Thầy giáo nổi tiếng ở Hà Nội phân tích chi tiết xu hướng tuyển sinh ĐH và đề thi Tốt nghiệp THPT năm 2022: Sĩ tử 2k4 đọc ngay
Chắc chắn trong những năm tới đây, chúng ta sẽ được chứng kiến nhiều sự thay đổi tích cực trong giáo dục.
Suy cho cùng chỉ khi nào thi cử thay đổi, việc học mới thay đổi.
Liệu xu hướng tuyển sinh đại học những năm tới sẽ như thế nào? Đề thi tốt nghiệp THPT sẽ “biến đổi” ra sao? Thầy Đinh Đức Hiền, giáo viên dạy môn Sinh học tại HOCMAI đã có những chia sẻ chi tiết quanh việc tuyển sinh năm 2022 và trong tương lai.
Chúng tôi xin chia sẻ lại quan điểm của thầy Đinh Đức Hiền:
Đề thi với mục đích chính là tốt nghiệp, không thể đòi hỏi sự phân hóa
Hai năm trở lại đây, điểm chuẩn Đại học tăng cao, thậm chí “lạm phát” ở một số ngành, một số trường và dư luận hướng câu hỏi về Bộ Giáo dục và Đào tạo, cho rằng Đề thi thiếu sự phân hóa, nên trả lại kì thi Đại học cho các trường. Rất nhiều người rõ ràng không hiểu về tình hình kì thi.
Thứ nhất, tôi xin khẳng định ra đề thi phân hóa không hề khó với khả năng của Bộ, nhưng vấn đề nó phải phù hợp với thực tiễn và định hướng những năm tiếp theo.
Thứ hai, do tình hình dịch Covid, việc học của học sinh bị ảnh hưởng rất lớn, chất lượng dạy và học vốn đã không đồng đều ở các nơi thì lại càng chênh lệch, do đó việc ra đề thi phù hợp trong tình hình này mới là điều quan trọng nhất, chúng ta đôi khi chỉ nhìn vào một số ngành, trường cao chót vót mà không nhìn vào bức tranh toàn cảnh.
Thứ ba, năm 2020 kì thi THPTQG đã đổi thành kì thi Tốt nghiệp THPT, phù hợp với Luật giáo dục mới, đồng thời hướng tới những thay đổi căn bản về dạy và học, tuyển sinh đại học những năm tiếp theo. Vậy cần phải xác định, đã là đề thi với mục đích chính là tốt nghiệp thì cũng đừng mong đòi hỏi sự phân hóa như những năm kì thi THPTQG. Dư luận thắc mắc vậy tại sao không trả việc tuyển sinh ngay lập tức về các trường Đại học? Theo Luật giáo dục mới, các trường Đại học tự chủ trong vấn đề tuyển sinh, tuy nhiên lâu nay các trường Đại học vốn phụ thuộc vào thì thi THPTQG, để có thể ngay lập tức tổ chức một kì thi tuyển sinh riêng là không hề đơn giản, và không phải trường nào cũng làm được.
Tiếp nữa, sự thay đổi phải không gây bất ổn trong xã hội, làm thế nào để vẫn đảm bảo mục tiêu thi riêng, vừa không gây tốn kém cho xã hội, phụ huynh và học sinh như kì thi chung hiện nay đang làm được, nhất là trong tình hình dịch bệnh. Do đó giải pháp đưa ra đó là tuyển sinh theo nhóm trường, nhóm ngành. Xin thưa rằng chúng ta không thể quay trở lại với việc mỗi trường thi một ngày, một đề như trước đây. Đây cũng là điều mà Bộ Giáo dục khuyến khích các trường.
Video đang HOT
Hai năm trở lại đây, điểm chuẩn Đại học tăng cao, thậm chí “lạm phát” ở một số ngành. (Ảnh minh họa)
Thứ tư, thực tế 3 năm trở lại đây, các trường Đại học lớn như Đại học Quốc gia HCM đã tổ chức kì thi tuyển sinh riêng là Đánh giá năng lực, được đánh giá cao và có đến 72 trường đã đăng ký sử dụng kết quả kì thi để tuyển sinh. Tiếp đó là kì thi Đánh giá tư duy của trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, kì thi Đánh giá năng lực của trường Đại học Quốc gia HN, nhưng rất tiếc vì ảnh hưởng nặng nề của Covid mà các kì thi đã không thể diễn ra như kế hoạch. Tôi tin chắc rằng nếu không phải vì dịch bệnh 2 năm vừa qua thì các kì thi này đã phát huy vai trò rất lớn, và dần thay thế tuyển sinh Đại học bằng điểm thi tốt nghiệp THPT.
Xu hướng tuyển sinh Đại học 2022 và những năm tới
Đề thi đánh giá năng lực, Đề thi đánh giá tư duy với ưu thế rất lớn trong việc đánh giá được năng lực tổng hợp của học sinh, tránh học tủ, tiệm cận với xu hướng ra đề trên thế giới, phù hợp với định hướng đổi mới toàn diện dạy và học và chương trình THPT mới. Do đó các kì thi này chắc chắn sẽ là chủ đạo trong tuyển sinh đại học những năm tới. Sự hình thành các trung tâm khảo thí lớn, tuyển sinh theo nhóm trường tất yếu sẽ diễn ra.
Đại học Quốc gia HCM tiếp tục phát huy ưu thế của mình trong những năm vừa qua và đóng vai trò quan trọng ở miền Nam. Tại Miền Bắc, hiện tại 2 trường ĐH lớn đóng vai trò đầu tàu là Đại học Quốc gia HN và Đại học Bách Khoa Hà Nội. Hiện tại có 8 trường đăng ký sử dụng kết quả kì thi đánh giá tư duy của ĐHBK HN và tin chắc rằng con số này tăng lên sắp tới. Đại học Quốc gia HN với ưu thế có trung tâm khảo thí lớn, ngân hàng đề đa dạng, đại học đa ngành chắc chắn kì thi đánh giá năng lực sẽ phù hợp với rất nhiều trường đại học, thời gian tới chúng ta sẽ được chứng kiến điều này. Một ưu thế nữa đó là việc tuyển sinh nhiều đợt trong năm sẽ giảm bớt gánh nặng tâm lí thi cử, tâm lý một kì thi quyết định duy nhất, và sẽ nhiều cơ hội hơn cho học sinh.
Thực tế, khi tự chủ Đại học, bài toán tuyển được thí sinh sẽ đặt lên hàng đầu, nó là vấn đề sống còn của mổi trường, vì thế các trường buộc phải đa dạng hóa phương thức hoặc tạo ra những thương hiệu riêng trong tuyển sinh. Khi đó lẽ dĩ nhiên tỉ lệ chỉ tiêu tuyển bằng điểm thi THPT sẽ ngày càng giảm xuống.
Vậy các trường có khả năng không tuyển sinh bằng điểm thi THPT hay không? Điều này là khó xảy ra, do kì thi THPT vẫn là một tham chiếu tốt và phù hợp với phần lớn các trường, tuy nhiên tỉ lệ này sẽ ngày càng giảm xuống, thậm chí nhiều trường sẽ giữ ở mức 15-20%. Sắp tới xuất hiện hai xu hướng, xu hướng đẩy mạnh tuyển sinh bằng kì thi riêng, và xu hướng đẩy mạnh tuyển sinh bằng học bạ. Và tất nhiên những trường đẩy mạnh tuyển sinh bằng học bạ thường là các trường vốn có điểm chuẩn thấp, ít là lựa chọn hàng đầu của thí sinh.
Đề thi Tốt nghiệp THPT
Đương nhiên khi kì thi tuyển sinh riêng lên ngôi thì vai trò của đề thi Tốt nghiệp THPT sẽ tự khắc dần trở về đúng nghĩa. Như vậy độ khó sẽ giảm đi, đây sẽ là áp lực rất lớn lên các trường TOP như Y D ược khi chưa thống nhất được phương án tuyển sinh riêng, buộc các trường này nhanh chóng họp bàn thống nhất phương án tuyển sinh riêng cho nhóm ngành sức khỏe. Bắt đầu từ năm 2022, đề thi tốt nghiệp THPT sẽ có nhiều thay đổi, đề thi sẽ nghiêng về bản chất môn học nhiều hơn, phù hợp với chương trình THPT mới.
Như vậy, những cơ hội mới nhưng cũng là thách thức mới đến với học sinh, chỉ có thích nghi mới giúp học sinh vượt qua được. Chắc chắn trong những năm tới đây, chúng ta sẽ được chứng kiến nhiều sự thay đổi tích cực trong giáo dục. Suy cho cùng chỉ khi nào thi cử thay đổi, việc học mới thay đổi!
Nghịch lý mùa tuyển sinh
Đến thời điểm này, mùa tuyển sinh đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) năm 2021 gần như đã kết thúc, chỉ còn vài trường xét tuyển bổ sung.
Kết quả tuyển sinh năm nay tiếp tục cho thấy những nghịch lý vẫn tồn tại. Ngoài điểm trúng tuyển (điểm chuẩn) thì những nghịch lý trong lựa chọn ngành nghề vẫn là bài toán khó cho các trường.
Sinh viên Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TPHCM) trong giờ học thực hành tại phòng thí nghiệm
Kẻ ăn không hết, người lần không ra
Năm 2021, Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường TPHCM tuyển 1.800 chỉ tiêu cho 17 ngành, với 4 phương thức tuyển sinh. Trong đó, phương thức xét bằng điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2021 là 793 chỉ tiêu. Thế nhưng, khi công bố điểm chuẩn và công nhận danh sách thí sinh trúng tuyển theo phương thức này lại có 2.349 thí sinh trúng tuyển, vượt đến 1.556 chỉ tiêu.
Nếu tính riêng từng ngành sẽ càng thấy rõ điều bất hợp lý này: ngành quản trị kinh doanh có 943 thí sinh trúng tuyển/60 chỉ tiêu, vượt chỉ tiêu 15,71 lần; ngành công nghệ thông tin có 445 thí sinh trúng tuyển/55 chỉ tiêu, vượt hơn 8,09 lần; ngành quản lý đất đai có 573 thí sinh trúng tuyển/125 chỉ tiêu, vượt 4,6 lần.
Ở Trường ĐH Công đoàn, một số ngành có số thí sinh trúng tuyển năm 2021 vượt rất xa so với chỉ tiêu được công bố. Ngành công tác xã hội có số thí sinh trúng tuyển là 446/200 chỉ tiêu (vượt 123%), ngành xã hội học là 405/200 (vượt hơn 100%). Các ngành như bảo hộ lao động, quan hệ lao động đều vượt 80%.
Tại Trường ĐH Đà Lạt, ngành kế toán có 50 chỉ tiêu nhưng trường tuyển đến 548 thí sinh. Ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành tuyển 130 chỉ tiêu, nhưng trường gọi trúng tuyển 655 thí sinh; ngôn ngữ Anh 130 chỉ tiêu, tuyển 342 thí sinh; Đông phương học 125 chỉ tiêu, tuyển 331 thí sinh.
Ở Trường ĐH Đồng Nai, ngành giáo dục tiểu học có 546 thí sinh trúng tuyển/350 chỉ tiêu, ngôn ngữ Anh có 283 thí sinh trúng tuyển/100 chỉ tiêu.
Trong khi đó, các ngành kỹ thuật may, nông lâm - thủy sản, hải dương học, khí tượng thủy văn, bảo dưỡng công nghiệp ở nhiều trường có số thí sinh đăng ký ít hơn chỉ tiêu cần tuyển, nên năm nào điểm chuẩn cũng ở mức thấp nhất và tuyển đủ chỉ tiêu luôn là điều mơ ước của các trường.
Thống kê từ Bộ GD-ĐT cho thấy, cả nước có hơn 1 triệu thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2021 và xét tuyển ĐH. Tổng số nguyện vọng (NV) đăng ký xét tuyển ĐH là hơn 3,8 triệu (khi điều chỉnh NV lên đến gần 4 triệu) trên 544.578 chỉ tiêu (số NV đăng ký cao gấp 6,977 lần so với chỉ tiêu). Dù số NV đăng ký so với tổng chỉ tiêu là rất dồi dào về nguồn tuyển, nhưng thực tế vẫn có nghịch lý: ngành bão hòa, dư thừa vẫn thu hút nhiều NV, ngành có nhu cầu lớn lại ít NV.
Nhóm ngành báo chí và thông tin có 100.120 NV/6.539 chỉ tiêu (NV cao hơn 15,3 lần so với chỉ tiêu).
Nhóm ngành kinh doanh và quản lý, pháp luật (nhóm ngành III) có 1.253.021 NV/118.579 chỉ tiêu (NV cao hơn 10,5 lần so với chỉ tiêu). Nhóm ngành an ninh, quốc phòng có 39.492 NV/6.280 chỉ tiêu (NV cao hơn 6,28 lần). Trong khi đó, nhóm ngành thú y, khoa học sự sống, khoa học tự nhiên nếu tính theo số lượng NV1 (NV ưu tiêu cao nhất) đăng ký so với chỉ tiêu thì đáng báo động. Ngành thú y có 2.371 NV/3.000 chỉ tiêu, ngành khoa học sự sống chỉ có 1.552 NV/5.938 chỉ tiêu, ngành khoa học tự nhiên chỉ có 912 NV/4.525 chỉ tiêu.
Đào tạo chưa theo sát nhu cầu thị trường lao động
Nếu căn cứ theo Quyết định 579 của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020, thì hiện nay có nhiều nhóm ngành đã vượt ngưỡng và một số nhóm ngành chưa đạt được mục tiêu đề ra.
Nhóm ngành quản lý nhà nước, hoạch định chính sách và luật quốc tế đến năm 2020 chỉ tiêu là 20.000 sinh viên; nhóm ngành tài chính - ngân hàng chỉ tiêu là 120.000 sinh viên; nhóm ngành khoa học, công nghệ 100.000 chỉ tiêu; nhóm ngành y tế, chăm sóc sức khỏe chỉ tiêu là 80.000, nhóm ngành công nghệ thông tin 550.000.
Thực tế cho thấy, riêng năm 2021 chỉ tiêu tuyển sinh nhóm ngành III (kinh doanh và quản lý, pháp luật) là 118.579, nếu tính luôn quy mô đào tạo (từ năm 1 đến năm 4) hiện nay thì vượt mục tiêu ít nhất gấp 3 lần. Còn nhóm ngành khoa học máy tính và công nghệ thông tin chỉ tiêu tuyển sinh năm 2021 chỉ có 49.555, nếu tính luôn quy mô đào tạo hiện nay chưa đạt 50% mục tiêu của chiến lược...
TS Hoàng Ngọc Vinh, thành viên tổ tư vấn của Ủy ban Đổi mới giáo dục quốc gia giai đoạn 2016-2021, nhìn nhận: Có sự tồn tại nghịch lý thừa - thiếu như hiện nay là do khi làm quy hoạch tổng hợp phát triển nguồn nhân lực, có thể tính toán dự báo không sát, không điều chỉnh mục tiêu cũng như những giải pháp.
Bên cạnh đó, cách xác định chỉ tiêu tuyển sinh vẫn dựa vào nguồn lực đầu vào (giảng viên cơ hữu/sinh viên, diện tích sàn xây dựng trên mỗi sinh viên) mà không dựa vào nhu cầu thị trường để sớm điều tiết quy mô.
Đào tạo phải theo nhu cầu của thị trường lao động chứ không phải khả năng đến đâu đào tạo đến đó. Chính vì vậy mới tồn tại cách làm "trống đánh xuôi, kèn thổi ngược", những bất cập thừa - thiếu, và cả thừa nhưng vẫn thiếu.
Trong khi đó, theo TS Trần Đình Lý, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Nông Lâm TPHCM, định hướng nghề nghiệp khi chọn ngành, chọn trường, thậm chí bậc học, là câu chuyện quan trọng nhưng vẫn còn nhiều lỗ hổng chưa thể giải quyết.
Tình trạng ngồi nhầm chỗ, chọn ngành theo đám đông là nguyên nhân của việc khi học - hành, cọ xát thực tế nhiều em cảm thấy thật sự không phù hợp, bỏ học giữa chừng. Do đó, thí sinh cần lưu ý lấy gốc là hướng nghiệp, nghĩa là bản thân phù hợp lĩnh vực nghề nghiệp nào, sau đó mới chọn ngành và chọn trường.
ThS Phạm Thái Sơn, Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh và Truyền thông, Trường ĐH Công nghệ thực phẩm TPHCM, cho biết: Thực ra, việc tìm kiếm việc làm và nhu cầu thị trường sẽ quyết định tới việc học gì của các em. Điều này phản ánh tâm lý thí sinh thích những ngành học kinh tế, du lịch... hơn. Sở dĩ có thực tế trên là do công tác hướng nghiệp chưa đúng và trúng, nên các thí sinh vẫn thích học đại học hơn; và ngay cả các trường THPT vẫn lấy tỷ lệ học sinh vào ĐH làm thước đo cho uy tín, chất lượng.
"Dù tự chủ đại học (có tự chủ tuyển sinh) nhưng quản lý nhà nước vẫn phải có sự điều tiết vĩ mô nhằm đảm bảo sự phát triển cân đối ngành nghề và trình độ như luật định. Nếu không có sự can thiệp của cơ quan quản lý thì quy hoạch sẽ phá vỡ và khó đạt mục tiêu như kỳ vọng", TS Hoàng Ngọc Vinh nhấn mạnh.
17 trường đại học công bố điểm chuẩn xét tuyển bổ sung Lao Động cập nhật danh sách các trường đại học công bố điểm chuẩn xét tuyển bổ sung năm học 2021-2022 để quý phụ huynh và học sinh thuận tiện theo dõi. Danh sách các trường đại học công bố điểm chuẩn xét tuyển bổ sung 2021. Ảnh: Hải Nguyễn 17. Trường Đại học Xây dựng Hà Nội công bố điểm chuẩn trúng...