Thầy giáo ở Kiên Giang với mô hình hùng biện dưới cờ cho học sinh
Hướng đến Kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11, chúng tôi tìm đến gặp thầy giáo mới được ra Thủ đô Hà Nội nhận giải Ba tại Cuộc thi ‘ Sáng kiến, mô hình phổ biến, giáo dục pháp luật hiệu quả thông qua hoạt động văn hóa ở cơ sở’.
Có 11 cá nhân và 10 tập thể đã được vinh danh tại lễ trao giải.
Tấm gương thầy giáo học tập và làm theo Bác
Sinh năm 1978, ở thị trấn Giồng Riềng huyện Giồng Riềng tỉnh Kiên Giang, thầy giáo Đàm Thanh Lạc sớm ý thức tự giác học tập vượt mọi khó khăn. Sau khi tốt nghiệp Đại học Sư phạm tiếng Anh. Năm 1999, thầy Lạc xin về dạy kiêm Tổng phụ trách Đội, Tổ trưởng chuyên môn Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú Giồng Riềng, rồi thầy được luôn chuyển ở nhiều trường trong huyện từ Phó Hiệu trưởng đến Hiệu trưởng. Với nhiệt huyết, sức trẻ, hoài bão của một giáo viên, thầy luôn hết mình trong công việc nhằm truyền thụ kiến thức cho các em học sinh. Đến nay, trên 23 năm công tác trong ngành giáo dục, với vai trò đảm nhiệm trọng trách Hiệu trưởng Trường THPT Giồng Riềng, thầy Lạc luôn tâm niệm nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ bằng cái tâm và trách nhiệm của một nhà giáo yêu nghề.
Thầy giáo Đàm Thanh Lạc (đứng thứ 5 từ phải qua) trao chứng nhận kết nạp đoàn viên cho học sinh
Những năm học gần đây, với sự nỗ lực của thầy Lạc và tập thể Trường THPT Giồng Riềng, kết quả thực hiện nhiệm vụ của trường có sự chuyển biến tích cực, tất cả 9/9 chỉ tiêu đều vượt và đạt kế hoạch. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT trong 6 năm liên tục đều đạt trên 97%. Số lượng học sinh giỏi cấp tỉnh, giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, học sinh giỏi cấp quốc gia đều tăng.
Thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, thầy Lạc xác định phải bắt đầu từ lối sống giản dị, nêu cao đức tính tiết kiệm và ứng dụng trong công tác điều hành, quản lý. Trong công tác quản lý, thầy luôn chủ trương giảm thiểu tối đa các khoản thu không cần thiết để không gây khó khăn cho phụ huynh và học sinh nghèo. Học Bác tấm lòng nhân ái, bao dung, “Thương người như thể thương thân”.
Thấm nhuần lời dạy của Bác, các giáo viên của trường luôn cố gắng học tập, trau dồi về chuyên môn, nhất là học và nghiên cứu sử dụng phương tiện, công cụ phục vụ cho công tác quản lý nhà trường được tốt hơn. Đồng thời, có kế hoạch tạo ra nhiều hoạt động, phong trào thi đua nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Đến nay, có 100% cán bộ, giáo viên của trường đạt chuẩn, trong đó trình độ thạc sĩ chiếm 8,75%; có 100% cán bộ, giáo viên xếp loại chuẩn nghề nghiệp khá, tốt; 100% cán bộ, giáo viên hoàn thành bồi dưỡng thường xuyên hàng năm.
Năm học 2021-2022, thầy Đàm Thanh Lạc phát động và chỉ đạo tổ chức nhiều việc học tập và làm theo Bác như vận động giúp đỡ học sinh nghèo, ốm đau, bệnh tật được 209 triệu đồng. Cụ thể, thầy vận động kinh phí trao 102 suất học bổng (trị giá 500.000 đồng/suất); hỗ trợ học sinh mua bảo hiểm y tế; trao 1 laptop, 12 điện thoại di động, 37 máy tính bảng cho học sinh học trực tuyến; 70 suất quà tết cho học sinh nghèo, có hoàn cảnh khó khăn; thành lập tủ sách Bác Hồ tại thư viện trường…
Thầy giáo Đàm Thanh Lạc (đứng thứ 4 từ phải qua) nhận giải Ba tại Cuộc thi
Trong mỗi kỳ sinh hoạt chi bộ, họp hội đồng, sinh hoạt chuyên môn, lãnh đạo nhà trường đều lồng ghép những nội dung sinh hoạt về tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, trường còn xây dựng kế hoạch tổ chức các đợt thi đua phù hợp với chủ đề năm học; tổ chức các buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khóa như: phát động học sinh tham gia các cuộc thi trực tuyến: “Tìm hiểu Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII”, “Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”…, để giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống cho học sinh.
Video đang HOT
Mô hình hùng biện dưới cờ cho học sinh
Ngày 8.11.2022, Bộ VHTTDL tổ chức lễ tổng kết, trao giải Cuộc thi “Sáng kiến, mô hình phổ biến, giáo dục pháp luật hiệu quả thông qua hoạt động văn hóa ở cơ sở”. Cuộc thi được tổ chức rộng rãi trên phạm vi cả nước nhằm tìm kiếm, tôn vinh, nhân rộng những sáng kiến, mô hình phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động văn hóa ở cơ sở tiêu biểu đang được triển khai trong thực tiễn hoặc có thể áp dụng rộng rãi, hiệu quả vào thực tiễn; góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; nâng cao hiểu biết, ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân thông qua các hoạt động văn hóa ở cơ sở.
Ông Nguyễn Lưu Trung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, thừa ủy quyền của Chủ tịch nước trao cho Huân chương Lao động hạng Ba cho thầy Đàm Thanh Lạc, Hiệu trưởng Trường THPT Giồng Riềng vào sáng ngày 16.11.2021
Cuộc thi chính thức được phát động từ ngày 14.4.2022 và kết thúc nhận bài dự thi ngày 30.9.2022. Qua hơn 5 tháng phát động Cuộc thi, Ban Tổ chức đã nhận được tổng số 1.015 bài dự thi gồm 190 bài tập thể và 825 bài cá nhân. Ban Tổ chức đã chọn và trao giải thưởng cho 11 cá nhân và 10 tập thể xuất sắc nhất. Ban Tổ chức cũng tặng Bằng khen cho 03 tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác hưởng ứng Cuộc thi là Cục Chính trị, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Bộ Quốc phòng; Sở VHTTDL tỉnh Bắc Ninh; Sở VHTTDL tỉnh Cà Mau. Trong đó, Mô hình tổ chức cuộc thi “Hùng biện dưới cờ” nhằm giáo dục kỹ năng sống, giáo dục pháp luật cho học sinh THPT của thầy giáo Đàm Thanh Lạc đạt giải Ba tại Cuộc thi.
Mô hình tổ chức cuộc thi “Hùng biện dưới cờ” nhằm giáo dục kỹ năng sống, giáo dục pháp luật cho học sinh THPT của thầy Lạc đã được áp dụng cho học sinh của Trường THPT huyện Giồng Riềng từ năm học 2019. Qua cuộc thi “Hùng biện dưới cờ”, bản thân tôi nhận thấy nhà trường đã thay đổi cách tiếp cận mới trong công tác giáo dục, tuyên truyền: không theo lối mòn cũ, giáo dục, tuyên truyền một chiều “Thầy – Trò”, mang tính áp đặt mà đã thay đổi thành phương pháp giáo dục có tính tương tác “Trò – Trò” một cách tự nhiên và hiệu quả. Cuộc thi cũng góp phần làm sinh động hơn tiết chào cờ đầu tuần, góp phần vào việc xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “Trường học hạnh phúc” mà nhà trường đang nỗ lực thực hiện.
Thầy Lạc cùng với đại diện Công đoàn trao điện thoại di động cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn
Qua thời gian triển khai trong 4 năm học qua (từ năm học 2019-2020 đến năm học 2022-2023) đã có 92 tiết mục hùng biện của học sinh các lớp khối 10, 11, 12 trình bày dưới cờ và có bình quân mỗi tuần có hơn 1.500 học sinh được nghe các vấn đề nóng bỏng liên quan đến lứa tuổi học đường như: an toàn giao thông, văn hóa giao thông; tác hại và biện pháp phòng chống ma túy đá; vấn đề bạo lực học đường; văn hóa giao tiếp, ứng xử trong giới trẻ; tác hại nghiện games online; yêu sớm ở tuổi học trò; tuyên truyền chống rác thải nhựa; an toàn khi sử dụng mạng xã hội…
Nhiều năm vừa qua, thầy giáo Đàm Thanh Lạc được công nhận là chiến sĩ thi đua cơ sở và cấp tỉnh. Thầy được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen; Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Giáo dục” của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Năm 2021, thầy được Chủ tịch nước trao Huân chương Lao động hạng Ba.
Lan tỏa truyền thống Tôn sư trọng đạo tới học trò
Thông qua các hoạt động Đội đa dạng, sinh động, các trường phổ thông luôn chú trọng công tác giáo dục truyền thống 'Tôn sư trọng đạo' cho học sinh.
Ảnh minh họa.
Giáo dục truyền thống "Tôn sư trọng đạo"
Trước câu chuyện nữ sinh ở thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa, có lời lẽ thô tục với thầy giáo trong giờ học, việc giáo dục đạo đức, truyền thống "Tôn sư trọng đạo" cho học sinh được thảo luận sôi nổi. Tại các trường học, giáo dục học sinh lòng biết ơn, yêu thương và tôn trọng thầy cô luôn được quan tâm triển khai song song với giáo dục văn hóa.
Là giáo viên Mỹ thuật kiêm Tổng Phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh tại Trường Tiểu học Đại Hưng, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên, thầy giáo An Xuân Mười được các thế hệ học trò nhắc đến bằng tên gọi gần gũi "thầy Mười Mỹ thuật".
Thầy Mười kể, trong hơn 20 năm đi dạy, niềm vui lớn nhất của thầy là được học sinh yêu quý, tôn trọng và nhớ về bằng những kỷ niệm, tên gọi thân thiết. Nhiều học sinh đang theo học tại Trường Tiểu học Đại Hưng, khi gặp thầy trên sân trường hay ngoài hành lang, không chỉ lễ phép chào hỏi mà còn chạy lại ôm chầm lấy thầy và reo vui.
Trên vai trò Tổng Phụ trách Đội TNPT Hồ Chí Minh, thầy Mười đã tổ chức nhiều hoạt động Đội sinh động, thu hút, lôi cuốn nhằm giáo dục học sinh yêu thương, tôn trọng và biết ơn thầy cô giáo.
Nổi bật nhất, trong năm học có một số ngày lễ lớn có gắn kết với chủ đề "Tôn sư trọng đạo" như ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, ngày 20/10, ngày 8/3, ngày 26/3...
Nhân dịp này, liên đội Trường Tiểu học Đại Hưng tổ chức cho học sinh vẽ tranh, viết lời chúc dành tặng thầy cô giáo. Giáo viên môn Mỹ thuật phối hợp cùng giáo viên chủ nhiệm và liên đội hỗ trợ học sinh trong hoạt động này.
Giáo dục truyền thống "Tôn sư trọng đạo" giúp học sinh phát triển toàn diện văn thể mỹ. Ảnh: NVCC.
Bên cạnh đó trong các giờ sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt đầu tuần, liên đội đã tổ chức diễn đàn theo chủ đề, trong đó có chủ đề "Tôn sư trọng đạo".
Theo thầy Mười, để học sinh khắc sâu hơn kiến thức và nhận thức về việc tôn trọng thầy cô giáo có rất nhiều cách xây dựng diễn đàn như tổ chức đóng tiểu phẩm, kể chuyện.
Ngoài ra, nhà trường tổ chức cho học sinh biểu diễn văn nghệ với chủ đề về thầy cô giáo. Từ đó, học sinh được bồi đắp tình yêu với thầy cô giáo, học cách bày tỏ lòng biết ơn, sự yêu mến đối với thầy cô - những người đã có công nuôi dạy mình.
Thấu hiểu và tôn trọng học sinh
Còn dưới góc độ là giáo viên môn Mỹ thuật, thầy Mười thường lồng ghép giáo dục sự tôn trọng, biết ơn thầy cô trong mỗi giờ học. Thầy giáo tâm niệm rằng nếu bản thân thầy tôn trọng học sinh, các em sẽ hiểu, học và tôn trọng thầy cô giáo.
Khi nhận xét các tác phẩm tranh vẽ của trò, thầy Mười không so sánh các em với bạn bè trong lớp mà sẽ so sánh các em với chính các em trong quá khứ. Ví dụ, nếu năm nay, một học sinh đã biết cách phối màu đẹp hơn năm trước, thầy sẽ khen em đã làm tốt hơn và có sự tiến bộ trong học tập.
Lời khen nhỏ, dù chỉ xoay quanh một chi tiết là cách phối màu, cũng giúp học sinh vui vẻ cả ngày học hôm đó. Hơn nữa, học sinh cũng cảm nhận được sự quan tâm, tôn trọng của thầy giáo dành cho mình.
Giáo dục lòng biết ơn thầy cô giáo được các trường lồng ghép trong nhiều ngày lễ lớn. Ảnh: NVCC.
Được học sinh coi như "người mẹ thứ hai", cô Ka Mai, giáo viên môn Địa lý kiêm giáo vụ Trường PT DTNT liên huyện Tân Phú - Định Quán, tỉnh Đồng Nai cho rằng, để giáo dục học sinh biết yêu thương, tôn trọng thầy cô, trước hết mỗi giáo viên cần mở lòng, lắng nghe và chia sẻ với học sinh.
Với đặc thù trường phổ thông dân tộc nội trú, học sinh ở lại trường hàng tuần, thậm chí hàng tháng, thầy cô chính là những người cha, người mẹ thứ hai của các em. Nếu thầy cô mở lòng với học sinh sẽ nhận về sự thấu hiểu, tin yêu của các em.
Thầy cô cũng cần trau dồi và tự trau dồi các kỹ năng sư phạm, kỹ năng ứng xử với học sinh, kỹ năng xử lý vấn đề trong môi trường sư phạm... bởi lẽ học sinh, đặc biệt học sinh THCS, đang trong giai đoạn dậy thì, tâm sinh lý có nhiều thay đổi. Nếu nắm bắt được tâm lý của học sinh, thầy cô có thể linh hoạt xử lý các tình huống sư phạm và đồng hành cùng các em trên chặng đường trưởng thành.
Thầy giáo An Xuân Mười (trái) tổ chức tập huấn cho học sinh Trường Tiểu học Đại Hưng. Ảnh: NVCC.
Trong gần 40 năm đứng lớp, cô Nguyễn Thị Thảo, giáo viên dạy Vật lý tại Hà Nội, nay đã về hưu, chia sẻ, bên cạnh nhiều học sinh tôn trọng thầy cô giáo, cô đã gặp không ít em có thái độ vô lễ, thậm chí là nói hỗn với giáo viên.
Tuy nhiên, trong trường hợp này và trong quá trình đi dạy, giáo viên cần chủ động kiểm soát cảm xúc của bản thân, không để hành vi của học trò làm ảnh hưởng đến cảm xúc, lời nói và hành động của mình. Thay vì xoáy sâu vào câu chuyện, người thầy cần cho học sinh thời gian lấy lại bình tĩnh để nhận thức được sai lầm của bản thân.
Sau giờ học, giáo viên bộ môn trao đổi với giáo viên chủ nhiệm và gia đình học sinh để kịp thời uốn nắn.
Song song giáo dục văn hóa, cô Thảo cho rằng mỗi giáo viên cần chú trọng việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh. Hãy đặt ra những tình huống như học sinh nổi nóng với giáo viên, học sinh có thái độ chưa tôn trọng giáo viên... để các em cùng thảo luận. Khi học sinh đã nhận thức được hành vi như vậy là sai, tiếp tục thảo luận về cách làm đúng hoặc biện pháp sửa chữa sai lầm.
"Việc được học sinh yêu quý không chỉ là niềm may mắn mà còn minh chứng rằng bản thân người giáo viên đã mang lại những giá trị tích cực hoặc lan tỏa tình yêu đến học trò. Ngoài ra, đây cũng là kết quả của việc giáo dục truyền thống "Tôn sư trọng đạo" cho học sinh", thầy giáo An Xuân Mười, giáo viên Trường Tiểu học Đại Hưng, tỉnh Hưng Yên, bày tỏ.
Xây dựng lộ trình học tập cho từng học sinh từ đầu cấp - mô hình mới trong đào tạo bậc THPT tại Hà Tĩnh Năm học 2022-2023 là năm đầu tiên Trường liên cấp Albert Einstein (TP Hà Tĩnh) tuyển sinh lớp 10 THPT. Điểm khác biệt trong mô hình đào tạo ở đây đó là trường tập trung xây dựng lộ trình đào tạo phù hợp với năng lực, điều kiện của mỗi học sinh để đạt được kết quả đầu ra tốt nhất. Trường Phổ...