Thây ma sống: Sự thật và truyền thuyết
Ngày nay, “ thây ma sống” không còn là điều gì xa lạ. Chuyện về chúng xuất hiện ở khắp nơi, trên truyền hình, phim ảnh, sách báo, … Nhưng liệu “thây ma sống” có thật trong đời thực?
“Thây ma sống” bắt đầu được biết đến nhiều hơn cách đây vài thập kỷ, đặc biệt là nhờ bộ phim kinh điển Night of the Living Dead (Đêm của người chết sống dậy) năm 1968 của đạo diễn Mỹ – George Romero.
Trang Discovery dẫn lời Blake Smith, một fan cuồng “thây ma sống” và đồng quản lý podcast có chủ đề về quái vật MonsterTalk cho hay: “Mặc dù mọi người nghĩ phim Night of the Living Dead là về thây ma sống nhưng đạo diễn Romero chưa bao giờ gọi chúng như vậy. Ông ấy muốn gọi các nhân vật của mình là ma cà rồng”.
Nhiều người tin “thây ma sống” có thật nhưng hiện hầu như không có bằng chứng về sự tồn tại của chúng. Ảnh: Discovery
Dẫu nhiều người coi “thây ma sống” chỉ là sản phẩm tưởng tượng, mang tính giải trí của văn hóa đương đại nhưng một số khác lại tin chúng có thật.
Văn hóa Haiti, giống như nhiều nền văn hóa khác ở châu Phi, đắm chìm trong niềm tin vào ma thuật và phù thủy. Niềm tin vào sự tồn tại của “thây ma sống” có liên quan đến tôn giáo Voodoo và lan truyền rộng rãi khắp Haiti trong nhiều thập niên.
Tuy nhiên, không giống các “thây ma sống” xấu xa trong phim Hollywood ngày nay, các “thây ma sống” nguyên thủy ở Haiti không phải là những hung thần mà là nạn nhân. Chúng là những xác chết bị phù phép để tái sinh và bị điều khiển nhằm phục vụ mục đích cụ thể nào đó (thường là làm lao công).
Trong lịch sử, sự sợ hãi “thây ma sống” được sử dụng như một biện pháp kiểm soát xã hội và chính trị ở Haiti. Những người được cho là có phép thuật biến người thành “thây ma sống” (chủ yếu là các thầy phù thủy, trong văn hóa Haiti gọi là các “bokor”) luôn có được sự kính trọng và e sợ trong xã hội.
Các “bokor” cũng được cho là thuộc lực lượng Tonton Macoute – lực lượng cảnh sát mật hung ác và đáng sợ, phụng sự chế độ chính trị đàn áp Duvalier (1957-1984). Những ai dám cả gan chống lại các nhà cầm quyền tàn bạo này đều bị đe dọa biến thành thây ma sống – điều mà người dân Haiti lúc bấy giờ không hề coi nhẹ.
Video đang HOT
Trong truyện, phim ảnh hư cấu, có nhiều cách để tiêu diệt các thây ma sống (thường là chặt đầu hoặc bắn vào đầu), nhưng theo truyện kể dân gian Haiti, mục tiêu là giải phóng người khỏi trạng thái “thây ma sống”, chứ không phải trực tiếp giết hại chính người đó. Người Haiti thường đồn thổi về các cách giải phóng thây ma sống, ví dụ như cho thây ma sống ăn muối hay cho chúng nhìn thấy đại dương để thức tỉnh đầu óc và mong muốn quay trở lại hầm mộ.
Bằng chứng hiếm hoi
Cho tới nay, hầu như rất hiếm bằng chứng về sự tồn tại của thây ma sống trong đời thực. Trong số ít ỏi bằng chứng được cho là về thây ma sống đó cần phải kể đến trường hợp một người đàn ông tâm thần có tên Clairvius Narcisse.
Vào năm 1980, người đàn ông này đã tuyên bố ông ta “đã chết” năm 1962, sau đó trở thành một thây ma sống và bị ép buộc làm việc như nô lệ cho một trong những đồn điền trồng mía ở Haiti.
Dẫu vậy, Narcisse không đưa ra bằng chứng cho những tuyên bố của mình và cũng không thể chỉ cho các điều tra viên về nơi mà ông ta tuyên bố đã phải làm lao động khổ sai trong gần 20 năm.
Ngoài Haiti (và một số nơi khác có người sùng bái tôn tôn giáo Voodoo), “thây ma sống” được đông đảo quy kết là “ông kẹ” – một nhân vật truyền thuyết gần giống ma cà rồng. Tuy nhiên, niềm tin này đã thay đổi vào những năm 1980 khi Wade Davis, một chuyên gia trong lĩnh vực dân tộc thực vật học (ethnobotany) thuộc Đại học Havard, tuyên bố đã phát hiện một chất “bột thây ma sống” bí hiểm trong lúc làm việc ngoài đồng ở Haiti. Hoạt chất chính được xác định là một chất độc thần kinh, có thể được sử dụng để đầu độc, đẩy nạn nhân vào trạng thái giống như thây ma sống.
Một cảnh về các “thây ma sống” trong bộ phim kinh dị “Night of the Living Dead” (Đêm của người chết sống dậy) năm 1968 của đạo diễn Mỹ George Romero. Ảnh: Wikimedia
Ông Davis đã viết nhiều cuốn sách về chủ đề trên, về sự liên quan của phép thuật Voodoo, kể cả cuốn sách ăn khách “The Serpent and the Rainbow” về sau được chuyển thể thành một kịch bản phim kinh dị của đạo diễn Wes Craven.
Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học tỏ ra hoài nghi các phát hiện của ông Davis và cho rằng chúng đã bị phóng đại. Theo họ, lượng chất độc thần kinh tìm thấy trong những mẫu bột lạ của ông Davis không đồng nhất với nhau và không đủ cao để gây ra các hiệu ứng thây ma sống.
Mặc dù về lý thuyết, “bột thây ma sống” có thể phát tác trong những điều kiện lý tưởng cụ thể, nhưng trong đời thực, rất khó để dùng thứ bột này tạo thành một “thây ma sống”. Dùng quá ít chất độc chỉ có thể gây ra các ảnh hưởng tạm thời, trong khi sử dụng quá nhiều có thể dễ dàng gây tử vong cho nạn nhân.
Ngoài các nghi ngờ về mặt dược lý, còn nhiều lí do khác để hoài nghi tuyên bố về việc con người từng bị biến thành “thây ma sống” lao động khổ sai suốt nhiều thập kỷ qua. Ví dụ như, quá trình có thể biến người thành thây ma sống (giả sử không giết chết họ) sẽ để lại các hậu quả như tổn thương não, chậm chạp và bất hợp tác, hay nói một cách khác không phải là các lao động lý tưởng.
Hơn thế nữa, tính kinh tế từ việc biến người thành thây ma sống không đáng là bao: Haiti là quốc gia nghèo nhất ở Tây bán cầu, không hề thiếu lao động rẻ mạt làm cho các nông trang và đồn điền. Ở một đất nước nơi có thu nhập bình quân hàng năm không đầy 2.000USD thì có vô số người còn sống sẵn sàng làm việc mà gần như không đòi hỏi công sá gì.
Những lao công “thây ma sống” không đòi hỏi thù lao (nếu có tồn tại) sẽ vẫn cần phải được nuôi ăn, mặc và ở, gây tốn kém gần tương đương việc nuôi lao động sống. Vậy, ai sẽ quan tâm tới việc biến người thành thây ma sống khi công việc này đòi thời gian, nỗ lực để bắt cóc một ai đó, làm giả cái chết của họ, dùng chất độc để hồi sinh và biến họ thành nô lệ?
Có một số cách dễ dàng hơn để khiến ai đó bị tổn thương não. Và ngay cả khi cách dùng “bột thây ma sống” hiệu quả, không có gì đảm bảo rằng nạn nhân sẽ trở nên ngoan ngoãn hoặc phục tùng mệnh lệnh bởi họ đơn giản có thể rơi vào trạng thái thực vật.
Và tất nhiên, trong thực tế, người ta chưa bao giờ phát hiện bất kỳ trang trại hay đồn điền trống mía nào có các “thây ma sống” làm việc trên cánh đồng. Do đó, dù “thây ma sống” có càn quét phim ảnh và truyền hình thì sự tồn tại của “thây ma sống” trong đời thực chỉ là giai thoại chưa được chứng minh.
Theo VNN
'Ngọa hổ tàng long' thành phim kinh điển
Bộ phim nổi tiếng của đạo diễn Lý An xếp thứ tư trong danh sách 10 phim kinh điển nhất thế giới từ năm 2000 đến nay, do tạp chí Time của Mỹ bình chọn.
Ngọa hổ tàng long (Crouching Tiger, Hidden Dragon) từng đoạt 4 giải Oscar năm 2001 cho các hạng mục Chỉ đạo nghệ thuật xuất sắc, Quay phim xuất sắc, Nhạc phim hay nhất và Phim nước ngoài hay nhất. Đây cũng là bộ phim quy tụ dàn diễn viên bậc nhất Trung Quốc: Châu Nhuận Phát, Dương Tử Quỳnh, Chương Tử Di.
Poster Ngọa hổ tàng long trên một con phố ở Paris, Pháp. Ảnh: Xinhua.
Ông Richard Corliss, nhà phê bình phim của tạp chí Time, nhận xét: "Ngọa hổ tàng long là sự kết hợp hài hòa giữa vẻ đẹp tự nhiên mềm mại của phương Đông và tính chất mạnh mẽ của phương Tây. Nhiều cảnh bay nhảy đẹp mắt của khinh công và võ thuật Trung Quốc khiến khán giả phương tây được mở rộng tầm mắt".
Đạo diễn Lý An sau khi biết tin đã vui mừng nói: "Đây là một vinh quang tột đỉnh".
Dương Tử Quỳnh, Châu Nhuận Phát trong "Ngọa hổ tàng long".
Ngoài Ngọa hổ tàng long, 9 bộ phim còn lại trong danh sách là: Wall.E (2008)The Lord of the Rings (2001, 2003) Avatar (2009) The White Ribbon (2009)The Hurt Locker (2009) Synecdoche, New York (2008) Devdas (2002)Moulin Rouge! (2001) và The Artist (2011).
Huệ Nguyễn
Theo VNE
"Titanic 3D" - Lại một huyền thoại trở lại màn ảnh Không chỉ riêng điện ảnh mà trong bất cứ bộ môn nghệ thuật nào khác như văn học, thơ ca, âm nhạc, hội họa... chủ đề tình yêu xưa nay chưa bao giờ cũ, chưa bao giờ trở nên lỗi thời. Suốt hơn một thế kỷ hình thành và phát triển, điện ảnh đã cho ra đời không ít tuyệt phẩm về tình...