Thầy giáo Trần Sỹ Nguyên vừa dạy vừa học từ học trò
Thầy Trần Sỹ Nguyên chia sẻ “Hơn 10 năm gắn bó với nghề giáo, tôi cảm thấy bản thân mình không chỉ dạy cho học sinh mà còn học được nhiều điều từ các em.”
Trong một lần đi công tác, tôi về thăm Trường Trung học cơ sở Tân Văn, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng; được đồng nghiệp giới thiệu tấm gương thầy giáo trẻ Trần Sỹ Nguyên, trẻ tuổi nghề nhưng đầy đam mê, cống hiến.
Tốt nghiệp Đại học, ngành Sư phạm Vật lí, thầy giáo Trần Sỹ Nguyên về Trường Trung học cơ sở Phúc Thọ rồi chuyển sang Trung học cơ sở Đan Phượng, về Trung học cơ sở Tân Văn cho tới nay.
Ngay từ buổi đầu dạy học, thầy Nguyên đã xác định dạy – học Vật lý nhất thiết phải có thí nghiệm; kiến thức đều được rút ra từ các thí nghiệm hoặc được kiểm tra lại bằng thí nghiệm.
Vì vậy trong cách đặt vấn đề bài học thầy đã vận dụng kinh nghiệm “trăm nghe không bằng một thấy”; lấy tiền đề trực quan làm cơ sở để giúp các em thực hiện các hoạt động học tập thông qua các hiện tượng quan sát được, để thỏa mãn sự tò mò khoa học.
Trong quá trình dạy học, có những thí nghiệm vì lý do không thể tiến hành biểu diễn, hoặc học sinh không làm thí nghiệm được, thầy Nguyên đã dùng thí nghiệm ảo để thay thế thí nghiệm trực quan.
Để làm được điều đó, thầy đã tự học Công nghệ thông tin; áp dụng phần mềm dạy học như phần mềm trình chiếu Power Point, tạo hình ảnh động, làm Flash mô phỏng…
Mặc dù thí nghiệm được thiết kế và diễn ra theo ý chủ quan của giáo viên nhưng quá trình đó đã được chứng minh trong thực tế; thầy mô phỏng lại để khơi dậy óc tò mò, sáng tạo của học sinh.
Trong chương trình Vật lí cải cách, coi trọng những kiến thức mang tính thực tế, có thể áp dụng vào thực tế đời sống, giảm nhẹ bớt những kiến thức mang tính hàn lâm.
Thầy Nguyên luôn liên hệ thực tế, cho học sinh mô tả lại một sự kiện, hiện tượng trong thực tế có liên quan đến bài học để vào bài mới nhẹ nhàng, gần gũi, không tạo áp lực cho học trò.
Để kích thích sự tò mò, thôi thúc sự khám phá, sáng tạo trong mỗi học sinh, thầy thường kể chuyện lịch sử liên quan đến bài học.
Chuyện kể đúng lúc đã mang lại kết quả không nhỏ trong truyền cảm hứng học bộ môn Vật lý tại trường Tân Văn.
Video đang HOT
Thầy giáo Trần Sỹ Nguyên (thứ sáu từ phải sang) giáo viên Trường Trung học cơ sở Tân Văn, Lâm Hà, Lâm Đồng (Ảnh kỷ yếu nhà trường)
Từ thực tế đời sống, con người cảm thấy cần phải thay đổi công cụ lao động hoặc phát minh ra một công cụ mới để đáp ứng được những nhu cầu thực tế đó.
Muốn có được những công cụ đó thì cần phải vận dụng những kiến thức nào; hay những công cụ đó hoạt động được dựa vào đâu; từ đó thầy dẫn dắt học sinh vào nội dung bài mới, học bài mới với hệ thống những câu hỏi rất thực tế, đang xảy ra trong cuộc sống.
Hoạt động văn hóa, văn nghệ cũng được thầy giáo Nguyên áp dụng ngay trong quá trình dạy Vật lý là điều rất bất ngờ với học sinh.
Thầy yêu cầu một số học sinh đóng vai các nhân vật trong câu chuyện liên quan, diễn kịch, hát, qua đó phát sinh câu hỏi có vấn đề.
Khi giáo viên và học sinh đã trao đổi, tìm hiểu xong một nội dung, một đơn vị kiến thức nhỏ trong bài… cần chuyển sang một đơn vị kiến thức khác nhưng có liên quan đến kiến thức vừa tìm hiểu xong, để cho học sinh không cảm thấy bị hụt hẫng, bị dồn ép thầy khéo léo dẫn dắt học sinh, khơi gợi sự hứng thú tìm hiểu ở học sinh, những câu hỏi chuyển tiếp đã nhẹ nhàng “dìu” học sinh vào bài.
Đối với bộ môn Vật lí, khi học xong một bài, sẽ có phần bài tập vận dụng để học sinh vận dụng kiến thức;
Học sinh dễ nhầm lẫn từ bài nọ sang bài kia hoặc không biết dùng kiến thức nào để làm bài tập; thầy đã củng cố bài trước khi chuyển sang phần vận dụng; dẫn dắt học sinh, hướng dẫn học sinh dùng đơn vị kiến thức nào để làm bài tập đó.
Sự chuyển tải kiến thức, dìu dắt học trò bằng những câu chuyện, liên hệ thực tế cuộc sống làm bài học trở nên gần gũi, nhẹ nhàng, mỗi giờ học là niềm vui mới.
Học trò học Vật lý, yêu bộ môn đã có nhiều học sinh của thầy đạt học sinh giỏi cấp Huyện, cấp Tỉnh.
Thầy Trần Sỹ Nguyên chia sẻ “Hơn 10 năm gắn bó với nghề giáo, tôi cảm thấy bản thân mình không chỉ dạy cho học sinh mà còn học được nhiều điều từ các em.
Có nhiều em hoàn cảnh rất khó khăn, thiếu thốn nhưng vẫn đến lớp đều đặn và học thật giỏi.
Khi biết được gia cảnh, tôi cảm động và khâm phục tinh thần vượt khó của trò mình.
Tôi mong kiến thức mình đem đến cho trò sẽ giúp phần nào việc các em chọn lựa và có một ngành nghề phù hợp sau này.
Tôi cũng ước ao các em trải lòng cùng thầy cô để được giúp đỡ, đồng thời có thêm nghị lực, không vì hoàn cảnh mà bỏ cuộc giữa chừng.
Tôi nghĩ thầy cô không phải là những người chỉ bảo mà còn phải là người đi cùng, chia sẻ khó khăn với các em.
Mong sao trong suốt quãng đường đồng hành với các em sau này, tôi vẫn giữ vững tâm thế vừa dạy vừa “học” như vậy”.
Những cống hiến của thầy giáo trẻ Trần Sỹ Nguyên đã được công nhận Chiến sỹ thi đua cấp Tỉnh và Giáo viên dạy giỏi cấp Tỉnh.
Ngoài công tác chuyên môn của mình, thầy Nguyên còn sẵn sàng sẻ chia kinh nghiệm; báo cáo tham luận dạy học của mình cho giáo viên bộ môn trong tỉnh.
Hiện nay thầy đang miệt mài tự học dạy trực tuyến trên Zoom, Microsoft Teams, chọn lựa phần mềm phù hợp nhất với tình hình địa phương để tập huấn cho giáo viên thực hiện.
Nhận xét về đồng nghiệp của mình, thầy Hồ Viết Tiến – Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Tân Văn tâm sự:
“Thầy Nguyên có kiến thức chuyên môn vững vàng, đầy nhiệt huyết với nghề; được đồng nghiệp tin cậy, học sinh yêu mến.
Thầy luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao; ý thức chia sẻ cộng đồng cao; thường xuyên tham gia các phong trào của nhà trường và công đoàn, đã nhiều lần tham gia hiến máu tình nguyện.
Thầy Nguyên là giáo viên trẻ, đầy năng lực, tâm huyết, nhiều triển vọng”.
Một thầy giáo giỏi nhưng khiêm tốn, vừa dạy học và học từ chính học trò của mình.
Chúc thầy giáo trẻ đạt được mơ ước, ngày càng có nhiều đóng góp cho giáo dục miền cao nguyên nắng gió.
Sơn Quang Huyến
Đề minh họa Vật lý THPT quốc gia đảm bảo học sinh tốt nghiệp an toàn
Các giáo viên dự đoán, với mức độ khó như đề minh họa, phổ điểm trung bình môn Vật lý dự đoán từ 5,5 - 6,5 điểm. Số điểm 7-8 sẽ tương đối nhiều.
Bộ GD-ĐT vừa công bố bộ đề thi minh họa các môn trong kỳ thi THPT quốc gia 2020 làm cơ sở giúp học sinh ôn tập. Nhận định về đề thi minh họa môn Vật lý, thầy Phạm Quốc Toản, giáo viên Vật lý tại Hà Nội cho rằng, đề thi tham khảo THPT quốc gia 2020 môn Vật lý có cấu trúc không thay đổi nhiều so với đề chính thức năm 2019.
Ảnh minh họa
"Học sinh có lực học trung bình, học chắc kiến thức cơ bản có thể dễ dàng kiếm được trên 5 điểm, đảm bảo tốt nghiệp an toàn. Học sinh có lực học khá có thể làm được khoảng 30 - 32 câu. 8 câu cuối có sự phân hóa rõ rệt: 4 câu khó cho việc phấn đấu lấy điểm 9 và 4 câu rất khó dành cho học sinh kiếm điểm 10. Các câu khó và rất khó vẫn nằm trong vùng kiến thức quen thuộc hay khai thác mọi năm là dao động cơ, sóng cơ hay dòng điện xoay chiều. Đồng thời vẫn có các câu liên quan đến khai thác đồ thị khá thú vị, đòi hỏi học sinh phải hiểu rõ bản chất vật lý mới làm được", thầy Toản nhận định.
Cũng theo thầy Toản, đề ra không vào những phần kiến thức đã được tinh giản theo chỉ đạo của Bộ giáo dục và đào tạo, trong việc ứng phó với đại dịch Covid-19.
Kiến thức Vật lý 11 vẫn chỉ chiếm 10% (4 câu) thuộc các phần kiến thức phổ biến, học sinh hay quan tâm là: Điện tích; Điện trường; Dòng điện không đổi; Từ trường; Mắt; Các dụng cụ quang học (thấu kính).
Phổ điểm trung bình dự đoán từ 5,5 - 6,5 điểm. Số điểm 7-8 sẽ tương đối nhiều. Điểm 9, 10, đặc biệt là điểm 10 tuyệt đối sẽ vẫn có số lượng hạn chế như năm 2019.
"Nếu đề thi chính thức bám sát tinh thần của đề tham khảo thì rất hợp lý trong việc phân loại học sinh: Nhẹ nhàng đạt điểm tốt nghiệp và có tính phân loại tốt đối với các đối tượng xét tuyển vào đại học, cao đẳng", thầy Toản cho hay.
Còn theo thầy Vũ Thế Anh, giáo viên tuyển sinh 24/7,đề thi minh họa môn Vật lý THPT quốc gia 2020 có mức độ nhẹ nhàng hơn, học sinh dễ dàng đạt được mức điểm 7 - 7,25 nếu nắm chắc các kiến thức cơ bản, không sai các câu hỏi mức độ 1, đặc biệt là những câu lý thuyết thuộc chương Sóng ánh sáng.
Phần vận dụng cao vẫn xoáy sâu vào phần Điện xoay chiều, giao thoa sóng cơ, đồ thị liên quan đến dao động cơ, con lắc đơn chịu tác dụng của ngoại lực.....
Kiến thức lớp 11 chiếm 4 câu, 3 câu học sinh có thể dễ dàng làm ngay nếu thuộc công thức cơ bản, thay số, thuộc nhóm câu vận dụng bậc 1, 1 câu phần quang hình có sử dụng đồ thị, học sinh dễ bị lúng túng, chưa đưa ra ngay được hướng giải./.
N.T
Thầy giáo 9X "bật mí" cách học online hiệu quả giữa mùa dịch Covid-19 Đều đặn mỗi sáng, thầy Ngô Thái Ngọ (29 tuổi, giáo viên Vật lý ở Hà Nội) lại bắt đầu buổi dạy học livestream trên Facebook để củng cố kiến thức cho học sinh trong những ngày nghỉ học vì dịch Covid-19. Theo thầy giáo này, trước tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, để chung tay ngăn chặn bệnh...