Thầy tổng phụ trách đội luôn đồng hành cùng trẻ em khó khăn
Với tấm lòng nhiệt huyết, yêu nghề cùng sự cảm thông sâu sắc với những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, thầy Lê Trung Lành, Tổng phụ trách đội Trường Tiểu học Phú Quới C (huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long) đã gắn bó với trường lớp suốt 30 năm qua và trở thành người bạn đồng hành thân thiết của học sinh, nhất là học sinh khó khăn.
Thầy Lê Trung Lành đến tận nhà trao quà cho các trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
Ở tuổi 52, nhưng từ thầy Lê Trung Lành luôn toát ra những năng lượng tích cực. Nhiều năm nay, thầy trở thành cầu nối mang những tấm lòng của các nhà hảo tâm vừa chăm lo cho các em học sinh, vừa dạy dỗ, hướng dẫn các em có thêm hiểu biết để sống tốt hơn.
Gắn bó với Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Vĩnh Long (Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh), thầy Lê Trung Lành không chỉ là người trực tiếp hướng dẫn, tổ chức các sân chơi bổ ích cho các trẻ em ở đây, mà thầy còn kết nối với các nhà hảo tâm để cùng chia sẻ, chăm lo cho các em có điều kiện học tập, sinh hoạt dưới mái nhà chung. Đặc biệt, hàng tuần, thầy đều dành thời gian đến đây để ôn bài, động viên các em phấn đấu học tập đạt thành tích. Với trẻ em tại Trung tâm, thầy Lành là một người bạn đồng hành thân thiết, khi thầy đến là trẻ có tiếng cười, có niềm vui và nhiều bài học mới.
Cơ duyên đến với Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Vĩnh Long đã cho thầy Lành cảm nhận rõ hơn về những khó khăn, thiếu thốn của những trẻ em khó khăn, để từ đó gắn bó với những công việc không tên sau mỗi giờ lên lớp. Thầy Lành chia sẻ, ngoài giờ lên lớp, thầy tranh thủ vận động các nhà hảo tâm chuẩn bị quà, bánh để tặng cho những học sinh, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.
Dần dần nhiều người biết đến tấm lòng của thầy Lành nên chung tay giúp đỡ. Thế là nguồn lực vận động ngày càng nhiều hơn, những công việc của thầy cũng tăng lên dần. Sau giờ lên lớp, khi thì thầy đi nhận tiền hỗ trợ, khi thì đi mua quà, lúc khác lại chuẩn bị thức ăn và các chương trình vui chơi hấp dẫn để tổ chức cho các trẻ em tham gia. Mỗi lúc có người ủng hộ chiếc xe đạp, hay bộ quần áo mới, thầy Lê Trung Lành lại tất tả đến với những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, mang lại niềm vui nho nhỏ, động viên các em vượt qua khó khăn trong cuộc sống.
Chị Nguyễn Mỹ Kim Hà (ngụ xã Phú Quới, huyện Long Hồ) chia sẻ: “Hoàn cảnh gia đình tôi neo đơn, con trai thì bị khuyết tật không đi học được nên hàng ngày tôi chỉ ở nhà trồng trọt, đan thảm kiếm tiền sống qua ngày. Thời gian qua, những lúc khó khăn, nhất là khi dịch COVID-19, thầy Lành thường xuyên tới tặng tiền, gạo, bánh… Thầy tới thăm lúc nào cũng động viên hai mẹ con. Nhờ có thầy mà gia đình cũng đỡ vất vả hơn”.
Thầy Lê Trung Lành trở thành cầu nối mang tấm lòng của các nhà hảo tâm qua gian hàng “0 đồng” đến với học sinh Trường Tiểu học Phú Quới C.
Thầy Lê Trung Lành tâm sự, sau mỗi lần đến thăm nhà của các trẻ em khó khăn, thầy lại chạnh lòng và quyết tâm làm tốt công việc thiện nguyện hơn nữa. “Đến tận nhà thì thấy có nhiều hoàn cảnh đáng thương, có em câm điếc bẩm sinh, có em rất khó khăn trong việc học. Đến với những mảnh đời như thế mình rất cảm động, rất yêu thương các em, chỉ mong có điều kiện giúp đỡ các em nhiều hơn”.
Video đang HOT
Còn với học sinh của Trường, ngoài việc dạy dỗ trong giờ học, tranh thủ những ngày cuối tuần, thầy Lành tổ chức nhiều sân chơi cho các em tham gia, để cùng vui chơi, cùng học tập. Với kinh nghiệm tổng phụ trách đội, thầy luôn có nhiều đổi mới, sáng tạo trong tổ chức sân chơi, qua đó thu hút và cung cấp những kỹ năng sống bổ ích cho các em học sinh. Thầy Lành luôn là người khởi xướng và mang lại tiếng cười sảng khoái, truyền cảm hứng sống tích cực, tinh thần năng động cho các em học sinh.
Nhân kỷ niệm 40 năm Ngày nhà giáo Việt Nam, thầy Lành tổ chức hoạt động trò chơi dân gian kết hợp với trao quà cho các học sinh khó khăn. Buổi hoạt động với nhiều trò chơi hấp dẫn, bổ ích như: tô màu, nhảy dây, ô ăn quan, ném vòng… Các em nhỏ được thoải mái vui chơi và có quà sau giờ học nên rất phấn khởi. Đặc biệt, với các em học sinh khó khăn còn được mua sắm ở gian hàng không đồng, lựa chọn những món đồ yêu thích.
Học sinh Trường Tiểu học Phú Quới C tham gia trò chơi do thầy Lê Trung Lành tổ chức.
Em Lê Minh Phương (học sinh Trường Tiểu học Phú Quới C) phấn khởi nói: “Con tham gia nhiều hoạt động do thầy tổ chức, con rất vui vì được cùng chơi với các bạn, chia sẻ quà bánh với nhau. Thầy hay dạy tụi con nhiều bày học hay để tụi con học tập và hiểu biết nhiều hơn”.
Đã tròn 30 năm gắn bó với nghề, thầy Lê Trung Lành luôn mang tâm huyết để gắn bó với nghề. Dù không trực tiếp “dạy chữ” nhưng thầy Lành đã rèn những kỹ năng, cách ứng xử cho bao thế hệ học trò. Với tinh thần cống hiến không ngừng nghỉ, thầy đã được trao giấy khen với danh hiệu: “Giáo viên Tổng phụ trách đội tiêu biểu tỉnh Vĩnh Long năm 2018 – 2019″ và Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long khen tặng “Đóng góp nguồn lực chăm sóc, nuôi dưỡng các đối tượng bảo trợ xã hội và phối hợp thực hiện các dự án phát triển cộng đồng trên địa bàn tỉnh”. Mới đây nhất, thầy vinh dự nhận được Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Khuyến học của Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam vì đã có đóng góp đối với sự nghiệp khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập.
Thầy Lê Trung Lành chia sẻ: “Nỗ lực trong giảng dạy, đồng hành chăm lo cuộc sống và việc học của học sinh, quan tâm giáo dục, xây dựng lối sống tích cực cho các em chính là lý tưởng và mục tiêu của tôi. Chính vì thế, dù đôi lúc khó khăn, mệt mỏi nhưng bản thân luôn cố gắng để duy trì nhằm chăm lo tốt nhất cho các em. Trong thời gian tới, rất mong được sự đồng hành của nhiều nhà hảo tâm hơn nữa để tôi tiếp tục hành trình đến với học sinh khó khăn, giúp đỡ các em trong cuộc sống cũng như tổ chức nhiều sân chơi bổ ích, để các em có thể phát triển toàn diện hơn”.
Hơn 40% trẻ em vùng khó khăn chưa được tới trường
Chất lượng giáo dục mầm non hiện chưa đồng đều giữa các vùng miền, đặc biệt là trẻ em tại vùng ĐBSCL, Tây Bắc, Tây Nguyên và Nam Trung Bộ.
Phát biểu tại Hội thảo phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ mẫu giáo (3-4 tuổi), nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi giai đoạn 2023- 2030 và Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2023 - 2030, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh cho biết, trong những năm qua, nhất là giai đoạn 2011 - 2020, Giáo dục mầm non (GDMN) được xã hội đặc biệt quan tâm.
Giáo dục mầm non còn nhiều hạn chế, khó khăn
Ngoài những kết quả đã đạt được, hiện nay GDMN vẫn còn nhiều hạn chế như: Mạng lưới trường lớp hiện tại chưa đáp ứng đủ nhu cầu thu nhận trẻ đến lớp, đặc biệt là những nơi khó khăn, miền núi, biên giới, hải đảo, nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, khu đô thị đông dân cư.
Tỉ lệ trẻ nhà trẻ đi học còn thấp (28,2%), mẫu giáo đạt 92,4%. Cả nước còn 8% trẻ em mẫu giáo và 71,8% trẻ nhà trẻ chưa được tiếp cận giáo dục. Nhiều trẻ em tiếp cận với GDMN muộn so với độ tuổi, nhất là trẻ em ở các vùng khó khăn.
Đối với vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn còn 81% trẻ nhà trẻ, 13,4% trẻ mẫu giáo chưa được tiếp cận GDMN.
Tỉ lệ trẻ em nhà trẻ tới trường vùng khó khăn mới đạt 19% (kém bình quân chung cả nước 9,2%), mẫu giáo huy động đạt 86,6% (kém bình quân chung cả nước 5,8%).
Như vậy, trẻ em vùng khó khăn còn 40,9% chưa được tới trường để được nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục theo chương trình GDMN. Tỉ lệ huy động trẻ em người dân tộc thiểu số vùng khó khăn đạt 57,4%...
Theo Bộ GD&ĐT, nhiều trẻ em tiếp cận với GDMN muộn so với độ tuổi, nhất là đối với trẻ em ở các vùng khó khăn. Ảnh: PHI HÙNG
Riêng đối với các cơ sở GDMN vùng dân tộc thiểu số và miền núi, biên giới, ven biển, hải đảo vẫn đang gặp phải nhiều khó khăn, thách thức lớn.
Chất lượng GDMN chưa đồng đều giữa các vùng miền, đặc biệt là trẻ em tại vùng ĐBSCL, Tây Bắc, Tây Nguyên và Nam Trung Bộ.
Những địa phương trên còn thiếu nhiều điều kiện đảm bảo để chăm sóc, giáo dục trẻ. Các điều kiện cho trẻ em 5 tuổi sẵn sàng vào lớp 1 chưa đáp ứng với yêu cầu mục tiêu đặt ra...
Ngoài ra, chính sách cho trẻ vùng khó khăn còn thiếu hụt: Chưa có chính sách hỗ trợ ăn trưa cho đối tượng trẻ nhà trẻ, nhiều em người dân tộc thiểu số nhưng không thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo nên không có hỗ trợ ăn trưa, gây khó khăn trong duy trì cũng như bảo đảm tỉ lệ chuyên cần, học 2 buổi/ngày... Trẻ lang thang cơ nhỡ cũng chưa được chú ý.
Đội ngũ giáo viên cấp học mầm non còn thiếu nhiều so với định mức quy định, chính sách còn hạn chế.
Thời gian làm việc của giáo viên cũng nhiều hơn so với quy định của luật lao động, áp lực công việc cao, lương thấp, chế độ làm việc và đặc thù công việc chưa tương xứng với tiền lương, chưa công bằng so với cấp học khác.
Cấp thiết xây dựng 2 đề án
Cũng tại hội thảo, ông Nguyễn Bá Minh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục mầm non (Bộ GD&ĐT) cho hay việc ban hành hai đề án Chương trình phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo (3 - 4 tuổi) và nâng cao chất lượng phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi, giai đoạn 2023-2030 và Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2023-2030 là rất cần thiết để củng cố mạng lưới trường, lớp mầm non; tăng tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo ở mọi vùng, miền được tiếp cận giáo dục.
Thực hiện tốt việc này cũng tạo nền tảng vững chắc cho việc duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập GDMN trẻ 5 tuổi. Đặc biệt là tăng cơ hội tiếp cận giáo dục cho trẻ em mẫu giáo vùng dân tộc thiểu số và miền núi, chuẩn bị tốt về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ, ngôn ngữ... bảo đảm chất lượng để trẻ em vào lớp một.
Trong bối cảnh kế thừa kết quả GDMN giai đoạn trước, việc ban hành và thực hiện 2 đề án nhằm củng cố vững chắc chất lượng GDMN, từng bước nâng cao và giảm thiểu khoảng cách giữa vùng thuận lợi và khó khăn, đảm bảo công bằng trong giáo dục.
Trước đó, hiện nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao tại Nghị quyết số 99/2021/NQ-CP ngày 30/8/2021 của Chính phủ và Quyết định số 1983/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GD&ĐT đã phối hợp với các Bộ, Ban, ngành, các tổ chức, cá nhân thành lập Ban soạn thảo, Tổ biên tập Đề án. Hiện 2 đề án đang được tổ chức xin ý kiến rộng rãi các chuyên gia, nhà giáo dục.
Phát triển giáo dục đối với trẻ em, học sinh các dân tộc thiểu số rất ít người Bộ GD&ĐT cho biết, từ tháng 7/2017 đến tháng 7/2022, đã có 104.219 lượt trẻ em, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người được thụ hưởng chính sách hỗ trợ học tập. Từ tháng 7/2017 đến tháng 7/2022, đã có 104.219 lượt trẻ em, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người được thụ hưởng chính...