua các câu chuyện tập đọc theo lứa tuổi trước khi được chuyển sang lớp 1 (Year 1).
Như vậy, mỗi bạn nhỏ sẽ có một ngày bắt đầu năm học khác nhau (ngay sau khi tròn 5 tuổi) và nhà trường không đón tất cả học sinh lớp 1 cùng một lúc.
Học sinh ở New Zealand tự mang đồ ăn trưa đi học và các em thường ăn ở ngoài trời, không ăn trong lớp. Các em tuỳ chọn nhóm bạn ăn cùng lớp hoặc khác lớp cũng được.
Lớp học New Zealand không kê bàn ghế thẳng hàng theo dãy như truyền thống ở nhiều quốc gia khác.
Ngược lại, chỉ có một góc có bàn đủ cho khoảng 4-5 bạn ngồi quanh cô giáo (hình bán nguyệt) để cô giáo kèm học.
Cùng thời điểm đó, các học sinh còn lại có thể ngồi ở các góc khác nhau để học đọc, học toán... ngồi trên sàn nhà hoặc ghế bean bag.
Trong một lớp học có thể có học sinh ở nhiều trình độ khác nhau. Một em học sinh ở lớp 3 có thể học trình độ toán của lớp 4, nhưng lại chỉ học tiếng Anh ở trình độ lớp 2.
Học sinh chỉ có 1 kỳ thi đánh giá theo chuẩn một năm và không có bài về nhà hàng ngày ngoài việc phải đọc mỗi tối ít nhất là 15 phút. Sau khi đọc xong, học sinh phải đưa bố mẹ ký vào sổ xác nhận là con đã đọc đủ 15 phút tối nay.
Hàng tuần, tuỳ theo lớp, có thể sẽ có một phiếu về kiến thức chung để con và bố mẹ cùng làm ở nhà. Phiếu này làm trong cả tuần, cả nhà cùng tìm hiểu trên mạng để trả lời các câu hỏi về địa lý, xã hội, lịch sử, cuộc sống quanh em.
Thùy Linh
Theo giaoduc.net
Không phải ép buộc, chị Phan Hồ Điệp có cách khiến con tự thích thú học tập vào ngày Tết bằng cách dạy các môn đặc biệt Không phải các môn Văn, Toán, Anh, chị Phan Hồ Điệp quyết định dạy con các môn học đặc biệt thông qua các cách thức độc đáo. Tết là dịp nghỉ ngơi nhưng nhiều trẻ vẫn phải quay cuồng với cả chồng bài tập. Nguyên do bởi thầy cô cũng như cha mẹ lo lắng rằng, việc nghỉ dài ngày có thể khiến...