Thầy giáo Trung Quốc hỗ trợ nữ sinh mỗi chu kỳ ‘đèn đỏ’
Pha nước đường nâu giúp học trò vượt qua cơn đau bụng kinh, thầy Mo còn kêu gọi nam sinh quan tâm bạn trong thời gian nhạy cảm.
Đối với nữ sinh của một trường trung học ở thành phố Ôn Lĩnh, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, mỗi khi “đến tháng”, các em được giáo viên và nam sinh hỗ trợ nhiệt tình.
Theo Shanghaiist, thầy giáo Mo Qunli (38 tuổi) đã ghi lại chu kỳ kinh nguyệt của nữ sinh trong lớp vài năm qua, giải thích rằng đây là cách anh chăm sóc học trò trong thời gian nhạy cảm.
“Một số người trên mạng nói tôi là kẻ biến thái. Tôi không thể đòi hỏi ai cũng phải hiểu mình, nên tôi chỉ đơn giản là phớt lờ họ”, Mo nói với các phóng viên.
Mo Qunli rất tâm lý và được nhiều học sinh quý mến. Ảnh: Shanghaiist
Mo bắt đầu công việc này sau khi nhận thấy một số nữ sinh quá nhút nhát, không dám xin nghỉ tập thể dục hàng ngày ở trường trong kỳ “đèn đỏ”, khiến cơ thể và tâm trạng càng mệt mỏi hơn.
Để xoa dịu các triệu chứng của nữ sinh, thầy Mo đã mua đường nâu và pha nước cho các em uống, bởi anh biết đây là một phương thuốc giảm đau bụng kinh hiệu quả. Anh tin rằng hành động nhỏ của mình sẽ giúp nữ sinh thoải mái hơn khi ở lớp.
“Là một giáo viên, tôi nghĩ mình nên đảm nhận trách nhiệm của một người cha, chăm sóc học sinh như con gái của mình. Các em cũng xem tôi như cha, do đó tôi không thấy có gì kỳ quặc với việc theo dõi chu kỳ kinh nguyệt”, Mo cho biết.
Video đang HOT
Chu kỳ của mỗi nữ sinh được ghi lại trên một mảnh giấy để cả lớp cùng nắm được. Thay vì chế giễu bạn, nam sinh trong lớp được truyền cảm hứng thể hiện “tinh thần hiệp sĩ”, ý thức cao và nhắc bạn gái uống nước đường nâu.
“Một người không chỉ nên trau dồi IQ mà còn phải chú ý đến cả EQ nữa. Tôi thường nói với nam sinh trong lớp rằng hãy học cách chăm sóc các bạn gái”, Mo chia sẻ. Nam sinh chiếm thiểu số trong lớp của anh, chỉ 13 em trong khi có 30 nữ.
Thầy giáo 38 tuổi muốn nữ sinh thoải mái hơn trong những ngày đèn đỏ. Ảnh: Miaopai
Trước Mo, một số nhà giáo dục ở Trung Quốc cũng chú ý đến vấn đề kinh nguyệt của nữ sinh nhưng sử dụng những cách tiếp cận không giống nhau. Năm 2013, một thầy giáo trung học ở tỉnh An Huy đã gợi ý nữ sinh trong lớp mua thuốc tránh thai, lùi kỳ kinh nguyệt để chuẩn bị tốt hơn cho kỳ thi tuyển sinh đại học gaokao.
Trong khi đó, đầu năm nay, một trường đại học ở tỉnh Sơn Tây bị chỉ trích vì theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của nữ sinh, nhằm ngăn chặn việc nói dối đau bụng kinh để trốn tập thể dục vào 6h30 sáng. Tuy nhiên, trường phủ nhận cáo buộc, tuyên bố rằng một nữ sinh phụ trách hoạt động hàng ngày đã tự theo dõi chu kỳ của bạn bè, không có sự can thiệp của lãnh đạo đại học.
Kinh nguyệt vốn là một chủ đề cấm kỵ ở Trung Quốc. Vận động viên bơi lội Fu Yuanhui đã phá vỡ điều này trong Thế vận hội Mùa hè 2016, thẳng thắn nói với thế giới rằng cô đang trong thời kỳ đèn đỏ sau một màn trình diễn không tốt như mọi khi.
Thùy Linh
Theo VNE
Sinh viên Sài Gòn phản ứng quy định 'mặc áo thun có cổ'
Trang phục đến trường của Đại học Tài chính - Marketing là áo sơ mi, áo thun có cổ, đi giày hoặc dép có quai hậu.
Nội quy học đường do Đại học Tài chính - Marketing vừa ban hành, quy định: sinh viên khi đến trường mặc áo sơ mi, áo thun có cổ hoặc trang phục truyền thống của trường, mặc quần tây hoặc quần jeans lịch sự, váy dài đến gối, đi giày hoặc dép có quai hậu.
Điều này đang gây nhiều tranh luận. Các sinh viên cho rằng, trường đã gián tiếp cấm họ "mặc áo thun không cổ".
Quyên (sinh viên năm nhất khoa Tài chính) cho biết khá "sốc" bởi không nghĩ đại học lại quy định với sinh viên như học sinh thời phổ thông. "Áo thun cho giới trẻ hiện nay phần lớn là không cổ vì nó thời trang, năng động và thoáng mát. Áo thun không cổ không có nghĩa là không kín đáo, phản cảm", nữ sinh nói sẽ tuân thủ quy định nhưng vẫn ấm ức.
Còn Chung (sinh viên năm tư khoa Du lịch) hiểu rằng, quy định này nhằm hạn chế nhiều sinh viên, đặc biệt là nữ sinh mặc áo quá hở đến lớp. Tuy nhiên, khái niệm "ăn mặc phản cảm" và "áo thun không cổ" cần được tách biệt.
"Không ai chắc áo thun có cổ là không phản cảm, còn áo thun không cổ là mất lịch sự. Sinh viên đã lớn, trường không nên quy định quá chi tiết như vậy", cô thẳng thắn.
Trường Đại học Tài chính - Marketing ở quận 7, TP HCM. Ảnh: Mạnh Tùng.
Trên các diễn đàn của sinh viên Đại học Tài chính - Marketing, nhiều người cũng bày tỏ bức xúc với quy định về trang phục. "Em không hiểu sao nhà trường lại không cho mặc áo thun không cổ, miễn nó lịch sự kín đáo là được. Các đại học khác đâu cấm việc này. Liệu nhiều sinh viên phản đối thì trường có sửa lại không?", một sinh viên băn khoăn.
Một số người đánh giá quy định này là phi thực tế, bởi trang phục thường ngày phổ biến nhất của giới trẻ đang là quần jean và áo thun. "Mình thật sự không hiểu bận áo thun bình thường bất lịch sự chỗ nào?".
Khuyến khích sinh viên ăn mặc lịch sự
Phụ trách mảng công tác sinh viên, TS Lê Trung Đạo (Phó hiệu trưởng Đại học Tài chính - Marketing) khẳng định, trường ban hành nội quy theo thông tư của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Văn bản trên quy định thời gian học tập, trang phục của sinh viên, hành vi giao tiếp ứng xử, xử lý vi phạm.
Trường không cấm sinh viên mặc áo không cổ nhưng khuyến khích họ nên mặc áo thun có cổ, trang phục thể dục, truyền thống của trường hoặc áo sơ mi để lịch sự khi vào trường. Thực tế trước đó có nhiều sinh viên ăn mặc phản cảm, không kín đáo đến trường nên quy định này là cần thiết.
"Chủ trương của nhà trường là sinh viên phải mặc trang phục phù hợp với môi trường giáo dục. Trường không xử lý việc mặc áo không cổ đến trường mà ban đầu sẽ tuyên truyền, khuyến khích tinh thần tự giác của sinh viên", ông Đạo giải thích và cho biết sắp tới sẽ có buổi thảo luận về nội quy học đường, ghi nhận ý kiến của sinh viên.
Ngoài quy định sinh viên không mặc trang phục gây phản cảm, nội quy của Đại học Tài chính - Marketing cấm sinh viên nhuộm tóc màu nổi, hoặc cắt theo kiểu không bình thường, không cạo trọc (trừ sinh viên là tu sĩ hoặc có bệnh về tóc). Trong điều khoản tổ chức thực hiện nêu rõ "sinh viên vi phạm nội quy, tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị trừ điểm rèn luyện".
Đại học Tài chính - Marketing trụ sở tại quận 7 (TP HCM) thuộc Bộ Tài chính, hiện có hơn 19.000 sinh viên theo học.
Mạnh Tùng
Theo VNE
Đá văng giày khi diễu hành, nữ sinh Trung Quốc nhanh nhẹn xử lý Cộng đồng khen ngợi nữ sinh vì đã không để ảnh hưởng đến đội hình khi gặp sự cố đá văng giày trong buổi học quân sự. Theo Weariless ngày 9/10, đoạn video từ Trung Quốc cho thấy một lớp mặc đồng phục quân sự đang diễu hành trên sân trước sự quan sát của giáo viên. Đột nhiên, một nữ sinh ở...