Thầy Phó Hiệu trưởng viết tâm thư gửi SV “để không ai bị bỏ lại phía sau”
Các em thân mến! Quan điểm của toàn ngành giáo dục cũng như của Nhà trường là không để sinh viên nào bị bỏ lại phía sau trong công cuộc giảng dạy online ứng phó với dịch bệnh Covid-19.
GS.TS Hoàng Anh Tuấn, Phó Hiệu trưởng trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn – ĐH Quốc gia Hà Nội đã có tâm thư gửi tới các sinh viên của nhà trường đang vừa học online, vừa chống dịch Covid-19.
Dân trí xin chia sẻ bức thư đầy tâm huyết này!
Khuôn viên thân quen của sinh viên trường ĐH Khoa học Xã hội & nhân văn Hà Nội
Các bạn sinh viên Nhân văn thân mến!
3 tuần kể từ khi việc dạy-học của thầy-trò USSH chuyển lên “An toàn khu Trực Tuyến”, mọi việc đến nay có thể nói đã hoạt động rất nhịp nhàng.
Những bối rối của thầy-trò trong những ngày đầu bỡ ngỡ với những chức năng/function lạ mắt của các nền tảng dạy học đa dạng đã được hóa giải; sự quá tải ở một số nền tảng công nghệ đã được giải quyết.
Trong sự ngỡ ngàng đôi khi có phần “bối rối” của những ngày đầu lên sóng, sinh viên là những người vất vả hơn: khi thầy-cô sử dụng đan xen 1-2 platform để dạy nghĩa là sinh viên có thể sẽ phải “tác chiến” trên 5-7 loại nền tảng công nghệ khác nhau bởi các em thường học nhiều môn với nhiều thầy-cô khác nhau.
Video đang HOT
Tuy nhiên, một thực tế dễ nhận thấy là các em thường thích ứng nhanh hơn các thầy-cô, một sự ngạc nhiên không hề khó hiểu với thế hệ 10x vốn năng động và yêu công nghệ! Xin chúc mừng các em và cảm ơn các em đã luôn chia sẻ với thầy-cô, Nhà trường!
Cũng trong 3 tuần qua, Nhà trường đã nhận được phản hồi thường xuyên của các em về điều kiện học tập của bản thân. Một điều vô cùng khích lệ là đến nay gần 8.000 sinh viên của Nhà trường vẫn tuyệt đối an toàn; các em vẫn giữ liên lạc thường xuyên qua email, group chats…với thầy-cô và phòng ban chức năng.
Mong các em tiếp tục thực hiện công tác phòng dịch tốt theo hướng dẫn để tiếp tục học tập hiệu quả trong chặng đường sắp tới.
Phần lớn sinh viên Nhân văn hiện đang ở Hà Nội (ước tính trên 90%) nên điều kiện học tập khá tốt (internet mạnh, truy cập thư viện số LIC của ĐHQGHN rất thuận lợi), cho dù sinh hoạt đôi lúc khó khăn vì không gian chật hẹp.
Một số ít (khoảng dưới 10%) sinh viên đã trở về quê nhà hiện gặp một chút khó khăn về điều kiện học tập (thiếu internet, wifi hoặc mạng 3-4G yếu).
GS.TS Hoàng Anh Tuấn, Phó Hiệu trưởng trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn – ĐH Quốc gia Hà Nội.
Các em thân mến! Quan điểm của toàn ngành giáo dục cũng như của Nhà trường là không để sinh viên nào bị bỏ lại phía sau trong công cuộc giảng dạy online ứng phó với dịch bệnh.
Nhà trường khuyến khích các em cố gắng khắc phục khó khăn để tham gia lớp học (dù đôi khi chất lượng đường truyền ở quê không được tốt) bởi sau mỗi buổi học trực tuyến cùng thầy-cô các em vẫn có cơ hội được xem lại video bài giảng nếu thầy-cô sử dụng những platform dạy học chuyên nghiệp, đọc thêm những tài liệu học tập được thầy-cô cung cấp.
Trong trường hợp các em không thể tham dự lớp học vì lý do bất khả kháng (thiếu thiết bị, không có internet), hãy email thông báo về Nhà trường để được ghi nhận tình huống. Các em sẽ được Nhà trường bố trí học cùng các lớp về sau; các em không lo bị xét học vụ vì thiếu số lượng tín chỉ tối thiểu của học kỳ này!
Trước khi kết thư, thầy xin thay mặt các thầy-cô cập nhật một số thông tin và số liệu chính thức để các em yên tâm với hoạt động của Nhà trường: hơn 300 thầy-cô tuyệt vời của USSH chúng ta đang tổ chức hơn 800 lớp học phần cho khoảng 40.000 lượt sinh viên tiếp tục học online trong những tuần tới.
Vui mừng hơn, ngày 23/3 Thầy Bộ trưởng GD&ĐT đã ký Văn bản 988 công nhận kết quả học trực tuyến và ngày 27/3, Thầy Giám đốc ĐHQGHN vừa ban hành Văn bản 944 để hướng dẫn chi tiết hạng mục này.
Chỉ trong đầu tuần tới, các thầy-cô Phòng Đào tạo sẽ email đến các em nội dung chi tiết văn bản hướng dẫn việc học và kiểm tra, đánh giá…của Nhà trường để các em yên tâm học tập. Nỗ lực đã có, chính sách đã rõ, chúng ta nhất định sẽ thành công!
Chuyên gia dự đoán xu hướng (trend forecaster) Li Edelkoort vừa nhận định rằng trong và sau đại dịch covid-19 này, “khả năng ứng biến và sáng tạo sẽ là những tài sản quý giá nhất”.
60 năm qua, các thế hệ sinh viên (Đại học) Tổng hợp/Nhân văn đã chứng minh sự ứng biến tuyệt vời của họ, và giờ là lúc các USSHers thế hệ 2K chứng tỏ bản lĩnh, tài năng và sự sáng tạo của mình!
Chúc các em mạnh khỏe và bình an đi qua mùa dịch với nhiều niềm vui trong cuộc sống và thành công trong học tập!
Thầy Hoàng Anh Tuấn
ĐHQG Hà Nội dạy học trực tuyến môn Giáo dục thể chất cho sinh viên trong đợt nghỉ tránh dịch COVID-19
Bên cạnh những học phần trên lớp được chuyển sang hình thức giảng dạy online thì mới đây, lãnh đạo ĐHQG Hà Nội cũng đã áp dụng việc dạy và học trực tuyến môn Giáo dục thể chất cho sinh viên toàn trường.
Trước những diễn biến vô cùng phức tạp của tình hình dịch COVID-19, nhiều trường đại học, cao đẳng, học viện trên cả nước đã quyết định dời thời gian nhập học của sinh viên đến cuối tháng 3/2020. Đa phần trong số đó đều chọn phương án dạy và học qua các website, diễn đàn đã tạo sẵn nhằm giúp giảng viên, sinh viên có thể tương tác trực tiếp cũng như là hoàn thành các bài tập được giao trong khoảng thời gian nghỉ phòng dịch.
Và đã có bao giờ bạn nghe đến việc học môn giáo dục thể chất hay đơn giản hơn là thể dục thông qua hình thức online chưa nhỉ? Thế nhưng mới đây, lãnh đạo trường ĐHQG Hà Nội đã trở thành một trong những trường tiên phong trong việc áp dụng hình thức trực tuyến trong môn giáo dục thể chất.
Cụ thể mới đây, Trung tâm Giáo dục Thể chất, ĐHQG Hà Nội đã ra mắt kênh Youtube mang tên "Thethao VNU" nhằm hướng đến việc số hóa dạy và học trực tuyến các học phần Giáo dục thể chất của sinh viên.
Sinh viên có thể tự học các môn Giáo thể chất tại nhà trong quãng thời gian nghỉ vì dịch COVID-19. Ảnh cắt từ clip
Theo đó, những bài giảng về các môn học như bóng rổ, bóng chuyền, bóng bàn, các môn võ,... sẽ được các cán bộ giảng viên thực hiện rồi quay lại, đăng tải lên trang Youtube "Thethao VNU" nhằm giúp sinh viên, học viên có thể nắm được rõ các từng tư thế động tác, kỹ thuật, qua đó có thể ôn luyện tại nhà thay vì đến trường học tập trung giữa thời điểm dịch COVID-19 đang bùng phát dữ dội.
Trước đó, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 của ĐHQG Hà Nội đã quyết định không tổ chức cho sinh viên, học viên sau đại học học tập trung tại giảng đường từ ngày 09/3 cho đến khi có thông báo mới, đồng thời triển khai công tác dạy - học trực tuyến (online).
Trước đó, lãnh đạo ĐHQG Hà Nội đã ra thông báo tạm dừng việc học tập trung tại cơ sở do tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp
Lịch học các môn chung của sinh viên tại Trung tâm Giáo dục Thể chất và Thể thao; Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh cũng sẽ lùi cho đến khi có thông báo mới. Các sinh viên của trường đang có mặt tại Hà Nội cũng cần hạn chế tối đa việc di chuyển, tiếp xúc, đặc biệt là tránh di chuyển ra khỏi địa bàn Hà Nội.
Theo saostar
Xung quanh việc cấp bằng của Trường Đại học KHXHNV Báo điện tử Kinh tế nông thôn ngày 18/2 đăng bài "Trường ĐH KHXHNV: Cấp bằng cho người chưa tốt nghiệp?"; ngày 20/2 đăng bài "Trường ĐH KHXHNV: Thông tin chưa trung thực tới cơ quan chức năng". Ban biên tập Báo Kinh tế nông thôn làm việc với đại diện Trường Đại học KHXHNV. Ngày 24/2, tại Tòa soạn Báo Kinh tế...