Thấy tôi bỏ thứ này vào nồi canh cá, mẹ chồng nói 1 câu khiến tôi bẽ mặt trước họ hàng
Tôi cứ có cảm giác bà luôn đứng sau giám sát, để rồi khi thấy tôi nấu là vào bắt lỗi.
Cuối tuần trước ở quê có giỗ nên cả nhà tôi đều về. Lúc đầu mọi thứ đều rất suôn sẻ cho tới khi bác dâu cả có nói tôi vào hộ bác nấu nồi canh cá.
Dù không phải là người quá giỏi bếp núc nhưng nấu ăn cũng tạm được nên tôi không ngại vào giúp. Canh cá thì nấu cũng đơn giản, không quá khó nên tôi hồn nhiên nấu như cách mà thường ngày vẫn làm.
Vì cá khá tanh nên tôi chọn rán sơ rồi mới cho vào nấu và đặc biệt là thêm 1 thìa rượu gạo. Loại đồ uống này vừa giúp canh thơm hơn lại khử tanh rất tốt.
Trong lúc tôi đang thêm rượu gạo vào nồi canh thì mẹ chồng bất ngờ từ đâu đi tới. Tôi cứ có cảm giác bà luôn đứng sau giám sát, để rồi khi thấy tôi nấu là vào bắt lỗi. Vậy là giữa bao nhiêu con cháu, dâu rể làm bếp, bà chỉ mặt tôi mắng xơi xơi.
Bà nói: “Chỉ cái loại nhà quê mới rán cá lên rồi nấu thế này. Còn nữa, ai cho cô bỏ rượu vào canh, cô định hại cả nhà tôi à, mùi thì nồng ai ăn cho nổi. Thật đúng là không được nước non gì, đổ ngay đi”.
Thấy mẹ chồng tôi mắng như thế, các bác lớn tuổi ở bên cạnh cũng xúm vào góp vui. Họ nói chẳng ai cho rượu vào canh cả, làm phí mất con cá trắm ngon.
Trước những lời mắng mỏ vô lý của mẹ chồng, tôi khóc nghẹn nhưng vẫn cố giải thích thế mà bà không chịu nghe. Cho đến bây giờ tôi vẫn không hiểu tại sao mẹ chồng lại phải làm ra chuyện khiến tôi bẽ mặt đến như vậy. Thậm chí bà còn chưa ăn thử phần canh tôi nấu thì biết ngon dở thế nào mà phán xét.
Thấy tôi “thân cô thế cô”, em dâu vào động viên rồi giúp tôi nấu nốt nồi canh còn dở. Sau khi xong việc tôi cũng xin phép không ăn cơm rồi ra ô tô ngồi chờ chồng con ăn xong và cả nhà về lại thành phố.
Tôi nấu canh cá như thế là sai? Giả dụ tôi có sai thì chẳng phải mẹ chồng nên gọi tôi ra và chỉ bảo riêng hay sao?
Video đang HOT
Theo các đầu bếp lâu năm, việc cho rượu gạo vào canh cá là hoàn toàn đúng. Khi nấu canh cá để khử mùi tanh thì có 3 loại gia vị bạn không thể bỏ qua đó là: Rượu gạo, hành lá, gừng tươi.
1. Dùng gừng
Gừng sẽ giúp canh cá thơm ngon, khử tanh hiệu quả nhưng thời điểm nào cho gừng mới là mấu chốt. Bạn nên cho gừng khi canh cá sắp chín. Vì nếu cho gừng từ đầu thì sẽ làm giảm tác dụng khử tanh.
2. Thêm hành lá
Hành lá sẽ làm tăng mùi thơm của món ăn. Bạn nên cắt hành từng khúc dài chừng 1 – 2 lóng tay. Chẻ đôi phần gốc trắng của hành ra cho dễ chín. Khi chuẩn bị tắt bếp thì mới cho hành vào như thế vừa giúp canh thơm ngon lại giữ được độ tươi, vị ngọt của loại rau gia vị này.
3. Dùng rượu gạo
Có thể bạn đã biết, rượu gạo có tác dụng khử tanh rất tốt. Bạn đừng lo món ăn bị ám mùi rượu bởi dưới tác động của nhiệt độ rượu sẽ bay mùi rất nhanh. Nếu sợ mùi rượu vẫn còn thì chỉ cần đun lâu hơn 1 chút là được.
Ngoài 3 loại gia vị trên, khi nấu canh cá việc sử dụng nước cũng rất quan trọng. Bạn nên cho cá vào từ nước lạnh sau đó vặn lửa lớn và đun. Nếu cho nước sôi vào cá sẽ khiến thịt cá bị “chín ép”, nước canh trở nên nhạt và không ngon.
Trong khi đó, đun cá từ nước lạnh sẽ khiến cá có thời gian chín từ trong ra ngoài, tiết ra vị ngọt. Đun cá với ngọn lửa lớn sẽ rút ngắn thời gian chế biến, giữ thịt cá ngọt và không bị dai, bã.
Nhiều chị em lo lắng thịt cá bị tanh nếu cho nước lạnh thì bạn có thể rán cá trước rồi mới đem đi nấu. Cách làm này sẽ giúp thịt cá săn chắc, khử được mùi tanh. Tuy nhiên, canh cá sẽ có nhiều dầu mỡ hơn, nước canh không giữ được vị ngọt thanh mà xen lẫn cả vị béo ngậy.
Những cách ứng xử sai lầm dễ dẫn đến khủng hoảng hôn nhân
Hôn nhân là quá trình dài song đôi lúc chính người phụ nữ lại là những tác nhân dẫn đến mối quan hệ rạn nứt, khó cứu vãn.
Hôn nhân là cả một quá trình đi từ đam mê, tình cảm rồi tiến đến kết hôn. Khi mới cưới, vợ chồng nào mà chẳng "dính như sam", không thể tách rời. Tình cảm cũng nhờ đó mà ngày một khăng khít hơn. Quen nhau nhiều, hiểu nhau hơn thì những gì gọi là mới mẻ có thể trôi qua hết rồi.
Cách cư xử không phù hợp trong cuộc sống chính là điều vợ chồng nào cũng thấy sợ hãi. Nó có thể đánh tan nhiệt huyết hôn nhân, xua đi hứng thú với gia đình.
Trong cuộc sống, phụ nữ cần tránh những điều này để hôn nhân không rạn nứt.
1. Không để ý đến mặt mũi chồng ở bên ngoài
Đàn ông dù có tôn trọng vợ hay thậm chí sợ vợ đến đâu thì với người ngoài, họ cũng cần sĩ diện. Đây là đặc điểm lớn nhất của đàn ông. Sự sĩ diện, mặt mũi của họ lớn hơn tất thảy.
Tuy vậy, một số phụ nữ lại coi nhẹ điều ấy. Họ thích kể những khuyết điểm, thói hư tật xấu của chồng trước mặt người ngoài. Đây là một cách khiến đàn ông tổn thương, bất mãn và muốn vứt bỏ đi tất cả nhanh nhất. Hôn nhân vì thế sẽ lục đục.
Ảnh minh họa.
2. Không thích giao tiếp trong hôn nhân
Giao tiếp giữa vợ chồng là điều bắt buộc của hôn nhân. Đó là cách để vợ chồng trao đổi với nhau, kể chuyện cùng nhau thắt chặt thêm tình cảm. Nếu cả hai có gì không vừa ý thì cũng sử dụng giao tiếp như một cách thức hóa giải nhiều vấn đề.
Vợ chồng lúc nào cũng trò chuyện, tâm sự, giãi bày nỗi lòng với đối phương và có sự giao tiếp hằng ngày thì mối quan hệ sẽ càng sâu đậm hơn nữa. Cả hai hiểu tâm tư tình cảm của nhau, cảm xúc lúc nào cũng ngập tràn, tình yêu càng thêm thắt chặt.
Tuy nhiên, nhiều phụ nữ lại thích dùng chiêu bài im lặng trong hôn nhân. Sự im lặng của họ đến đàn ông cũng phải lạnh lòng. Một người vợ không thích giao tiếp, không muốn trao đổi, không chuyện trò với chồng thì làm sao để hai bên có thể thấu hiểu nhau hơn.
Đàn ông tuy bề ngoài mạnh mẽ nhưng họ cũng có chỗ yếu đuối, họ cũng thích được quan tâm hỏi han hằng ngày.
Ở nhiều gia đình, phụ nữ hay cọc cằn, thích phàn nàn, nói với nhau được 3 câu là cãi vã. Đây cũng là biểu hiện của sự thiếu giao tiếp và là một trong những nguyên nhân khiến đàn ông mệt mỏi.
Phụ nữ đôi khi nên gạt bỏ cái tôi của mình, nói với chồng những suy nghĩ chân thành nhất, cho anh ấy biết cảm xúc của bạn. Bạn cũng có thể bày tỏ sự quan tâm của mình đến chồng. Hãy cố gắng giao tiếp tích cực nhất trong hôn nhân.
Ảnh minh họa.
3. Gây nên mâu thuẫn với mẹ chồng
Mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu vốn là điều phiền muộn nhất của đàn ông từ xưa đến nay. Trong mối quan hệ này, đàn ông cũng nên có những đóng góp để hai bên hiểu nhau hơn, dần dần hóa giải để mối quan hệ tốt đẹp.
Tuy nhiên, nhiều người vợ luôn có sẵn tư tưởng trong đầu rằng mình lấy chồng chứ không lấy gia đình chồng. Bởi thế, họ không nghĩ đến chuyện thắt chặt tình cảm với mẹ chồng, đồng thời đôi khi còn làm ra chuyện khiến cho chồng phải khó xử. Họ cũng không có sự tôn trọng cần thiết cho người mẹ chồng của mình và luôn gây chuyện khiến cho tình cảm hai mẹ con sứt mẻ. Người chồng ở giữa cũng không biết hòa giải thế nào, suốt ngày để bản thân rơi vào tình trạng stress, chán nản, không thể giải tỏa cảm xúc được.
Đôi khi, chỉ vì những cách đối nhân xử thế mà khiến cho mối quan hệ đi vào ngõ cụt. Phụ nữ thông minh không bao giờ làm ra những hành động thiếu tôn trọng với nhà chồng bởi họ biết điều này dễ gây tổn hại đến cuộc hôn nhân của mình.
Xót xa khi biết lý do em dâu không dự đám tang của mẹ chồng Em dâu tôi kiên quyết không về dự đám tang của mẹ chồng, hóa ra là có nguyên nhân. Ảnh minh họa Mẹ tôi mới mất tròn một tháng. 2 ngày làm lễ tang, em dâu tôi không về, chỉ gửi chồng đem về 10 triệu để góp tiền xây mộ mẹ cho đẹp. Nhưng anh em tôi đã từ chối số tiền...