Thầy giáo nước ngoài đi bộ 2.000 km, quyên góp gần 900 triệu đồng cho trẻ em
Thầy giáo Jake và Sean sắp hoàn tất quãng đường đi bộ từ Hà Nội đến TP.HCM để gây quỹ gần 900 triệu đồng cho trẻ em Việt Nam.
Ngày 21/2, thông tin từ Đại sứ quán Australia cho biết, vào ngày 24/2 sắp tới, hai giáo viên nước ngoài tại Việt Nam, Jake Norris (36 tuổi, người Australia) và Sean Down (44 tuổi, người Ireland) sẽ đến TP.HCM, kết thúc quãng đường đi bộ dài 2.000 km.
Thầy giáo Jake Norris và Sean Down sẽ đến TP.HCM sẽ kết thúc quãng đường đi bộ dài 2.000 km vào ngày 24/2. (Ảnh: Đại sứ quán Australia)
Ông Jake Norris và Sean Down xuất phát hành trình ở Hà Nội từ cuối tháng 11/2023 và đi theo đường mòn Hồ Chí Minh đến TP.HCM trong 3 tháng ròng rã.
Chuyến đi nhằm gây quỹ hỗ trợ cho các tổ chức từ thiện vì trẻ em như: Dự án Thành Lộc và Quỹ Trẻ em Blue Dragon. Đây là những tổ chức đã có nhiều cống hiến tốt đẹp cho cuộc sống của trẻ em Việt Nam.
Video đang HOT
Cụ thể, Dự án Thành Lộc tập trung vào việc cung cấp hoạt động giáo dục, nhà ở, thực phẩm, nước uống và nơi ở cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn thông qua các giải pháp lâu dài và bền vững.
Quỹ Trẻ em Blue Dragon chống lại nạn buôn bán người, đồng thời cam kết giải cứu và hỗ trợ nạn nhân phục hồi, cung cấp giáo dục và đào tạo nghề cũng như nâng cao nhận thức để ngăn chặn tình trạng tiếp tục bị bóc lột.
Đến nay, chiến dịch đã quyên góp được hơn 35.000 USD (hơn 882 triệu đồng) và con số này sẽ chưa dừng lại do nhiều mạnh thường quân đang ngỏ ý quyên góp cho những người thực hiện chương trình.
Thầy giáo rời bục giảng vì bệnh nặng được MTQ kêu gọi quyên góp
Câu chuyện người thầy Trương Kiệt An (53 tuổi, sống tại TP.HCM) phải rời giảng đường vì bệnh tật khiến nhiều người xót xa.
Nhiều người đã nỗ lực kêu gọi và quyên góp để cuộc sống của thầy dễ dàng hơn.
Thầy Kiệt An phải nghỉ dạy vì bệnh nặng liên quan giọng nói. (Ảnh: Thanh Niên)
Mới đây nhất, Trúc Phương đã kêu gọi ủng hộ thầy Kiệt An trên trang cá nhân. Cô viết: "Em Phương xin phép mở quyên góp giúp đỡ cho thầy giáo khó khăn. Phương cũng đã từng là học sinh dưới mái trường, thật sự biết ơn sự vất vả và cống hiến của các thầy cô giáo. Hy vọng có thể giúp đỡ để cuộc sống của thầy sẽ đỡ vất vả hơn".
Trúc Phương kêu gọi quyên góp số tiền lớn cho thầy. (Ảnh: Chụp màn hình Trúc Phương Nguyễn Đỗ)
Thầy từng là người đạt nhiều thành tích trong giảng dạy. (Ảnh: Thanh Niên)
Chỉ sau 2 tiếng kêu gọi quyên góp, số tiền ủng hộ thầy Kiệt An đã lên tới 300 triệu đồng. Trúc Phương thông báo trên trang cá nhân: "Em Phương ngưng quyên góp nha mọi người ơi. Sau 2 tiếng đã quyên góp được 300 triệu đồng rồi ạ. Mình để dành cho những trường hợp sau nghen. Em Phương xin chân thành cảm ơn mạnh thường quân rất nhiều. Trân trọng".
Hàng ngày thầy sống nhờ vào cơm từ thiện. (Ảnh: Thanh Niên)
Trước đó, Thanh Niên đã đưa tin về câu chuyện của Kiệt An. Thầy đi dạy được 34 năm nhưng phải xin nghỉ vì bệnh nặng đột nhiên ập đến. Cuộc sống của thầy rơi vào bế tắc khi chưa đủ tuổi nhận lương hưu sớm và chưa đến thời điểm nhận bảo hiểm xã hội một lần.
Thầy đi xin đồ ăn từ thiện để sống qua ngày. (Ảnh: Thanh Niên)
Thầy tâm sự: "8 tháng trời không có thu nhập, không đóng được tiền nhà trọ, tôi xách đồ ra trước cổng bệnh viện chưa biết đi đâu về đâu thì gặp cô Hường - vợ chồng cô đều bị tai biến cũng đang chờ xin cơm từ thiện nói về cô cho ở nhờ. Từ tháng 7/2022 tới nay, nhờ vậy tôi có chỗ che nắng, mưa, ngày 2 lần sáng, chiều ra xin cơm trước cổng bệnh viện".
Người phụ nữ cho thầy ở nhờ vì hoàn cảnh quá khó khăn. (Ảnh: Thanh Niên)
Niềm mong mỏi duy nhất của thầy đó chính là được đến trường gặp học sinh, gặp đồng nghiệp nhưng điều đó chẳng thể thực hiện. Dù được trường gửi giấy mời về tham dự ngày 20/11 nhưng thầy từ chối vì sợ bản thân làm ảnh hưởng tới không khí. Thầy xúc động nói: "Mình làm gì làm cũng có lòng tự trọng của bản thân, mình tự biết điều gì mình có thể làm được, những điều gì mình không làm được. 20/11 năm nay tôi cũng không mong ước điều gì, chỉ xem báo đài chúc mừng ngày này, buồn quá thì nằm khóc một mình, chứ tôi cũng ngại các em học sinh tới lui đến thăm, phiền các em".
Thầy được mời về tham dự ngày Nhà giáo Việt Nam. (Ảnh: Thanh Niên)
Cuộc sống tạm bợ của thầy khiến nhiều người xót xa. (Ảnh: Thanh Niên)
Với số tiền 300 triệu đồng, mong rằng thầy Kiệt An sẽ có thêm chi phí chữa bệnh và ổn định cuộc sống. Đồng thời, khao khát trở lại giảng đường của thầy có thể sớm được thực hiện.
Dạy học luôn là nghề cao quý khi đào tạo, nuôi dưỡng mầm non tương lai. Những người làm và muốn gắn bó lâu với nghề phải thật sự tâm huyết và có niềm đam mê. Chính vì vậy, việc một người thầy phải rời giảng đường vì lý do bất khả kháng là điều khó khăn và đau khổ. Không còn gì để diễn tả được niềm hụt hẫng khi công việc gắn bó hàng chục năm bỗng nhiên mất đi. Ngày 20/11 đang đến gần, chúc cho tất cả các thầy cô luôn mạnh khỏe đến lên giảng đường, mãi là người lái đò tận tâm đưa các em sang sông.
Hành trình chinh phục đường chạy marathon của thầy giáo khuyết tật Nhiều lần tận mắt chứng kiến nam VĐV bị mất cánh tay phải với gương mặt rạng ngời trên đường chạy marathon cự ly vài chục km, tôi vô cùng ngưỡng mộ. Thật cảm phục hơn khi được biết, VĐV khuyết tật đó là giáo viên Trường THPT Chuyên Bắc Giang. Vượt lên số phận Tôi gặp thầy giáo Nguyễn Văn Điện (SN...