Thầy giáo trẻ “cắm bản” dạy trẻ mầm non
Thầy giáo Quàng Văn Thành (một trong 4 thầy cô giáo mầm non tại trường Nậm Ngà (xã Tà Tổng, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu) được coi là “ người mẹ hiền thứ hai” của lũ trẻ vùng đồng bào dân tộc, luôn yêu trẻ, yêu nghề, tận tụy vì học sinh thân yêu.
Thầy giáo trẻ “cắm bản” dạy trẻ mầm non
Trải qua quãng đường gần 100km từ trung tâm huyện Mường Tè đến xã Nậm Ngà, chúng tôi mới hiểu được phần nào nỗi vất vả, gian nan của những giáo viên “vùng khó”. Đón chúng tôi từ con dốc đầu suối đường vào bản là một anh thanh niên trẻ, nhỏ nhắn, nhanh nhẹn, trên môi luôn nở nụ cười thân thiện. Đồng chí Trưởng đoàn giới thiệu: Đây là thầy Thành “mầm non”.
Được biết, anh Thành quê ở tỉnh Điện Biên, tốt nghiệp Khoa Sư phạm mầm non (Trường Cao đẳng cộng đồng Lai Châu) vào năm 2011. Ra trường, anh được phân công công tác tại Trường Mầm non Nậm Ngà. Lúc mới nhận công tác, đường sá còn khó khăn, mùa mưa, có đoạn đường không đi được xe, anh giáo trẻ phải đi bộ 3, 4km đường đất mới tới được điểm trường. “Ngày đầu đến trường nhận công tác, cả cô và trò ùa ra đón chào và nhìn mình như một sự kiện lạ. Vì lần đầu tiên nơi đây có một thầy giáo mầm non về nhận công tác. Mặc dù đã chuẩn bị tâm lý từ trước, nhưng thú thực lúc đó mình rất bối rối. Buổi đầu đến lớp, học sinh ngơ ngác và khóc ầm lên vì cứ nghĩ người lạ. Lúc đó, tôi phải vỗ về từng bé để làm quen và giới thiệu. Dần dần học sinh cũng quen và tôi cũng có thêm kinh nghiệm để công tác. Cũng có nhiều người giục tôi bỏ nghề lắm. Nhưng cứ nghĩ đến con trẻ vùng cao và quãng đường đầu khó khăn đã vượt qua được, mình lại thêm ý chí và nghị lực để gắn bó với nghề” – anh Thành tâm sự, ánh mắt lấp lánh niềm vui và xúc động.
Với quan niệm: “Tuổi trẻ phải sống cho đam mê và sự cống hiến”, thầy giáo Thành nỗ lực vượt qua những rào cản tâm lý, tập trung thực hiện tốt nhiệm vụ của giáo viên mầm non. Thầy giáo trẻ không ngại khó, ngại khổ, hết lòng chăm sóc các em bằng tình yêu thương, chỉ bảo, dạy dỗ các em từng ly, từng tý.
Cô giáo Đỗ Lan Hương – Hiệu trưởng Trường Mầm non Nậm Ngà cho biết: Thời gian thầy giáo Thành bắt đầu nhận công tác, tôi và các cô giáo trong trường vừa nể, vừa khâm phục và cũng khá tò mò không hiểu vì động lực gì mà Thành lại dám hy sinh như vậy. Tưởng rằng thầy Thành sẽ rất bỡ ngỡ khi làm những công việc mà từ trước đến giờ chỉ dành cho phụ nữ. Nhưng thật bất ngờ, thầy Thành làm không những tốt mà còn rất tốt. Từ việc dạy trẻ kiến thức cho đến chăm sóc, lo lắng cho trẻ từng bữa ăn, giấc ngủ. Cứ như thế, thầy Thành đưa chúng tôi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác.
Cũng vì thế mà người dân trong bản hễ đi đâu gặp người thầy giáo ấy luôn gọi anh Thành với cái tên gần gũi là thầy Thành “mầm non”. Chị Hảng Thị Mây (bản Nậm Ngà) có con học tại Trường Mầm non Nậm Ngà : Mỗi lần đưa con đến lớp, tôi thấy thầy Thành luôn niềm nở đón các cháu. Con tôi về nhà lúc nào cũng kể chuyện về thầy Thành cho chúng tôi nghe. Được thầy Thành lo từng bữa ăn, giấc ngủ cho con mình, chúng tôi yên tâm lắm.
Anh Thành : “Hạnh phúc đối với tôi là các em hoàn thành chương trình bậc học mầm non, biết hát một số bài hát tiếng Việt, gọi tên các đồ vật thành thạo bằng tiếng phổ thông là tôi vui lắm rồi”.
Chắc chắn rằng niềm đam mê nghề và tình yêu thương con trẻ của người thầy giáo vùng khó khăn bậc nhất huyện Mường Tè, những tâm hồn trẻ thơ sẽ ngày càng được ươm mầm tươi tốt, có nền tảng vững chắc để bước tiếp lên những bậc học cao hơn.
Theo Dân Trí
Video đang HOT
Dâng trọn cuộc đời cho sự nghiệp giáo dục
Ở tuổi nghỉ ngơi nhưng cô vẫn muốn tiếp tục đóng góp cho đời, vẫn ngược xuôi hoạt động như con thoi để đưa những nhà hảo tâm đến với các em cần được giúp đỡ.
Một năm học mới đã bắt đầu trên quê hương Ninh Thuận, cái xứ sở thiếu mưa thừa nắng ấy vẫn không thể nào ngăn cản được bước chân cô.
Ở tuổi nghỉ ngơi nhưng cô vẫn muốn tiếp tục đóng góp cho đời, vẫn ngược xuôi trên chiếc xe đạp cũ, hoạt động như một con thoi để đưa các nhà hảo tâm đến với các em học sinh cần được giúp đỡ.
Mang đến cho các em học sinh từ cuốn tập, cây viết,... đến chiếc xe đạp, giúp các em phần nào vượt qua được khó khăn, thực hiện ước mơ đến trường.
Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sao lại dành về phần cô. Cả một đời vì thế hệ trẻ, vừa dứt được bảng đen, phấn trắng, cô lại tìm cách để giúp học sinh nghèo khó hiếu học. Chắt chiu từng đồng lương hưu để mang cái ăn, cái mặc chia sẻ với học trò.
Hình ảnh ùa về trong tôi là người giáo viên chủ nhiệm cách đây tròn 20 năm, nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Thanh Nhị, thật khó có lời nào lột tả hết để khắc họa hình ảnh cô.
Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Thanh Nhị (bên phải) tận tụy truyền dạy kiến thức cho học sinh (Ảnh: tác giả cung cấp).
Chính cô là động lực để tiếp bước con đường mà tôi đã lựa chọn, cô đã cho tôi niềm tin vào cuộc sống, và những trải nghiệm mà cô mang lại đã thôi thúc tôi, dìu dắt tôi đến với nghề giáo hôm nay.
Vâng, hiện giờ tôi đã là đồng nghiệp của cô.
Trong cuộc sống với những bộn bề lo toan cơm, áo, gạo, tiền, giữa dòng đời xuôi ngược đó, cái tâm và cái tình của người giáo viên thật đáng quý, thật đáng trân trọng. Cô dành trọn đời mình cho giáo dục và cứ mãi là người lái đò không mệt mỏi.
Một mình một bóng, cứ lặng lẽ, cứ âm thầm như con ong làm mật xây đắp trái ngọt cho đời. Trong tâm trí tôi, cô là hình tượng để tôi noi theo và tôi luôn mong ước rằng tôi cũng sẽ làm được thật nhiều điều có ích cho cuộc đời này.
Tôi cảm nhận được tình cảm thiêng liêng, vô giá mà cô dành cho lũ học trò chúng tôi. Dù mái tóc của cô có phai màu theo năm tháng nhưng những tình thương ấy vẫn mãi sưởi ấm tôi, giúp tôi trưởng thành.
Tôi nhớ rất rõ những buổi trưa nắng cháy, cái nắng cái gió của Phan Rang như tát vào mặt người. Vậy mà, vẫn với chiếc xe đạp cũ kỹ, cô âm thầm chèo lái đưa biết bao thế hệ học trò cập bến bờ tri thức.
Trong tâm trí tôi luôn hiện rõ những buổi học ngoài giờ cô dành cho lớp. Những giọt mồ hôi mằn mặn cứ tuôn rơi nhưng nụ cười vẫn thường trực trên môi cô.
Cô đến với bảng đen, phấn trắng vì cô được sinh ra là để dành cho chúng tôi, những đứa học trò tinh nghịch... Tình cảm đó thật thiêng liêng và cao quý, thật đáng trân trọng. Cô đến với lớp là vì học sinh, gắn kết cuộc đời với bục giảng là vì cô quá yêu cái nghề đó thôi.
Từng chút từng chút một, cô cứ bồi đắp cho tâm hồn tôi những điều tuyệt vời và kì diệu nhất của cuộc sống này. Có những bài học mà đến nay tôi vẫn thấy phù hợp và áp dụng với học sinh mà mình chủ nhiệm hiện nay.
Tôi cũng làm giống như cô đã từng làm, dạy học sinh vì bản thân yêu thích cái nghề đã chọn, dạy tận tâm vì học sinh chính là những người thân của mình.
Là một giáo viên dạy Tin học nhưng tôi cũng học theo cô để hướng dẫn cho học trò của mình học động từ bất quy tắc trong tiếng Anh, tôi khen tặng học trò bằng những món quà nhỏ nhưng đầy ý nghĩa như quả địa cầu hay bản đồ Việt Nam và đó chính là những món quà mà bản thân tôi đã từng nhận được từ cô.
Những buổi nói chuyện về tình yêu tuổi mới lớn, học cách giao tiếp ứng xử trong cuộc sống hay được cô tư vấn chọn nghề khi nghĩ về tương lai, về những vấn đề chúng tôi sẽ phải đối mặt. Còn nhiều, nhiều lắm cô ơi!.
Đôi khi tôi lại tự hỏi lòng và tự trả lời với chính bản thân mình. Cô đã rất thành công khi đến với học sinh, cô đến với học sinh của mình bằng cả tấm lòng của một người thầy, đến với học sinh bằng cả sự tận tụy, sự tâm huyết với nghề.
Riêng bản thân tôi, cô đã giúp tôi không bị lầm đường lạc lối, không sa ngã, không dao động và tin vào một tương lai tươi sáng đang chờ ở phía trước.
Những kí ức ấy khó mà phôi pha qua thời gian. Cho dù năm năm, mười năm, hai mươi năm hay nhiều hơn thế nữa vẫn đọng lại đong đầy. Kí ức luôn hiện hữu trong tôi, đó là những kỉ niệm buồn vui đan xen, có khi đậm nét hay mong manh nhòa nhạt nhưng chưa bao giờ tan biến.
Từng bước cô đi, những việc làm hết sức ý nghĩa của cô cứ to lớn dần theo năm tháng. Bao thế hệ học trò ra đi, giờ thành đạt quay về mái trường xưa để cùng cô vun đắp, nuôi dưỡng hi vọng, nuôi dưỡng mầm xanh cho quê hương.
Trong cuộc sống, có mấy ai làm được như cô. Sự ích kỷ của cá nhân, sự ganh ghét, đố kỵ đã làm chúng ta trở nên vô cảm trước những khó khăn của người khác. Hình ảnh người giáo viên ấy sẽ là ngọn đuốc thắp sáng lên niềm tin mãnh liệt trong lòng của mỗi học sinh.
Đừng ngại khó, đừng chùn bước trước những khó khăn, hãy vững tin để có những bước đi vững chãi. Mọi việc đều do chính bản thân của chúng ta. Hãy làm theo lời cô dạy.
Vòng xoay thời gian cứ lặng lẽ quay, chúng tôi dần trưởng thành sau mỗi bài học, sau những buổi đứng lớp của cô. Nhớ lắm tà áo dài thướt tha của cô, nhớ lắm những bài học làm người, những tri thức môn Sinh học mà tôi sẽ phải mang nặng mãi một ân tình.
Ghi nhận và cảm ơn những đóng góp hết sức to lớn đối với giáo dục tỉnh nhà. Các đồng chí lãnh đạo đã thường xuyên thăm và chúc mừng nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Thanh Nhị vào dịp 20/11 hàng năm.
Chúc mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 (Ảnh: tác giả cung cấp).
Tấm gương điển hình ấy mãi lan tỏa cùng đất trời Phan Rang. Cô như đóa hoa sen tỏa sáng giữa đời thường, bình dị, không khoe sắc màu, nhẹ nhàng, tinh tế và đi vào cuộc sống của biết bao thế hệ học trò.
Cô ơi, em nguyện tiếp bước cô và làm theo những gì cô dạy. Em nghĩ rằng, đó chính là món quà ý nghĩa nhất mà bản thân em dành tặng cô.
Cô ơi, em hứa với cô em sẽ mãi tận tâm với nghề. Đến với học sinh bằng tấm lòng yêu trẻ. Để những gì cô truyền đạt sẽ mãi trường tồn với thời gian.
Theo GDVN
Chồng chấp nhận làm hậu phương cho vợ để nhận được 'phần thưởng' đắng nghét sau cùng Khi chị đưa đơn ly hôn, anh không bất ngờ. Vốn dĩ cuộc sống hôn nhân đã nhàm chán, tình cảm cũng nhạt nhẽo dần, chỉ là anh chần chừ chưa dám thoát ra, còn chị thì có sự dứt khoát... Người ta thường bảo: "Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm". Thế nhưng câu nói này có vẻ lại không...