Thầy trò vùng biên “dạy đâu chắc đấy” với SGK mới
Các trường tiểu học khu vực biên giới tại Điện Biên đang linh hoạt vận dụng những biện pháp phù hợp trong dạy học sách giáo khoa (SGK) lớp 1.
Cô trò hào hứng với SGK lớp 1 mới.
Với phương châm dạy đâu chắc đó, thầy trò vùng biên từng bước làm chủ chương trình, ngữ liệu trong SGK và linh hoạt phương thức dạy học.
Áp dụng đồng bộ các giải pháp
Trường Tiểu học Thanh Hưng (xã Thanh Hưng, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) có 523 học sinh, trong đó có 119 học sinh lớp 1. Là xã biên giới còn nhiều khó khăn, từ những năm học trước, Ban Giám hiệu (BGH) nhà trường chủ động xây dựng kế hoạch giảng dạy phù hợp với đặc thù của địa phương.
Thầy Trần Văn Xuyên – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Thanh Hưng cho biết: Chuẩn bị cho Chương trình giáo dục phổ thông mới, từ năm học trước, chúng tôi bồi dưỡng đội ngũ, bố trí cơ sở vật chất phù hợp trong giảng dạy. Nhà trường cử giáo viên tham gia đầy đủ các lớp tập huấn nghiệp vụ theo đúng tinh thần chỉ đạo của cấp trên. Sau gần 2 tháng giảng dạy, giáo viên lớp 1 của trường đã linh hoạt tổ chức các nội dung giảng dạy để đạt kết quả cao nhất.
“Từ đầu năm đến nay, trường tổ chức 4 chuyên đề, tập trung vào phương pháp dạy học và cách thức điều chỉnh nội dung bài học cũng như lên kế hoạch giảng dạy; tăng cường kiểm tra và tư vấn, rút kinh nghiệm cho giáo viên; tư vấn cách thức tổ chức dạy học cho học sinh với các bậc phụ huynh. Mục đích tạo sự đồng thuận, không gây áp lực với các con”, thầy Trần Văn Xuyên tâm sự.
Ngoài những giải pháp trên, BGH Trường Tiểu học Thanh Hưng còn chủ động tham mưu, đề xuất với phòng GD&ĐT huyện tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề cấp trường, cụm trường. Qua đó tháo gỡ những tồn tại, vướng mắc trong quá trình dạy học của giáo viên. Tại trường, BGH nhà trường cũng chú trọng tới bồi dưỡng chuyên môn tại chỗ cho giáo viên.
Cô Bùi Thị Kim Chi – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Mường Nhà (huyện Điện Biên) cho hay: Giai đoạn đầu, giáo viên dạy lớp 1 vất vả vì các con từ mầm non lên, chưa thông thạo tiếng Việt, chủ yếu giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ. Vì thế, BGH phải lựa chọn giáo viên là người dân tộc thiểu số, hoặc giáo viên người Kinh phải biết tiếng địa phương để giao tiếp. Quá trình giảng dạy, giáo viên phải phát âm bằng hai thứ tiếng nhằm vừa dịch, vừa dạy, truyền đạt làm sao để các con hiểu được bài. Sau thời gian nỗ lực đến nay cơ bản học sinh lớp 1 cũng đã biết được tiếng phổ thông. Quá trình truyền thụ kiến thức cũng dễ dàng và hiệu quả hơn.
Video đang HOT
Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy.
Ưu tiên GV cốt cán cho lớp 1
Trường Tiểu học Thanh Hưng có 4 lớp 1 với 119 học sinh. 4 giáo viên cốt cán, nhiều kinh nghiệm, dạy giỏi được phân công phụ trách giảng dạy chính ở những lớp học này. Lý giải về vấn đề trên, thầy Trần Văn Xuyên cho rằng: Ưu tiên GV giỏi cho lớp 1 sẽ phát huy được kinh nghiệm sẵn có trong quá trình giảng dạy.
Cũng theo thầy Xuyên, với bộ sách điện tử của Nhà xuất bản Giáo dục, đội ngũ giáo viên nhà trường đã khai thác hệ thống địa chỉ hành trang số, lấy đó làm học liệu tổ chức dạy học. Trong quá trình dạy học, nhà trường cũng linh hoạt tổ chức 2 tiết mở, điều chỉnh phù hợp với năng lực của mỗi học sinh. Ngoài ra, nhà trường còn dạy bồi dưỡng, như bù đắp cho học sinh yếu.
Là giáo viên có nhiều kinh nghiệm trong dạy học, cô Trần Thị Loan được BGH Trường Tiểu học Thanh Hưng lựa chọn giảng dạy lớp 1 nhằm phát huy năng lực và kinh nghiệm trong giảng dạy để có kết quả cao nhất.
“Qua quá trình giảng dạy, chúng tôi tự rút ra nhiều kinh nghiệm để vận dụng một cách hiệu quả. Để đáp ứng mục tiêu Chương trình SGK mới, chúng tôi phải vận dụng tốt những học liệu có trên Internet, ví dụ như “hành trang số”. Ở đây học liệu rất cụ thể, các câu chuyện được kể rõ ràng. Ngoài ra, để nâng cao chất lượng giảng dạy cũng như truyền thụ bài tốt nhất, GV phải linh hoạt thời gian dạy tiếng Việt cho học sinh. Có thể dạy các em trong giờ học chính khóa hoặc qua hoạt động khác…”, cô Trần Thị Loan chia sẻ.
Sáng tạo tiết dạy Toán lớp 1 của giáo viên theo chương trình GDPT mới
Tích cực, chủ động và sáng tạo trong quá trình giảng dạy theo chương trình GDPT mới, giáo viên Trường Tiểu học An Lư (Hải Phòng) đã bước đầu thành công trong việc giúp học sinh vận dụng kiến thức hiệu quả và phát triển năng lực cá nhân, đặc biệt là môn Toán lớp 1.
Một tiết học Toán của học sinh lớp 1 Trường Tiểu học An Lư (Hải Phòng). Ảnh: Tạ Quang
Chủ động tìm phương pháp phù hợp giúp phát huy năng lực học sinh
Những ngày qua, trước ý kiến chương trình, SGK mới thiết kế bài học nặng, quá sức học sinh, phóng viên xin dự giờ một số tiết học của học sinh Trường Tiểu học An Lư (huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng).
Đầu giờ học, giáo viên cho học sinh "nhập vai" thành cô giáo, tổ chức cho cả lớp chơi trò chơi tìm chữ cái, ghép vần. Không khí buổi học rất sôi nổi, học sinh tích cực, hào hứng tham gia.
Tiếp học Toán của học sinh lớp 1 Trường Tiểu học An Lư. Ảnh: Tạ Quang
Trong giờ học Toán lớp 1, trong khi SGK yêu cầu học sinh quan sát trong hình và tìm các chữ số, thì giáo viên thay nội dung này bằng hoạt động trò chơi.
Học sinh được chia thành các nhóm, "cô giáo" điều khiển trò chơi là một bạn nữ trong lớp, do học sinh bầu chọn.
Dưới sự điều hành của "cô giáo nhí", cả lớp thi đua với nhau xem nhóm nào tìm được đáp án nhanh hơn. Các em hồn nhiên, vui vẻ và tiết học diễn ra sôi nổi trong nụ cười vui của học trò.
Trực tiếp đứng lớp giảng dạy tiết Toán cho học sinh lớp 1, cô Lê Thị Thảo - giáo viên Trường Tiểu học An Lư - cho biết, mình đã áp dụng phương pháp dạy học mới, cụ thể là xây dựng các tiết làm bài tập theo hình thức trò chơi.
"Thay vì bắt các con ngồi một chỗ làm bài tập, tôi đã tổ chức trò chơi, giúp các con tự thực hiện bài tập, tự chia sẻ và trình bày kết quả trước lớp.
Điều này tạo ra sự thích thú, tò mò và kích thích khả năng sáng tạo cũng như vận dụng kiến thức thực tế vào bài học của học sinh. Qua đó, các con cũng thể hiện được năng lực, cá tính và năng động hơn từng ngày" - cô Thảo chia sẻ.
Bên cạnh đó, để tiết học thêm sinh động và tạo hứng thú mới cho học sinh, cô Thảo đã ứng dụng phiên bản điện tử của SGK vào giảng dạy. Cô cũng cho rằng, công cụ này giúp ích cho công tác soạn giáo án và hỗ trợ giảng dạy rất tốt.
"Cá nhân tôi rất thích chương trình mới, bởi nó giúp giáo viên chủ động tư duy, sáng tạo và xây dựng giáo án dựa trên đặc điểm học sinh" - cô Thảo nhấn mạnh.
Giáo viên tổ chức tiết học thành nhiều trò chơi để học sinh tham gia.
Cũng như Trường Tiểu học An Lư, tại Trường Tiểu học Ngọc Sơn (quận Kiến An, Hải Phòng), giáo viên chủ động vận dụng các phương pháp mới để dạy học sinh.
Trải qua 2 tháng triển khai chương trình mới, nhiều giáo viên đã tích cực tìm ra phương pháp giảng dạy phù hợp, giúp học sinh có nhiều cơ hội trải nghiệm thực tiễn, góp phần phát huy năng lực cá nhân.
Giáo viên quyết định thành công của đổi mới giáo dục
Để có được thành công này, theo cô Bùi Thị Phi Nga - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Ngọc Sơn - giáo viên đóng vai trò quan trọng, quyết định sự thành công của đổi mới giáo dục.
Chương trình GDPT mới trao quyền chủ động cho giáo viên, nếu thầy cô tích cực đổi mới phương pháp, vận dụng khoa học công nghệ vào mỗi bài giảng, sẽ khiến mỗi tiết học là một giờ vui với học sinh.
Cô Nguyễn Thị Tuyết - Hiệu trưởng Trường Tiểu học An Lư - cũng cho rằng, nhờ đổi mới phương pháp giảng dạy, mà học sinh hứng thú với việc học hơn. Từ đầu năm học, nhà trường cũng không nhận được phàn nàn nào của phụ huynh về việc học sinh gặp áp lực trong học tập.
Trong quá trình dạy và học, lãnh đạo nhà trường đã kết hợp với giáo viên xây dựng và điều chỉnh chương trình giảng dạy phù hợp với đặc điểm học sinh tại địa phương.
Cụ thể, SGK chỉ là kênh tham khảo chính trong quá trình giảng dạy; giáo viên có vai trò chọn lựa những nội dung bài học phù hợp và áp dụng linh hoạt, sáng tạo theo chương trình nhà trường xây dựng; bảo đảm học sinh tiếp thu bài tốt nhất.
Để xây dựng chương trình giảng dạy khoa học và phù hợp với từng đối tượng học sinh, theo Phó Giám đốc Sở GDĐT Hải Phòng Vũ Văn Trà, thông qua các buổi tập huấn, sinh hoạt chuyên đề, các giáo viên trực tiếp dạy lớp 1 của Hải Phòng đã nỗ lực học hỏi kinh nghiệm, tìm tòi phương pháp mới và chủ động đặt vấn đề, thảo luận với nhau nếu gặp khó khăn trong quá trình dạy học.
Ông đánh giá, qua 2 tháng chủ động tư duy, sáng tạo và nỗ lực, giáo viên của Hải Phòng đã dẫn dắt học sinh tiếp cận chương trình mới hiệu quả, học sinh ngày càng năng động và tích cực hơn trong quá trình học tập.
Năm học đặc biệt Thông lệ hằng năm, Hội nghị tổng kết công tác ngành diễn ra vào giữa mùa hoa phượng, nhưng năm nay, lần đầu tiên, sự kiện được tổ chức vào một ngày cuối thu. Ảnh minh họa/INT Bởi chúng ta lần đầu tiên trải qua một năm học đặc biệt, năm học bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh Covid-19. Không chỉ...