Thầy trò vùng nông thôn gặp khó
Ở vùng nông thôn, việc học trực tuyến gây khó với cả học sinh lẫn giáo viên.
Một học sinh nông thôn ở tỉnh Bắc Giang học trực tuyến qua điện thoại
Anh Nguyễn Văn Đoan ở xã Đông Lỗ, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) có 3 con đang học các cấp, trong đó 2 con gái học lớp 11 và 12, cùng một con trai học lớp 7. Anh làm nghề tự do, vợ anh làm công nhân. Thời gian qua, do tình hình dịch bệnh phức tạp nên cả ba con anh phải học trực tuyến. Vợ chồng anh và các con gặp nhiều khó khăn khi các con học qua mạng. Bởi lẽ, muốn học trực tuyến, các con phải có điện thoại hoặc máy tính nối mạng, trong khi gia đình anh không mấy dư dả.
“Tôi có 3 con cùng phải học trực tuyến, bởi thế không thể mua cho mỗi đứa một chiếc điện thoại hay một chiếc máy tính được. Vợ chồng tôi phải cóp nhặt mua 2 chiếc điện thoại cho 2 con gái học bài với giá hơn 7 triệu đồng. Con trai thì dùng điện thoại của tôi”, anh Đoan chia sẻ và cho biết thêm, con trai dùng điện thoại khiến công việc của anh cũng bị ảnh hưởng.
Chị Đào Thị Lực ở xã Long Châu, huyện Yên Phong ( Bắc Ninh) cũng gặp không ít thách thức khi con học trực tuyến. Con gái đang học tiểu học, mới đầu, chị cho con gái sử dụng điện thoại của mình. Tuy nhiên, một thời gian sau, vợ chồng chị phải mua một chiếc máy tính cũ để con học trực tuyến. “Tôi cũng lo lắng khi con mình có máy tính vào mạng ngoài giờ học, con có thể tiếp cận những thông tin không lành mạnh trên mạng”, chị Lực băn khoăn.
Video đang HOT
Chất lượng khó đảm bảo
Một giáo viên ở một trường tiểu học của huyện Lạng Giang (tỉnh Bắc Giang) chia sẻ, việc dạy, học trực tuyến đối với học sinh nông thôn cũng khiến giáo viên gặp không ít trở ngại. Bởi lẽ, ở nông thôn, điều kiện kinh tế của nhiều phụ huynh vẫn còn khó khăn nên việc trang bị phương tiện học không được đầy đủ và đảm bảo chất lượng. Bởi vậy, không ít học sinh tham gia học trực tuyến thất thường. Thêm vào đó, một số giáo viên lớn tuổi cũng gặp rào cản về công nghệ trong triển khai dạy học trực tuyến. “Do phòng chống dịch nên học sinh buộc phải trực tuyến, còn việc dạy học trực tuyến khiến giáo viên không giao tiếp được trực tiếp và khó bao quát hết toàn bộ học sinh”, cô giáo này tâm sự.
Một giáo viên tiểu học tại huyện Yên Thế (Bắc Giang) cũng phản ánh, gia đình nhiều em quá khó khăn, không có máy tính, không có mạng internet; có em ở với ông bà, chỉ dùng điện thoại “cục gạch”, không thể nào học trực tuyến. “Sau khi nghỉ học trực tuyến, chúng tôi đều phải dạy lại, ôn tập cho các em các bài đã dạy trực tuyến”, giáo viên này nói.
Đồng quan điểm, một cô giáo ở một trường trung học cơ sở của huyện Quế Võ (tỉnh Bắc Ninh) cho hay, bố mẹ học sinh chủ yếu đi làm công nhân và làm nông nghiệp nên ít có thời gian chăm lo việc học của con. “Nếu các thầy cô không sát sao thì nhiều học sinh cũng không tự giác trong việc học trực tuyến”, cô giáo nói.
Trao đổi với phóng viên Tiền Phong, TS. Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội cho rằng, việc học trực tuyến với học sinh nông thôn gặp khó khăn về công nghệ và điều kiện về phương tiện học tập nên chất lượng học tập giảm là đương nhiên. “Không chỉ giáo viên dạy học vùng nông thôn, ngay cả giáo viên dạy học ở thành phố có đủ phương tiện thì kết quả học trực tuyến cũng không cao, nhất là học sinh tiểu học và trung học cơ sở. Bởi vì, học sinh ngoài kiến thức, còn phải giao lưu với giáo viên, bạn bè và tiếp thu bằng sự cảm nhận trực tiếp trên lớp học và thực hành”, ông Lâm nói.
TS Nguyễn Tùng Lâm cũng đề xuất, đối với những vùng nông thôn không có ổ dịch, nhà trường có thể chia học sinh ra thành nhiều tốp để học sinh đến lớp; một lớp học chia nhỏ nhằm thực hiện giãn cách để phòng chống dịch. Những vùng nông thôn có dịch COVID – 19 thì bắt buộc phải thực hiện trực tuyến hoặc nghỉ học để phòng chống dịch.
'Mong sớm có uỷ ban quốc gia về chiến lược người tài'
Các chuyên gia nhận định, hiện nay, vấn đề phát hiện, nhận diện người tài của nước ta vẫn còn yếu. Vấn đề bồi dưỡng nhân tài mà chúng ta đang nhắc tới thực chất là tạo điều kiện để người tài phát huy tài năng.
Chia sẻ trên Dân Việt , TS. Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội đồng giáo dục, đồng sáng lập trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Chủ tịch Hội Tâm lý Giáo dục Hà Nội cho biết, hiện nay, vấn đề phát hiện, nhận diện người tài của nước ta vẫn còn yếu. Vấn đề bồi dưỡng nhân tài mà chúng ta đang nhắc tới thực chất là tạo điều kiện để người tài phát huy tài năng.
'Mong sớm có uỷ ban quốc gia về chiến lược người tài'.
Theo ông Lâm, người tài là người có phẩm chất đạo đức, có khả năng sáng tạo, đề ra phương hướng phát triển vấn đề cụ thể và có khả năng giải quyết vấn đề thực tế trong điều kiện hiện hữu, có niềm tin, khát vọng nghề nghiệp, cống hiến, đóng góp cho sự nghiệp xây dựng, phát triển tổ chức, xã hội tại thời điểm xác định và cả trong tương lai.
Dưới góc nhìn là một người công tác nhiều năm trong ngành giáo dục, Chủ tịch Hội Tâm lý Giáo dục Hà Nội cũng cho rằng, cần phải chú ý đến lớp trẻ trong vấn đề bồi dưỡng nhân tài.
Hiện nay, cách nhìn nhận trường chuyên gắn với các bộ môn đã là lạc hậu. Kiến thức là tổng hợp, thiếu sót của các trường chuyên là thường chỉ tập trung cho các cuộc thi, học sinh vào đội tuyển thi là được bỏ hết các môn khác, khiến học sinh "què quặt" đi.
Bên cạnh đó, học sinh phải gắn với thực tiễn cuộc sống, điều này ngành giáo dục của chúng ta làm chưa tốt. Thí dụ, học sinh giỏi về Hoá, Sinh phải được tiếp xúc với nhà máy sản xuất để tìm hiểu, vào các phòng thí nghiệm cùng làm, từ đó mới gợi ra việc phải học gì, phải làm gì... Các trường phổ thông phải phát huy vai trò đỡ đầu, chỉ dẫn những học sinh có đam mê chứ không phải chỉ chú trọng vào công tác luyện thi. Bộ GD-ĐT cũng cần điều chỉnh lại mô hình trường chuyên, không nên chạy theo số lượng.
TS Lâm thẳng thắn đánh giá, hiện các cấp dưới phổ thông chưa đạt những mục tiêu đào tạo cái cơ bản, đến cấp 3 phải đào tạo lại từ đầu sẽ ảnh hưởng đến quá trình hướng nghiệp.
Sau 30 năm thành lập trường THPT Dân lập Đinh Tiên Hoàng, ông vẫn đơn độc trên hành trình "cảm hóa" hàng nghìn học trò ngỗ ngược. Có những người sẵn sàng đầu tư nhưng yêu cầu phải thay đổi thương hiệu, thay đổi mục tiêu, ông từ chối bởi ngôi trường thành lập không vì mục tiêu lợi nhuận mà xuất phát từ mục đích muốn đóng góp cho xã hội.
Câu chuyện thực tế đó khiến ông ngậm ngùi thừa nhận, có những người rất gian khổ, lăn lộn say mê công việc nhưng "chỉ được hoan hô, vỗ tay thế thôi, chấm hết".
Bày tỏ vui mừng bởi hiện nay trong Dự thảo Văn kiện Đại hội XIII của Đảng chú ý đến việc xây dựng và trọng dụng người tài, TS. Nguyễn Tùng Lâm mong muốn sớm có uỷ ban quốc gia về vấn đề chiến lược người tài.
TS. Nguyễn Tùng Lâm bày tỏ: "Những người đứng đầu đất nước phải nắm, có đơn đặt hàng để hàng năm cơ quan này đưa ra, làm rõ những nhu cầu của đất nước, ai hiến kế làm được những việc đó thì phải tạo điều kiện, phải ủng hộ.
Nghe người nói hay thì dễ lắm, phải xem những người tổ chức và làm được ra kết quả, vượt qua được khó khăn, thử thách".
Hình ảnh thầy giáo tại ngôi trường chỉ có một HS Thầy giáo Jiang Guonan giảng dạy tại một trường tiểu học nông thôn ở tỉnh Giang Tây, Trung Quốc 42 năm. Khi nhiều HS và GV đến các thành phố lớn, từ tháng 9/2019, nhà trường chỉ còn HS duy nhất là Jiang Haotian. Thầy giáo Jiang Guonan và HS duy nhất của mình. Mặc dù đã tới tuổi nghỉ hưu nhưng thầy...