Thầy giáo sơn tường nhà thành bảng dạy học sinh
Không muốn học sinh bị gián đoạn học tập vì dịch bệnh, thầy Nayak vẽ bảng lên tường nhà để dạy cho 60 em nhỏ tại lớp học ngoài trời.
Deep Narayan Nayak, 34 tuổi, giáo viên ở làng Joba Attpara, quận Paschim Bardhaman, bang West Bengal, đã sơn đen tường của những ngôi nhà làm bảng và dạy trẻ em trên đường suốt năm qua. Trường học ở địa phương đóng cửa sau khi những hạn chế nghiêm ngặt phòng ngừa dịch bệnh được áp dụng khắp nước này từ tháng 3/2020.
Thầy Deep Narayan Nayak (áo trắng) dạy các em không có thiết bị học trực tuyến tại một lớp học ngoài trời, bên ngoài những ngôi nhà có tường sơn thành bảng đen ở làng Joba Attpara, quận Paschim Bardhaman, bang West Bengal, hôm 13/9. Ảnh: Reuters
Thầy Nayak dạy mọi thứ, từ thơ vần cho trẻ em đến tầm quan trọng của việc rửa tay, sát khuẩn và đeo khẩu trang cho khoảng 60 học sinh. Ở ngôi làng này, thầy Nayak được người dân yêu mến gọi là “thầy giáo đường phố”.
Nayak cho hay lo lắng học sinh của mình, phần lớn bố mẹ không có công việc ổn định, sẽ xa rời hệ thống giáo dục nếu không tiếp tục đến trường. “Tôi thấy lũ trẻ tha thẩn trong làng chăn bò và chơi rông. Tôi muốn đảm bảo rằng việc học của chúng không bị gián đoạn”, Nayak giải thích lý do dạy học trên đường.
Thầy Nayak quan sát các em nhỏ thực hành với kính hiển vi. Ảnh: Reuters
Video đang HOT
Các ngôi trường khắp Ấn Độ đang dần mở cửa trở lại từ tháng trước. Một số nhà dịch tễ học và các nhà khoa học xã hội đang kêu gọi trường học mở cửa hoàn toàn để học sinh được đến lớp, tránh rơi rụng kiến thức quá lâu.
Hồi tháng 8, một cuộc khảo sát do nhóm học giả thực hiện với gần 1.400 học sinh ở các vùng nông thôn cho thấy chỉ 8% trẻ học trực tuyến thường xuyên, 37% không học gì và khoảng một nửa không thể đọc được quá vài từ. Phần lớn phụ huynh đều muốn trường tái mở cửa càng sớm càng tốt.
Vaccine COVID-19 của Pfizer được cấp phép chính thức, 50% dân Mỹ còn lại có đi tiêm?
Để quyết định xem hai vợ chồng có tiêm vaccine COVID-19 hay không, Matt Zeiss đã theo dõi các thông tin về phản ứng phụ nghiêm trọng của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) và chờ xem khi nào các nhà quản lý Mỹ cấp phép chính thức cho vaccine.
Vaccine COVID-19 của hãng dược Pfizer-BioNTech. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo NBCNews, điều mà vợ chồng Zeiss chờ đã diễn ra vào 23/8, khi Cục quản lý Dược phẩm và Thực phẩm (FDA) chính thức cấp phép chính thức cho vaccine COVID-19 của Pfizer được sử dụng cho người từ 16 tuổi trở lên. Đây là loại vaccine COVID-19 đầu tiên đáp ứng yêu cầu khắt khe sau nhiều tháng kiểm tra và dữ liệu cho thấy tác dụng phụ cực kỳ hiếm.
Sống ở bang Missouri - nơi mới 44% người dân đã tiêm đầy đủ vaccine COVID-19 và ca nhập viện gia tăng trong những tuần gần đây, Zeiss cho biết: "Mới chỉ được một ngày, nhưng tôi có thể nói thông tin đó trấn an đôi chút".
Tuy nhiên, Zeiss sẽ chưa tiêm vaccine COVID-19 luôn. Anh nói, mặc dù FDA đã cấp phép cho vaccine Pfizer nhưng quy trình "cảm giác như vội vã". Tới nay, đã có 200 triệu liều vaccine được tiêm ở Mỹ theo diện cấp phép khẩn cấp.
Là một người ủng hộ vaccine nói chung, nhưng Zeiss giải thích: "Tôi hiểu tại sao lại vội vã. Họ phải làm điều gì đó nhanh chóng. Điều đó không có nghĩa tôi phải ra ngoài và tiêm. Tôi có thể nghiên cứu thêm để xem vaccine này hoạt động thế nào trên thế giới, và nếu có lúc nào đó chúng tôi thấy thoải mái tiêm, chắc chắn chúng tôi sẽ tiêm".
Mặc dù nhiều bác sĩ, chuyên gia y tế và quan chức hy vọng việc FDA cấp phép chính thức cho vaccine Pfizer có thể khiến hàng triệu người Mỹ đang lưỡng lực xắn tay áo để tiêm vaccine, nhưng một số người cho rằng thông báo của FDA sẽ không thay đổi mạnh động lực của những người chần chừ với tiêm chủng, ngay cả khi biến thể Delta đang hoành hành ở những khu vực có tỷ lệ tiêm chủng thấp.
Nhân viên y tế tiêm vaccine COVID-19 cho người dân tại Los Angeles, California, Mỹ, ngày 17/8/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Ông Brian Labus, nhà dịch tễ bệnh truyền nhiễm tại Đại học Nevada, nhận định thời gian mà các nhà quản lý bỏ ra nghiên cứu vaccine có thể không bao giờ thỏa mãn lo ngại của một số người. Ông nói: "Nếu bạn đã không tin thì tại sao bây giờ điều đó lại quan trọng? Nếu mục tiêu cuối cùng trong tâm trí họ là không tiêm vaccine thì có vô số lý do họ sẽ nghĩ ra".
Mặc dù một số chuyên gia y tế lạc quan rằng vaccine COVID-19 được cấp phép chính thức có thể thay đổi một số người, nhưng họ cho biết hướng dẫn với bệnh nhân và người dân về vaccine vẫn như vậy.
Tiến sĩ Hilary Babcock tại BJC HealthCare ở St. Louis nói: "Tuần trước, thông điệp của tôi là vaccine an toàn và hiệu quả, nên thông điệp của tôi không thực sự thay đổi gì. Hy vọng, thông tin FDA cấp phép sẽ giúp trấn an những người mà tuần trước không muốn nghe lời khuyên của tôi. Có thể tuần này họ sẽ thấy thoải mái hơn".
Tới nay, chưa đầy 61% người Mỹ đã tiêm ít nhất một liều vaccine và chỉ có khoảng 50% đã được tiêm đầy đủ từ khi vaccine có mặt hồi tháng 12/2020. Cả hai con số trên đều thấp hơn nhiều ở những bang khắp miền nam và miền tây - nơi có nhiều ổ dịch COVID-19 lớn.
Tiến sĩ William Luking, bác sĩ gia đình ở Reidsville, Bắc Carolina, cho biết: "Tôi cho rằng việc FDA đột ngột cấp phép đầy đủ sẽ không thể đẩy nhiều người Mỹ qua vạch đích tiêm chủng. Tôi không hoài nghi. Tôi không bi quan. Tôi chỉ thực tế thôi".
Khi tỷ lệ tiêm chủng đã chậm lại, lo ngại về an toàn của vaccine, phần lớn là do thông tin sai lệch, đã gây cản trở lớn cho cuộc chiến chống COVID-19. Ông Luking cho biết từng có thời hiếm khi bệnh nhân của ông phản đối lời khuyên y khoa của mình khi ông dẫn thông tin của chính phủ. Ông nói: "Giờ đột nhiên ai cũng là chuyên gia y tế trong vấn đề này, nhưng đó là kiểu y khoa dựa trên thông tin sai lệch".
Tuy nhiên, theo khảo sát hồi tháng 6 của Quỹ Gia đình Kaiser, hy vọng thay đổi nằm ở thực tế là cứ 10 người chưa tiêm thì có 3 người cho biết họ sẽ tiêm nếu vaccine được cấp phép đầy đủ. Một số cho biết họ sợ vaccine đang trong giai đoạn thử nghiệm.
Thổng thống Joe Biden đã gửi thông điệp trực tiếp tới nhóm người này trong họp báo hôm 23/8: "Để tôi nói điều này to và rõ ràng. Nếu bạn là một trong hàng triệu người Mỹ nói rằng sẽ không tiêm cho tới khi vaccine dược FDA cấp phép đầy đủ, giờ thì điều đó đã xảy ra. Khoảnh khắc bạn chờ đã tới. Đã tới lúc tiêm vaccine và tiêm ngay hôm nay".
Tổng giám đốc điều hành Pfizer Albert Bourla cũng phát thông điệp tương tự và cho biết đã có trên 1 tỷ liều vaccine Pfizer được sử dụng toàn thế giới.
Meaghan Bailey tiêm liều vaccine Pfizer đầu tiên ngày 24/8. Ảnh: Meaghan Bailey
Còn với Meaghan Bailey 33 tuổi ở Florida, cô chờ tin này từ lâu. Cô tin vào hiệu quả của vaccine nhưng sợ tiêm vì cô dị ứng kháng sinh bẩm sinh. Khi FDA cấp phép, cô đã vững tin và thoải mái tiêm. Cô đã quyết định tiêm liều đầu tiên ngay ngày 24/8 và cho biết tới nay vẫn ổn.
FDA đã có trong tay hàng trăm nghìn tài liệu của Pfizer về dữ liệu của 44.000 người tham gia thử nghiệm lâm sàng ở Mỹ và thế giới. Pfizer khẳng định vaccine hiệu quả 91% trong ngăn chặn lây nhiễm.
FDA đang rà soát đơn cấp phép chính thức của vaccine Moderna. Johnson & Johnson dự kiến nộ đơn vào cuối năm nay.
Trong khi giới chức chính phủ kêu gọi người dân tự nguyện tiêm chủng, nhưng các chuyên gia cho rằng quyết định của FDA sẽ khiến nhiều cơ quan chính phủ, trường học, chủ lao động và doanh nghiệp yêu cầu nhân viên tiêm chủng hàng loạt.
Không lâu sau, thông báo của FDA đã có tác động. Các thành phố từ San Antonio tới New York cho biết họ sẽ yêu cầu giáo viên tiêm vaccine. Bộ Quốc phòng cho biết sẽ yêu cầu binh sĩ tiêm chủng. Nhân viên Walt Disney Worlds sẽ phải tiêm vaccine tới tuần thứ ba tháng 10.
Về phần Zeiss, anh cho biết nếu nhà máy nơi anh làm việc yêu cầu tiêm chủng, nhiều khả năng anh sẽ tiêm ngay. Còn nếu không bắt buộc, anh vẫn chờ thêm dữ liệu cho tới khi sẵn sàng tiêm.
Người đàn ông Mỹ nhiễm 'vi khuẩn ăn thịt người' Vibrio sau khi ăn hàu sống Một người đàn ông sống ở bang Indiana (Mỹ) đã nhiễm một loại "vi khuẩn ăn thịt người" sau khi ăn hàu sống. Một con hàu sống. Ảnh: Getty Images Theo trang LiveScience, Patrick Baker, 50 tuổi, sống ở Anderson, bang Indiana (Mỹ) đã mua hàu từ một cửa hàng và ăn sống. Một vài ngày sau, ông bắt đầu có triệu chứng...