Thầy giáo soái ca IELTS 9.0, trước hết hãy học cách nấu mỳ tôm bằng tiếng Anh, học được loạt từ mới như xé gia vị, đổ ra bát, nấu mì
Mới đây thầy giáo IELTS điển trai Đặng Trần Tùng đã chỉ dân mạng các bước nấu mỳ tôm bằng tiếng Anh, những cụm từ tưởng dễ nhưng không phải ai cũng biết.
Với những thành tích nổi bật như đạt 8.0 IELTS ngay từ lần thi đầu tiên, “cán mốc” 9.0 ở cả 3 kỹ năng sau lần thi thứ 4, cũng là là 1 trong 5 người đầu tiên đạt điểm 9.0 IELTS tại Việt Nam, thầy Đặng Trần Tùng có lẽ không còn quá xa lạ gì nữa với những ai đã, đang tìm hiểu về tiếng Anh nói chung và IELTS nói riêng.
Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, thầy giáo soái ca 9.0 IELTS đã có một câu nói khiến dân mạng chia sẻ rần rần: “Không biết từ cơ bản như “pha mỳ tôm”, “xé gia vị”, “khoá quần” thì đừng mong học Tiếng Anh cao sang, nói gì IELTS”.
Sau khi bài phỏng vấn này được đăng tải, rất nhiều người cũng đã bày tỏ rằng mặc dù điểm IELTS của họ khá cao nhưng cũng không biết những từ cơ bản này là gì. Và tất nhiên “phóng lao cũng phải theo lao”, thầy Tùng mới đây đã cho ra lò một video giải thích và dạy cách nấu mỳ tôm tường tận cho các học trò và những ai quan tâm đến câu chuyện này.
Diễn tả cách nấu mỳ tôm bằng tiếng Anh, tưởng không khó mà khó không tưởng. Nguồn: The IELTS Workshop.
Cụ thể theo những gì thầy Tùng chia sẻ, có nhiều cách để có thể diễn đạt cách nấu mỳ tôm bằng tiếng Anh, và những cụm từ thông dụng được dùng khi diễn đạt cách nấu mỳ bao gồm: the seasoning packet (gói gia vị), tear (xé), dump (đổ), shake (sốc), transfer to a bowl (đổ ra bát),… Chắc chắn một điều rằng trong số các bạn xem được đoạn video này không hề biết đến các cụm từ dùng cho việc nấu mỳ gói.
Nhiều người học tiếng Anh đang cố gắng tìm một phương pháp học tiếng Anh tốt nhất để cải thiện khả năng giao tiếp của bản thân, nhưng họ không biết rằng học tiếng Anh tốt xuất phát từ việc diễn đạt được những thứ mình làm hằng ngày một cách tốt trước khi học cao sang.
“ Mình hay hỏi những người đi hội thảo của mình rằng các bạn có biết mặc quần bằng tiếng Anh không cũng rất ít người biết được điều đó bởi họ không biết các bộ phận ở trên quần, thậm chí cái bộ phận ta chạm vào hằng ngày là khóa quần cũng không ai biết là gì“, thầy Tùng chia sẻ.
Thế nên, muốn học tiếng Anh tốt hãy bắt đầu diễn đạt từ những điều nhỏ nhất nhé!
Theo Helino
Nữ sinh Hà Thành đạt 8.5 IELTS dù chỉ ôn thi 1 tháng: Học tiếng Anh từ lúc 5 tuổi, sở hữu vô số giải HSG Quốc gia và hùng biện về tiếng Anh
Với việc đạt được số điểm IELTS gần tuyệt đối chỉ trong một thời gian ngắn, cô nàng đã khiến nhiều người ngạc nhiên và ngưỡng mộ.
Đạt được số điểm IELTS 8.5 thực sự là một thử thách cao vời vợi với nhiều người học tiếng Anh. Nhiều "cao thủ" môn ngoại ngữ này phải thi đi thi lại nhiều lần khác nhau mới chạm được đến số điểm này. Mới đây, nữ sinh Nguyễn Ngọc Hà (sinh năm 2002, học sinh lớp 12 Chuyên Anh trường THPT Chuyên ĐH Sư Phạm Hà Nội) đã gây sốt khi đạt được điểm thi IELTS với số điểm đáng mơ ước là 8.5. Trong đó, điểm từng phần thi cụ thể Nghe: 9.0; Đọc: 9.0; Viết: 7.0 và Nói: 9.0. Điều đáng nói, để đạt được thành tích này, cô nàng chỉ ôn thi trong vòng 1 tháng.
Được biết, niềm đam mê tiếng Anh của Hà bắt đầu từ khi lên 5 tuổi. Gặp nữ sinh ngoài đời, cô bạn gây ấn tượng với phong thái tự tin và nụ cười luôn rạng rỡ, và trò chuyện với Hà mới biết, để đạt được điểm số đáng mơ ước như thế này, cô bạn đã có một bí quyết rất riêng:
Đừng xem tiếng Anh là một môn học!
Nữ sinh Nguyễn Ngọc Hà (sinh năm 2002, học sinh lớp 12 trường THPT Chuyên ĐH Sư Phạm Hà Nội) đã gây sốt khi đạt được điểm thi IELTS với số điểm đáng mơ ước là 8.5.
Được biết gia đình Hà có truyền thống về dạy học, điều này ảnh hưởng đến bạn như thế nào trong cách học tiếng Anh?
Cả bố và mẹ đều là phó giáo sư cho nên từ nhỏ mình đã được dạy rất nhiều về những giá trị của giáo dục cũng như ý nghĩa của việc học tập chăm chỉ. Ngay từ nhỏ mẹ mình đã hay đưa mình đến các trung tâm tiếng Anh để có thể rèn luyện sao cho giọng nói tiếng Anh gần giống với người bản xứ nhất có thể. Cũng chính vì điều này mà mình đã hứng thú với bộ môn tiếng Anh, và gắn bó với nó từ lúc còn 5 tuổi.
Vậy ban đầu khi bố mẹ đưa đến các trung tâm tiếng Anh đó, bạn có thực sự hứng thú không?
Mình nghĩ việc tiếp xúc với tiếng Anh từ nhỏ đã khiến mình hứng thú với bộ môn tiếng Anh nói chung. Tại vì ở trung tâm mình không đơn giản là lắng nghe thầy cô giáo giảng bài mà ở đó mình có thể có một cái nhìn tổng quát hơn về cách dạy học tiếng Anh của các nước tiên tiến trên thế giới, thậm chí là các nước láng giềng.
Cũng thông qua đó, mình hiểu được sự độc đáo, khác biệt trong nền văn hóa của các nước trên thế giới, con người ở đó ra sao. Chính sự khác biệt đó đã khiến mình bị cuốn hút với tiếng Anh, nhờ tiếng Anh mình có thể giao tiếp với mọi người trên thế giới.
Vậy theo bạn nghĩ, nếu tiếp xúc với tiếng Anh muộn có bị thiệt thòi không?
Mình đồng ý với việc bản thân mình tiếp xúc với tiếng Anh sớm đã có một lợi thế nhất định trong học tập và cuộc sống, đặc biệt là khả năng Nói. Đó cũng chính là lý do trong phần thi IELTS vừa rồi mình đã đạt được điểm tuyệt đối 9.0 phần Speaking.
Với các bạn bắt đầu muộn, các bạn vẫn có thể hoàn toàn học tiếng Anh một cách xuất sắc. Ở lớp mình có rất nhiều bạn bắt đầu học tiếng Anh khá muộn vào lúc bước vào cấp 2, điều khó khăn nhất vào lúc này là cách phát âm của họ có phần không giống với người bản xứ. Mặc dù điểm này có thể không quá to tát, thế nhưng nó để đạt được điểm cao thì các bạn ấy phải rèn luyện rất nhiều.
Vậy cách học tiếng Anh của bạn như thế nào?
Mình nghĩ cách học tiếng Anh của mình sẽ rất là khác biệt so với nhiều người, mình không coi đây là một bộ môn mà mình xem nó là một thứ ngôn ngữ, một kỹ năng cũng chính vì vậy mình tiếp xúc với tiếng Anh như một sở thích hằng ngày. Bây giờ làm gì mình cũng sử dụng hầu hết bằng tiếng Anh từ xem video, đọc báo, đọc sách, nghe nhạc... cũng chính vì vậy mình không có cảm giác chán tiếng Anh, nó đưa mình tiếp xúc với nhiều điều mới mẻ. Các bạn đừng coi tiếng Anh là một bộ môn, chỉ học trên trường trên lớp mà hãy để nó hòa mình vào cuộc sống của bạn.
"Các bạn đừng coi tiếng Anh là một bộ môn, chỉ học trên trường trên lớp mà hãy để nó hòa mình vào cuộc sống của bạn".
Ban đầu bạn kỳ vọng vào điểm số của bạn bao nhiêu?
Nói thật là mình không kỳ vọng vào kết quả cao như thế này, mình nghĩ lúc đó mình muốn được khoảng 8.0 là quá đủ. Nhưng mà bằng một cách kỳ diệu nào đó điểm Nói đã cao, vào cao hơn những gì mình tưởng tượng.
Để đạt được điểm 9.0 ba kỹ năng là Đọc, Nói và Nghe, hay 7.0 Viết thực sự khá là khó, vậy bạn có bí kíp nào không?
Với Nghe - Đọc, đây thực ra là nhóm kỹ năng các bạn học sinh thường đạt điểm cao nhờ luyện tập. Khi IELTS kiểm tra Nghe - Đọc, họ muốn test xem bạn có thể hiểu được các cuộc hội thoại và tài liệu ở một đất nước bản xứ hay không. Chính vì thế, điều quan trọng nhất khi muốn đạt điểm cao ở hai kỹ năng này thì phải đảm bảo rằng bạn thật sự có thể hiểu được những nội dung ấy.
Để luyện tập kỹ năng nghe đọc hiểu thì mình khuyên hãy làm quen với các nội dung nghe và đọc nhiều nhất có thể. Bạn có thể đọc báo và nghe tin tức hàng ngày, mình biết là lời khuyên này không mới nhưng nó sẽ khiến bạn tiến bộ hiệu quả hơn nhiều so với việc học thêm hay luyện mấy chục đề. Nhưng ngay cả việc đọc báo và nghe thời sự cũng nên có chiến lược: khi mới bắt đầu, hãy chọn những nguồn tin dễ nghe, dễ đọc và đặc biệt là về chủ đề bạn hứng thú, sau đó mới bắt đầu đi tìm những nguồn khó hơn và về những chủ đề có thể khô khan hơn.
Ví dụ như mình hứng thú về tin tức thế giới, nên lúc bắt đầu luyện nghe và đọc mình sẽ mở trang VOX News để xem video trên youtube sau đó đọc bài trên trang tin tức của họ. Sau khi có thói quen nghe và đọc tin tức rồi thì mình đọc những trang báo khó hơn như New York Times hay The Atlantic cũng như nghe tin từ BBC News. Luyện tập theo phương pháp này đảm bảo rằng ngay cả sau khi thi IELTS xong, bạn vừa không bị "rơi rụng" kĩ năng mà lại còn nâng cao được kiến thức nữa!.
Tiếp theo về Nói - Viết, hai kĩ năng thật sự là một thử thách với các bạn học sinh ở Việt Nam, và cũng đúng thôi vì chúng ta không phải dân bản xứ nên khó có thể nói và viết một cách hoàn hảo mà không tốn công được. Về Nói - Viết, điều làm nên sự khác biệt không còn là chăm chỉ hay luyện tập không nữa, mà là về chiến lược, đặc biệt là với những bạn muốn được 8.0 Nói hay 7.0 Viết trở lên.
Vậy tính chiến lược ở đây là gì? Đầu tiên, bạn cần phải "biết địch biết ta" cái đã, nên hãy lên search "IELTS Band Descriptors" (Tiêu chí IELTS) - bảng này sẽ cho bạn biết với từng mức điểm thì yêu cầu là gì. Sau đó, bạn hãy nhìn lại bản thân, xem mình đang ở mức điểm nào, có đặc điểm gì và phân tích điểm mạnh điểm yếu. Cuối cùng, bạn mới nhìn mức điểm mình mong ước và phân tích xem để đạt được mức điểm đấy thì mình cần phải học thêm kỹ năng nào hay là cần khắc phục nhược điểm nào.
Ví dụ, khi mình ôn luyện kĩ năng Nói, thì mình bắt đầu ở mức điểm 7.0 do mình chưa quen format đề, nhưng sau đấy mình nhìn band điểm 8 và nhận ra mình cần khắc phục phần phát triển bài nói và cách sử dụng từ vựng của mình. Từ đó, mình bắt đầu xem những video các bài nói 8.0 trên youtube và phân tích xem tại sao họ lại được 8.0. Xong tất cả mình mới bắt đầu luyện tập và sau một tháng đã thấy tiến bộ rõ ràng. Chính vì vậy, hiểu được bản thân và yêu cầu của đề là một điều rất quan trọng khi bạn muốn nâng điểm ở kĩ năng Nói - Viết.
Theo bạn, các thí sinh dễ mất điểm ở phần thi nào nhất?
Mình nghĩ điều khiến các thí sinh tại Việt nam dễ mất điểm nhất đó chính là việc học thuộc các cấu trúc và vốn từ vựng được cho trước. Thi IELTS không phải là một bài thi máy, cho nên người chấm sẽ kiểm tra cách bạn làm sao sử dụng ngôn từ một cách tự nhiên nhất, có thể là những từ ngữ và cấu trúc đơn giản thôi nhưng mạch lạc và đủ ý là được.
Khi mà cố quá về việc học thuộc các cấu trúc rồi áp dụng vào bài viết, giám khảo dễ dàng nhận ra và thậm chí bạn có thể bị mất khá nhiều điểm thậm chí còn gây ác cảm nữa.
Trước khi thi, trong lúc thi và sau khi thi bạn đã làm gì?
Một ngày trước khi thi thì mình thường không học gì cả, cứ để cho bản thân mình thoải mái nhất có thể. Còn trong lúc thi, mình sẽ đảm bảo làm sao ngủ đủ 8 tiếng và ăn uống đầy đủ để có một thể trạng tốt nhất. Khi thi thì hãy tập trung 100% sức lực làm bài thi đừng quan tâm đến những điều gì khác. Sau khi thi thì mình bắt đầu đánh giá và dự đoán điểm số.
Thời gian ôn thi nghiêm túc của bạn là bao lâu?
Để mà nói về quãng thời gian ôn thi nghiêm túc thì mình tập trung ôn luyện khoảng 1 tháng trước kỳ thi. Về hai kỹ năng Đọc - Nghe thì mình đã được luyện trong việc thi HSG Quốc gia rồi, còn kỹ năng Viết mình tập trung ôn luyện chuyên sâu cùng thầy cô và cuối cùng về Nói thì mình tự luyện tập.
Ngoài tiếng Anh thì bạn còn có khả năng đặc biệt về tranh biện, chia sẻ một chút về điều này được không?
Mình bắt đầu tranh biện khoảng hai năm trước khi bắt đầu học lớp 10, và chủ yếu mình tranh biện bằng tiếng Anh. Mình nghĩ cũng chính cái tranh biện này đã khiến khả năng Speaking được nâng cao khá nhiều, mình đã để bản thân vào môi trường phải sử dụng tiếng Anh một cách thuần thục và ứng biến linh hoạt.
Mình cũng từng Vô địch quốc gia tranh biện bằng tiếng Anh vào đầu năm nay với các đồng đội đến từ THPT Chuyên Sư Phạm và THPT Chuyên Khoa học Tự Nhiên. Sắp tới bọn mình cũng sẽ tham gia cuộc thi tranh biện Thế giới dành cho các bạn học sinh của các quốc gia trên thế giới.
Cuối cùng bạn có muốn nhắn nhủ với những người đã đang và sẽ có dự định thi IELTS điều gì không?
Mình nghĩ rằng điểm số sẽ có thể cải thiện ngày một ngày hai nếu các bạn tiếp tục cố gắng và không từ bỏ. Điểm thấp thì hoàn toàn có thể thi lại được, điểm số cũng không quyết định được nhiều gì cả nên là hãy cứ cố gắng trau dồi khả năng của mình thật tốt nhé!
Cám ơn bạn vì cuộc trò chuyện này!
Theo Trí Thức Trẻ
"Rớt" tuyển dụng bởi kém ngoại ngữ Sinh viên tốt nghiệp loại giỏi, nhưng làm bài kiểm tra trình độ tiếng Anh theo chuẩn quốc tế (IELTS) chỉ đạt loại trung bình, không đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng, tự đánh mất cơ hội nghề nghiệp... Có mâu thuẫn gì giữa thực tế đào tạo và trình độ ngoại ngữ của SV? Ảnh minh họa/ INT Thua...