Thầy Trần Quang Vinh: Đừng vội vàng chạy đua với những đề khó trên mạng
Thời điểm này, các em chưa nên vội vàng luyện giải đề ngay mà cần dành thời gian nắm bắt cho tốt nội dung bài đang học. Đó là chia sẻ của thầy Trần Quang Vinh – giáo viên dạy giỏi Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Bà Rịa- Vũng Tàu) – người trực tiếp hướng dẫn học tập, nghiên cứu cho em Hoàng Hữu Quốc Huy – Huy chương Vàng Olympic Toán quốc tế năm 2017.
Thầy Trần Quang Vinh và học sinh Hoàng Hữu Quốc Huy trong lần ra thăm Hà Nội
* Theo thầy, thời điểm này, các em học sinh khối 12 nên có kế hoạch học tập như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất?
- Thầy Trần Quang Vinh: Thời điểm này gần cuối năm học và sắp sửa thi học kỳ 2, các em học sinh khối 12 nên ôn tập lại các nội dung được học trong học kỳ này để chuẩn bị cho kỳ thi.
Tuy nhiên các em cũng phải dành ra thời gian để hệ thống lại kiến thức của học kỳ 1 và những nội dung kiến thức lớp 11 sẽ có trong chương trình thi THPT quốc gia năm nay.
Các em nên xem và tự làm đề tham khảo do Bộ GD&ĐT ban hành, qua đó nắm được cấu trúc và mức độ của bài thi. Đồng thời cũng là cơ sở để ôn tập hiệu quả.
Video đang HOT
* Nhiều bạn đã tập trung cao độ vào luyện giải các đề thi, nhất là một số đề trên mạng. Vậy theo thầy, ở thời điểm này đã thích hợp hay chưa? Thầy có lời khuyên nào dành cho các em?
- Thầy Trần Quang Vinh: Thời điểm này , các trường mới chuẩn bị hoàn tất chương trình học cho học sinh khối 12. Do vậy các em chưa nên lao vào luyện đề ngay mà cần dành thời gian nắm bắt cho tốt nội dung bài đang học.
Ngoài ra, học sinh nên hệ thống lại kiến thức theo từng chương, từng đề mục kiến thức. Việc luyện đề sớm ở giai đoạn này là chưa cần thiết, vì kiến thức vừa mới học sẽ dễ bị quên, trong khi đó việc tổng hợp nhiều kiến thức của lớp 11 cũng sẽ gặp khó khăn.
Một vấn đề nữa, hiện các đề được tung trên mạng hay chạy đua theo những bài toán khó, nằm ngoài chương trình cũng dễ làm học sinh hoang mang và làm lệch hướng ôn tập.
* Thực tế, rất nhiều học sinh còn lúng túng khi chọn trường, chọn nghề. Thầy có lời khuyên nào dành cho các bạn!
- Thầy Trần Quang Vinh: Việc chọn trường, chọn nghề là việc quan trọng, vì nó sẽ liên quan đến tương lại của các em. Khi chọn trường, phụ huynh và học sinh nên tham khảo nhiều kênh để có thêm thông tin.
Trước tiên phải xác định được sở trường, sở thích của cá nhân, xem mình có thích hợp với công việc ấy hay không. Sau đó phải cân nhắc thêm các kênh khác như: lực học của bản thân, điểm chuẩn các năm học trước, chỉ tiêu tuyển sinh, chương trình học của nhà trường, khả năng tìm kiếm công việc sau khi ra trường v.v… Nên tránh việc chạy theo trào lưu, đăng kí nguyện vọng theo bạn bè mà nên chọn trường phù hợp với khả năng của mình.
Xin cảm ơn thầy!
Minh Phong (thực hiện)
Theo giaoducthoidai.vn
Ngành nào cần nhiều nhân lực?
Sáng 24.3, chương trình Tư vấn mùa thi năm 2018 do Báo Thanh Niên phối hợp với Bộ GD-ĐT đã đến với học sinh các trường THPT tỉnh Hậu Giang.
Học sinh đặt câu hỏi trong chương trình. Ảnh: ĐÀO NGỌC THẠCH
Chương trình diễn ra trong thời điểm chỉ còn 1 tuần nữa thí sinh bắt đầu nộp hồ sơ đăng ký dự thi THPT quốc gia, đồng thời xét tuyển ĐH-CĐ, hàng loạt băn khoăn của học sinh đã được các chuyên gia giải đáp cặn kẽ.
Ngay phần đầu chương trình, ông Hồng Xuân Bình, Phó giám đốc Sở LĐ-TB-XH tỉnh Hậu Giang cung cấp các thông tin bổ ích về nhu cầu nhân lực trên địa bàn.
Ông Bình cho biết Hậu Giang sẽ phát triển mạnh về nông nghiệp với các loại cây trồng như lúa, cây ăn trái, thủy sản... do vậy, nhu cầu nhân lực sẽ tập trung cho lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, các ngành chế biến nông sản, thủy sản, thực phẩm... Bên cạnh đó, tỉnh còn tập trung phát triển cơ khí, điện công nghiệp, tự động hóa, thương mại, dịch vụ, du lịch. Tỉnh còn có 2 khu công nghiệp và 8 cụm công nghiệp tập trung với 4.300 doanh nghiệp trên địa bàn nên nhu cầu việc làm rất lớn.
"Học sinh hãy tự tin, nhu cầu nhân lực rất lớn. Đầu năm nay sở đã nhận được đề nghị tuyển dụng và đào tạo lên tới 12.000 vị trí việc làm, trong đó có 9.000 lao động phổ thông và còn lại là trình độ từ TC trở lên. Doanh nghiệp đưa ra rất nhiều điều kiện nhưng có 3 điều kiện cơ bản: kỹ năng nghề nghiệp và kỹ năng mềm, ý thức tác phong công nghiệp và có ý thức vươn lên", ông Bình nhấn mạnh.
Trước thông tin này, học sinh Lê Thị Như Ý (Trường THPT Vị Thanh, Hậu Giang) hỏi: "Công nghệ 4.0 đang phát triển thì em nên chọn ngành học nào để đáp ứng sự thay đổi lớn của công nghệ này?". Thạc sĩ Huỳnh Tôn Nghĩa, Phó trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, cho rằng có rất nhiều ngành nghề sẽ "ra khỏi cuộc chơi" và được điều khiển bởi hệ thống tự động. Do vậy học sinh có thể tập trung vào các ngành kỹ thuật như CNTT, điện tử, tự động hóa...
Đại diện Trường ĐH Cần Thơ bổ sung: "Công nghiệp 4.0 có những thứ rất gần gũi như nông nghiệp. Việc ứng dụng công nghệ cao vào các hoạt động nông nghiệp như chăn nuôi, cây trồng... là một ngành rất thiết thực với địa phương này".
Học sinh Lê Hoàng Linh hỏi: "Em cần có năng lực gì để theo học ngành quản trị kinh doanh?". Tiến sĩ Lê Trung Đạo, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Tài chính-marketing, cho biết đây là ngành có nhiều chuyên ngành như quản trị nhân lực, quản trị du lịch, nhà hàng khách sạn... Cần người có tư duy và năng động nhất định để định hướng và quản trị các hoạt động kinh doanh.
PGS-TS Nguyễn Kim Hồng, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, thông tin thêm năm nay Bộ GD-ĐT đã chỉ đạo các trường sư phạm thực hiện tuyển sinh theo đúng yêu cầu nhân lực giáo viên cho các địa phương trong 5-10 năm tới. Năm nay sẽ có điểm sàn riêng cho các trường sư phạm, điều này rất cần thiết nhưng sẽ khó khăn hơn cho thí sinh thi vào các ngành sư phạm.
Hà Ánh
Theo thanhnien.vn
Tuyển sinh ĐH CĐ năm 2018: Văn, sử, địa... lên ngôi Không còn là khối ngành "đìu hiu" ít cơ hội và khó chọn trường, chọn ngành như các năm trước, mùa tuyển sinh năm nay, học sinh khối C có rất nhiều cơ hội xét tuyển vào các khối ngành kỹ thuật, tài chính, kế toán, ngân hàng... thậm chí là y học. Thêm nhiều cơ hội cho thí sinh xét tuyển tổ...