Thấy những triệu chứng này, mau đi khám thận trước khi quá muộn
Bệnh thận mạn tính là khi thận bị tổn thương hoặc giảm chức năng trong thời gian từ 3 tháng trở lên, theo The Economic Times Panache.
Da khô và ngứa có thể là dấu hiệu của mất cân bằng khoáng chất và chất dinh dưỡng trong máu, do thận không hoạt động đúng cách – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Bệnh thận mạn tính có thể gây ra các vấn đề sức khỏe khác như bệnh tim mạch – có thể dẫn đến tử vong sớm.
Nếu không được phát hiện sớm, bệnh có thể tiến triển thành suy thận, cần phải chạy thận hoặc phải ghép thận.
Khi thận bị tổn thương, các chất cặn bã và chất lỏng có thể tích tụ trong cơ thể.
Nếu không điều trị, tổn thương có thể trở nên tồi tệ hơn và cuối cùng thận có thể ngừng hoạt động.
Nếu thận đột ngột ngừng hoạt động, nó được gọi là tổn thương thận cấp tính hoặc suy thận cấp tính.
Các dấu hiệu cảnh báo bệnh thận
Nhiều người bị bệnh thận có xu hướng không gặp triệu chứng cho đến giai đoạn rất muộn, khi đã bị suy thận, chỉ 1 trong 10 người bị bệnh thận mạn tính biết mình mắc bệnh.
Và cách duy nhất để phát hiện là xét nghiệm máu.
Tuy nhiên, bệnh thận thường có thể điều trị được trong giai đoạn đầu. Và có một số manh mối tiết lộ thận đang gặp nguy hiểm sau:
1. Bọng mắt
Nếu thường xuyên bị bọng mắt, đặc biệt là vào buổi sáng, hãy lưu ý. Điều này có liên quan đến bệnh thận và tim, theo Kidney.org.
Hiện tượng bọng mắt có thể là do thận đang rò rỉ một lượng lớn protein qua nước tiểu.
2. Sưng phù tay chân
Thận lọc chất thải từ máu và loại bỏ lượng nước dư thừa ra khỏi cơ thể.
Video đang HOT
Khi thận không làm tốt nhiệm vụ, chất lỏng này có thể ở lại trong cơ thể. Sưng bàn tay, bàn chân và mắt cá chân có thể do suy thận hoặc bệnh tim, hãy cẩn thận với triệu chứng này.
Sưng ở chi dưới cũng có thể là dấu hiệu của bệnh tim, bệnh gan và các vấn đề mạn tính về tĩnh mạch chân.
3. Luôn cảm thấy mệt mỏi
Suy giảm nghiêm trọng chức năng thận có thể dẫn đến sự tích tụ các chất độc và tạp chất trong máu. Điều này có thể khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, suy nhược và khó tập trung. Một biến chứng khác của bệnh thận là thiếu máu, có thể gây suy nhược và mệt mỏi.
4. Khó ngủ
Khi thận không lọc đúng cách, các chất độc sẽ lưu lại trong máu. Điều này có thể dẫn đến khó ngủ. Ngoài ra còn có mối liên hệ giữa béo phì và bệnh thận mạn tính, và người bị bệnh thận mạn tính thường bị chứng ngưng thở khi ngủ, theo The Economic Times Panache.
5. Da khô, ngứa
Thận khỏe mạnh loại bỏ chất thải và chất lỏng thừa ra khỏi cơ thể và giữ mức cân bằng các khoáng chất trong máu. Da khô và ngứa có thể là dấu hiệu của mất cân bằng khoáng chất và chất dinh dưỡng trong máu, do thận không hoạt động đúng cách.
Suy giảm chức năng thận có thể gây chuột rút – ẢNH: SHUTTERSTOCK
6. Mắc tiểu nhiều hơn
Nếu bạn cảm thấy cần phải đi tiểu thường xuyên hơn, đặc biệt là vào ban đêm, đây có thể là dấu hiệu của bệnh thận. Khi các bộ lọc của thận bị hư hỏng, nó có thể làm tăng cảm giác muốn đi tiểu. Đôi khi đây cũng có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng tiết niệu hoặc phì đại tuyến tiền liệt ở nam giới.
7. Thấy máu trong nước tiểu
Thận khỏe mạnh thường giữ các tế bào máu trong cơ thể khi lọc chất thải từ máu để tạo nước tiểu, nhưng khi bộ lọc của thận bị hư hỏng, các tế bào máu này có thể bắt đầu “rò rỉ” ra nước tiểu.
Ngoài dấu hiệu của bệnh thận, máu trong nước tiểu có thể là dấu hiệu của khối u, sỏi thận hoặc nhiễm trùng.
8. Nước tiểu có bọt
Có quá nhiều bọt trong nước tiểu – đặc biệt là bong bóng – mà cần phải xả nước nhiều lần mới trôi hết – cho thấy có protein thoát ra trong nước tiểu, theo National Kidney Foundation.
9. Chán ăn, buồn nôn, ói mửa
Đây là một triệu chứng rất chung chung, nhưng sự tích tụ chất độc do giảm chức năng thận có thể là một trong những nguyên nhân.
10. Bị chuột rút
Suy giảm chức năng thận có thể gây mất cân bằng điện giải, như mức canxi thấp và phốt pho được kiểm soát kém có thể góp phần gây ra chứng chuột rút.
Ngoài ra, còn một số dấu hiệu khác như:
Đau cơ
Đau ngực nếu tụ dịch xung quanh niêm mạc tim
Khó thở nếu tụ dịch trong phổi
Những ai có nguy cơ?
Bất kỳ ai cũng có thể phát triển bệnh thận mạn tính, ở mọi lứa tuổi.
Tuy nhiên, nguyên nhân gây ra bệnh thận mạn tính chính là bệnh tiểu đường và huyết áp cao.
Các yếu tố nguy cơ khác là tiền sử gia đình, béo phì, sử dụng thuốc giảm đau kéo dài, lạm dụng thuốc, bệnh tim mạch nặng hoặc trên 60 tuổi.
Những người này cần phải kiểm tra bệnh thận hằng năm, theo National Kidney Foundation.
5 sai lầm khi tắm bạn không nên mắc phải
Tắm là công việc hết sức quen thuộc đối với mỗi người nhưng có một số thói quen có thể khiến bạn bị khô da, ngứa da hoặc thậm chí dễ bị nhiễm trùng, theo Health.
Nước nóng làm mất cân bằng độ ẩm khiến da trở nên khô hơn - SHUTTERSTOCK
1. Nước quá nóng
Nhiều người cho rằng tắm nước nóng là phương pháp giúp giải tỏa căng thẳng sau một ngày làm việc mệt mỏi. Thế nhưng, thói quen này có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Nước nóng làm mất cân bằng độ ẩm khiến da trở nên khô hơn. Ngoài ra, nếu tắm nước quá nóng trong phòng tắm kín thì cơ thể dễ rơi vào tình trạng thiếu ô xy, đây là lý do tại sao một số người đang tắm lại cảm giác chóng mặt, tức ngực, thậm chí muốn ngã, theo Health.
2. Sử dụng xà phòng tẩy rửa mạnh
Bạn có thể thích cảm giác sạch sẽ khi cọ rửa da, nhưng xà phòng có chất kháng khuẩn hoặc chất tẩy rửa mạnh có thể gây hại nhiều hơn lợi.
Khi lớp dầu tự nhiên trên da bị rửa đi, chúng ta sẽ cảm thấy da bị khô rít. Ngược lại, khi có dầu, chúng giống như một chất bôi trơn để bàn tay trượt nhẹ nhàng trên da. Nếu không có lớp bảo vệ này, da thậm chí còn phải tiếp xúc nhiều hơn với nước nóng, gió và những thứ khác làm khô da.
Dao cạo có thể là một ổ vi khuẩn nếu không được làm sạch - SHUTTERSTOCK
Ngoài việc làm khô da, bác sĩ da liễu Melissa Piliang tại Cleveland Clinic (Mỹ) khuyên không nên dùng xà phòng diệt khuẩn khi tắm, thay vào đó chúng ta nên sử dụng các sản phẩm không có mùi thơm và có bổ sung chất dưỡng ẩm.
3. Kỳ cọ quá nhiều
Theo tiến sĩ Robynne Chutkan, từ Maryland (Mỹ), trừ phi người bám đầy bụi bẩn, những nơi duy nhất cần xà phòng chính là nách và bẹn.
Kỳ cọ quá kỹ sẽ khiến lớp dầu tự nhiên và những vi khuẩn có lợi trên da bị cuốn trôi. Về lâu dài khiến da bị yếu và dẫn đến các bệnh liên quan đến da.
4. Không làm sạch dao cạo
Vi khuẩn từ da có thể bám vào dao cạo, và sau đó có thể sinh ra nhiều vi khuẩn hơn khi để trong phòng tắm ẩm ướt và tối. Đó là lý do tại sao chúng ta phải rửa nó bằng nước nóng trước mỗi lần sử dụng. Bỏ qua bước này có thể khiến bạn dễ bị nhiễm trùng, theo Health.
Bác sĩ Piliang cho biết, khi sử dụng dao cạo, bạn sẽ tạo ra những vết rách rất nhỏ trên da, đây có thể là cánh cổng xâm nhập của vi khuẩn hoặc nấm.
Nên thay mới hoàn toàn lưỡi dao cạo khoảng một lần một tuần.
5. Không chú ý vệ sinh khi sử dụng phòng tắm công cộng
Phòng tắm ở phòng tập thể dục là nơi dễ sản sinh ra vi khuẩn và nấm mốc, có thể sẽ khiến bạn mắc các loại bệnh nhiễm trùng.
Vì vậy, nên mang dép khi sử dụng phòng tắm chung, theo Health.
9 nguyên nhân khiến bạn tỉnh giấc giữa đêm Không chỉ những cơn ác mộng, mà nhiều nguyên nhân khác cũng có thể quấy rầy giấc ngủ của bạn, khiến bạn tỉnh giấc giữa chừng. Da ngứa ngáy, kích ứng: Các bệnh ngoài da như bệnh chàm hay viêm da, mẩn ngứa có thể là nguyên nhân phá rối giấc ngủ của bạn. Bệnh chàm có thể gây những thay đổi trong...