Thầy Khắc Hiếu giải cứu “thần giữ của”
Có không ít bạn học sinh “khóc cạn nước mắt” vì mất tiền quỹ lớp, thậm chí phải… ăn trộm tiền của bố mẹ để đền! Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu – giảng viên khoa Tâm lý Giáo dục, ĐH Sư phạm TPHCM đăng đàn chia sẻ nỗi niềm cùng các “thần giữ của”.
Thầy Hiếu ơi, làm sao nói “không” nếu không thích giữ “hầu bao” của lớp?
Vì được bạn bè tín nhiệm nên bạn không thể nói gọn lỏn “không” rất dễ mất tình cảm, từ chối thì cũng phải có lý do thuyết phục nha các bạn!
Thường thì đa số các bạn không muốn “nhiệm chức” thủ quỹ hay từ chối thầy cô hay bạn bè bằng những câu thiếu thuyết phục như “Thôi em không làm đâu, thôi mình không làm đâu” mà không hề đưa ra lý do.
Việc làm thủ quỹ không phải là một việc quá to tát nên mọi người sẽ không quá khó khăn o ép bạn nếu bạn nói rằng “mình không thích” hay “em có tính hay quên và rất hay làm mất tiền, em mà giữ quỹ lớp thể nào cũng mất”.
Ngoài ra, nếu bị “dí” quá thì bạn có thể xin phép để hỏi ý kiến bố mẹ và sau đó để bố mẹ lên tiếng từ chối giúp mình cũng là một giải pháp hay.
Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu – giảng viên khoa Tâm lý Giáo dục, ĐH Sư phạm TPHCM.
Thầy chỉ tụi em cách nào để hoàn thành tốt nhiệm vụ “thần giữ của”?
Nếu thật sự không muốn làm và không hợp với công việc đó thì không nên tự ép mình. Cái gì miễn cưỡng cũng dễ sai sót và khó mà hoàn thành tốt.
Nếu đã lỡ nhận nhiệm vụ rồi, bạn vẫn có thể nói cho giáo viên chủ nhiệm biết để thầy cô có hướng thay thế.
Còn nếu bạn vẫn muốn tiếp tục “chức vụ” thì nên học cách quản lý tiền bạc như sau:
Một là phải có sổ sách nhật ký thu chi. Một trí nhớ tốt không bằng một nét mực mờ.
Hai là bảo quản tiền cẩn thận. Phải để tiền trong ngăn kín nhất, khó bị mất cắp nhất. Không nên để người khác biết mình cất tiền ở đâu.
Video đang HOT
Không nên lấy ra lấy vào nhiều lần trước mặt mọi người. Nếu lớp chưa cần đến, hãy để tiền ở nhà hoặc đưa bố mẹ cất giữ, chỉ mang theo một lượng tiền nhỏ đủ để sử dụng trong trường hợp linh tinh như photo, mua hoa cắm, mua bông lau bảng.v.v…
Tuyệt đối không dùng quỹ lớp vì mục đích riêng vì dễ gây lẫn lộn, mất mát.
Khi mọi người đã tin tường thì phải hiểu và giúp thủ quĩ
Việc cắt cử học sinh làm cán bộ lớp là đang rèn tập cho học sinh tự quản như một gia đình thu nhỏ, một xã hội thu nhỏ.
Bản thân của những em được giao làm thủ quĩ cũng rèn được cho mình tính cẩn thận, cách quản lý sổ sách chi tiêu. Dụng ý của nhà trường là tốt.
Tuy nhiên, có rất nhiều vị trí và cách thức để rèn luyện cho học sinh. Với nhiệm vụ liên quan đến tiền bạc, tôi nghĩ cần phải suy nghĩ lại.
Thực tế đã có rất nhiều học sinh khóc gần hết nước mắt vì mất tiền quỹ lớp, thậm chí phải ăn cắp tiền của bố mẹ để đền và gần đây là tự tử như trường hợp em C.T. ở Củ Chi.
Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu hiện đang là thần tượng của bạn trẻ.
Nếu nhà trường và giáo viên chủ nhiệm giao nhiệm vụ quản lí tiền bạc cho học sinh thì phải hướng dẫn các em cách làm, cách quản lí, cách bảo quản và đặc biệt có cơ chế hỗ trợ cho các em khi sự cố xảy ra.
Nếu đã tin tưởng giao tiền cho em ấy thì cũng phải đủ can đảm để tin rằng em ấy không bịa chuyện mất mát để lấy cắp.
Điều đó có nghĩa là nhà trường phải hỗ trợ em ấy đền bù lại phần lớn quỹ lớp đã mất.
Còn nếu nhà trường và giáo viên chủ nhiệm không đủ tin tưởng để làm điều đó thì đừng giao nhiệm vụ giữ tiền cho học sinh.
Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu
Theo Mực Tím
Thầy tâm lý điển trai nói gì về vụ 'Canh gà Thọ Xương'?
Thầy giáo tâm lý Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu cho rằng trong sự việc này cô giáo nên mạnh mẽ hơn để quay lại trường dạy học vì cô luôn được các em học sinh tin yêu, ủng hộ.
Xung quanh sự cố "Canh gà Thọ Xương" của cô giáo trẻ Hà Thị Thu Thủy (trường THPT Lomonoxop), thạc sĩ tâm lý Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu - thầy giáo trẻ điển trai của ĐH Sư Phạm TP.HCM chia sẻ:
Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu
- Sau sự cố "Canh gà Thọ Xương" của cô giáo trẻ dạy văn đang gây xôn xao dư luận vừa qua, là một giáo viên trẻ thầy có chia sẻ gì?
- Xã hội luôn khắt khe với nghề giáo của chúng tôi. Dù chế độ, điều kiện làm việc và cuộc sống của nhà giáo hạn chế như thế nào thì mọi người cũng đã biết, nhưng chúng tôi hiểu trách nhiệm của mình và luôn tự yêu cầu cao ở chính mình, bởi chúng tôi làm việc với con người.
Nhưng chân thành, chúng tôi cũng là người, cũng có những sai sót vì không ai hoàn hảo cả. Quan trọng là khi chúng ta có sai sót, chúng ta nhận ra và sửa chữa, nếu sai sót đó không là nghiêm trọng.
- Thầy có thể chia sẻ thêm gì về sự khắt khe của xã hội đối với nghề giáo?
- Tôi cũng có nhiều dự định, tôi cũng muốn mở rộng trang mạng xã hội bằng cách như một số trang doanh nghiệp vẫn hay làm để chia sẻ được cho càng nhiều bạn trẻ, tôi đã từng nhuộm tóc mình nâu nâu một chút để mới mẻ trẻ trung, tôi cũng đã từng đeo kiềng ở cổ tay để nhớ cái cảm giác ấm áp mà mẹ tôi đã đeo cho tôi như hồi tôi còn nhỏ. Nhưng tôi cũng bị "ném đá", đơn giản chỉ vì tôi là...thầy giáo.
- Cô giáo trẻ Hà Thị Thu Thủy đã bị sốc sau sự việc, phải chăng dư luận đang có cái nhìn phiến diện?
- Việc cô Thủy bị sốc, xin nghỉ dạy và về quê thể hiện diễn biến tâm lý hết sức bình thường. Khi người ta bị tổn thương và thấy rằng dường như cả xã hội đang quay lưng thì họ muốn trốn về một cái góc an toàn nào đó. Ở đây chính là gia đình của cô Thủy.
Trước đây cô bé Quỳnh Anh đã từng bị ném đá đến mức phải trốn mình trong nhà. Bây giờ đến lượt cô giáo trẻ phải nhập viện vì không chịu được sốc. Nhiều người &'ném đá' cô rằng: "một cô giáo quá kém", "một kẻ thiếu kiến thức", "quá kinh khủng", "vấn nạn", "sự xuống cấp trầm trọng của một con người trong ngành giáo dục"...
Nhưng họ có phải là người đã từng học cô không? Họ có phải là người đã từng công tác chung với cô không? Họ có hiểu cô không hay chỉ là loáng thoáng qua dăm ba câu chữ?
- Ở trong trường hợp này, cô Thủy nên có cách hành động như thế nào để vượt qua cú sốc tâm lý này?
- Lúc này, cô Thủy cần phải cứng rắn hơn vì những người trong xã hội không phải là người hiểu cô nhất. Chính các học trò, đồng nghiệp, ban giám hiệu mới là những người hiểu cô nhất. Chính các em học sinh cũng đã lập ra một Fanpage trên mạng xã hội để ủng hộ cô Thủy. Đó mới chính là những người cô Thủy nên lắng nghe.
Những người không hiểu cô Thủy là những người ở đâu đó, rất xa xôi và họ không thể hiểu về kiến thức và kỹ năng của cô nên những nhận xét của họ chỉ là võ đoán và không khách quan. Cô Thủy hãy trân trọng những lời góp ý thẳng thắn và tình cảm yêu mến của học trò dành cho mình và sớm quay trở lại bục giảng.
Sáng 13/10, đã có hơn 3.200 người ủng hộ cô Thủy quay lại trường giảng dạy
- Thầy đánh giá gì về hành động của các em học sinh khi lập ra hẳn một Fanpage để minh oan cho cô giáo ?
- Khi được biết các em học sinh lập ra hẳn một Fanpage để ủng hộ cô Thủy, tôi thấy rất vui. Điều đó thấy rằng các em cũng rất công bằng và luôn dành tình cảm yêu mến dành cho những người thầy, người cô của mình. Qua sự việc này, sự đoàn kết trong trường cũng sẽ cao hơn, tình cảm giữa cô Thủy và học sinh cũng sẽ thêm gần gũi hơn.
- Phải chăng phụ huynh học sinh cũng sẽ rút ra được bài học cho chính mình trong sự việc này?
- Phụ huynh, dư luận nói chung nhìn bên ngoài vào nên không hiểu rõ nội tình bên trong. Phụ huynh đó cũng đã kết luận khi chưa hiểu rõ sự tình. Đối với phụ huynh cũng thông cảm vì họ lại nghe kể từ chính người con của mình. Đứa trẻ đó lại có thể kể theo cảm nhận của riêng nó. Đôi khi cảm nhận của đứa trẻ lại chưa sâu sát, chưa có thực tế và không khách quan.
Vì vậy nên phụ huynh mới bức xúc quá và có phản ứng hơi mạnh khi chưa hiểu rõ về sự việc. Chúng ta cũng cần thông cảm vì trong đó có trách nhiệm của họ với con cái. Thông qua sự việc này, phụ huynh cũng phải rút ra bài học cho chính mình.
Dư luận thường chạy theo tâm lý đám đông nên nhiều khi chưa có sự tỉnh táo và sự sáng suốt của lý trí. Đôi khi một lời nói thôi cũng đủ "giết chết" cuộc sống của một ai đó. Vì vậy, mỗi người nên có sự tỉnh táo và sàng lọc khi tiếp nhận thông tin.
- Xin cảm ơn thầy!
Theo VTC
"Thần giữ của" lớp mình Thủ quỹ là vai trò không thể thiếu trong lớp học - một công việc vô cùng vất vả mà còn lắm gian nan! Mệt nhọc đủ đường Cuộc tuyển chọn thủ quỹ lúc nào cũng là một cuộc tuyển "chọn mặt gửi vàng" với ứng viên là các gương mặt "hiền lành, thánh thiện". Tuyển chọn làm thủ quỹ cũng không hề...