Thầy giáo Nguyễn Bỉnh Khiêm và những lời tiên tri nổi tiếng sử Việt

Theo dõi VGT trên

Đỗ trạng nguyên khi đã hơn 40 t.uổi, Trạng Trình khiến nhiều người mến phục nhờ tài tiên tri và triết lý “thiện là dòng dõi của giáo dục”.

Nguyễn Bỉnh Khiêm, lúc nhỏ có tên là Nguyễn Văn Đạt, sinh ngày 6/4/1491 âm lịch ở làng Trung An, huyện Vĩnh Lại, phủ Hạ Hồng, trấn Hải Dương (nay thuộc huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng) dưới thời vua Lê Thánh Tông – thời kỳ thịnh trị nhất của nhà Lê sơ.

Sinh ra trong gia đình có bố mẹ nổi tiếng học rộng, mẹ là con út của quan tiến sĩ thượng thư bộ Hộ triều vua Lê Thánh Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm sớm được giáo dục cẩn thận, rèn luyện cả về thể lựctrí lực nên “to khỏe, thông minh khác thường, chưa đến một t.uổi đã nói sõi”.

Lên 4 t.uổi, Nguyễn Bỉnh Khiêm được mẹ dạy sách Kinh, thơ Nôm… Đến t.uổi trưởng thành, nghe tiếng bảng nhãn Lương Đắc Bằng ở làng Lạch Triều (thuộc huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa ngày nay) nổi danh trong giới sĩ phu đương thời, Nguyễn Bình Khiêm đến tận nơi tầm sư học đạo.

Vốn sáng dạ lại chăm chỉ học hành, Nguyễn Bỉnh Khiêm nhanh chóng trở thành học trò xuất sắc của thầy và được chính thầy giao con trai cho nuôi dạy.

Trạng nguyên ở t.uổi hơn 40 và những lời tiên tri nổi tiếng

Khi nhà Hậu Lê (Lê sơ và Lê trung hưng) rơi vào khủng hoảng, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã không ra ứng thi sớm. Tính từ khi trưởng thành, ông bỏ qua sáu khoa thi dưới triều Lê sơ. Ngay cả khi nhà Mạc lên thay cho Lê sơ năm 1527, xã hội dần ổn định, ông vẫn bỏ qua hai khoa thi đầu dưới triều Mạc.

Tới năm 1535, dưới thời vua Mạc Đăng Doanh, thời thịnh trị nhất của nhà Mạc, ông mới quyết định đi thi và đậu ngay trạng nguyên. Năm đó, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã ngoài 40 t.uổi.

Sau khi đỗ đạt, Nguyễn Bỉnh Khiêm được bổ nhiệm làm nhiều chức vụ, được phong tước Trình Tuyền Hầu rồi Trình Quốc Công nên dân gian quen gọi ông là Trạng Trình.

Trong gần 20 năm (từ 53 đến 73 t.uổi), Nguyễn Bỉnh Khiêm không ra ở hẳn kinh sư nhưng vẫn đảm nhiệm nhiều việc triều chính. Sách Lịch triều hiến chương loại chí viết: “Vua Mạc tôn như bậc thầy, khi trong nước có việc quan trọng vẫn sai sứ đến hỏi ông. Có lúc còn triệu ông về kinh để hỏi mưu lớn”, “ông học rộng, hiểu sâu nghĩa lý Kinh Dịch, mưa nắng, họa, phúc việc gì cũng biết trước”.

Thầy giáo Nguyễn Bỉnh Khiêm và những lời tiên tri nổi tiếng sử Việt - Hình 1

Tượng Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ảnh: Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm – Vĩnh Long

Sử sách đều thừa nhận Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà dự báo, hoạch định chiến lược kỳ tài, coi ông là nhà tiên tri số một nước Việt. Ông từng đưa ra lời sấm bảo nhà Mạc chạy lên Cao Bằng dựng nghiệp, sau khi thất thủ ở Thăng Long, và sẽ tồn tại ba đời. Quả nhiên, điều này đúng. Ông còn khuyên Trịnh Kiểm “giữ chùa thờ Phật được ăn oản”, tìm người trong tông thất nhà Lê lập làm vua. Nhà Trịnh làm theo và từ đó nối đời cầm quyền, nhưng danh nghĩa vẫn là tôn phò nhà Lê.

Với nhà Nguyễn, từ khi Nguyễn Kim c.hết, Nguyễn Uông, con cả của Nguyễn Kim đã bị Trịnh Kiểm ám hại. Trước tình thế nguy nan, Nguyễn Hoàng (con trai thứ Nguyễn Kim) đã cho người đến hỏi Nguyễn Bỉnh Khiêm và nhận được câu ẩn ý “Hoành sơn nhất đái khả dĩ dung thân”(nghĩa là một dải Hoành sơn có thể dung thân được). Nhờ đó, năm 1568 Nguyễn Hoàng đã xin họ Trịnh vào trấn thủ xứ Thuận Hóa rồi dần xây dựng cơ đồ họ Nguyễn ở phương Nam.

Trong bài thơ Cự Ngao Đới Sơn, thuộc tập thơ Bạch Vân am thi tập, ông viết “Biển Đông vạn dặm dang tay giữ/ Đất Việt muôn năm vững trị bình/ Chí những phù nguy xin gắng sức/ Cõi bờ xưa cũ tổ tiên mình”. Câu này như lời khuyên của Trạng Trình với thế hệ sau, rằng phải nắm giữ được biển Đông thì đất nước mới thái bình, thịnh trị muôn đời.

Video đang HOT

Trong bài viết Tầm nhìn chiến lược về biển đảo của Trạng Trình từ 500 năm trước, tác giả Nguyễn Đình Minh nhận định: “Trước đây khi đề cập đến lãnh thổ, chúng ta thường nói nhiều về sông núi, đất đai, chúng ta có nói về biển nhưng không nhiều, biển không là trọng điểm nhấn mạnh. Nhưng từ 500 năm trước, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã dự báo tầm quan trọng của biển đảo dẫn đến sự tồn vong thịnh trị của cả quốc gia. Điều ấy cho thấy tầm chiến lược về bảo vệ của ông rất rộng lớn và toàn diện”.

Với bài thơ Cự Ngao Đới Sơn, Nguyễn Bỉnh Khiêm có thể được coi là người đầu tiên trong lịch sử Việt Nam nhận thức được tầm quan trọng của việc gìn giữ chủ quyền biển Đông.

Triết lý giáo dục của người thầy từng đào tạo nhiều nhân tài

Ngay từ khi đỗ trạng nguyên, Nguyễn Bình Khiêm đã dạy học. Theo cuốn Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Thiếp – ba bậc thầy của nền giáo dục Việt Nam, học trò được ông đào tạo thời kỳ này có rất nhiều người nổi tiếng về sau. Trong đó có Lương Hữu Khánh, con trai của thầy Lương Đắc Bằng, đỗ cử nhân, trở thành tướng giỏi, văn võ song toàn; Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan thi đỗ tiến sĩ, có tài năng toàn diện về võ bị, văn học và ngoại giao; Nguyễn Dữ – nhà văn nổi tiếng trong lịch sử văn học Việt Nam…

Đến khi lui về quê, ông đã dựng am Bạch Vân, lấy hiệu là Bạch Vân cư sĩ, lập quán Trung Tân, làm cầu Nghinh Phong, Trường Xuân cho dân qua lại thuận tiện và mở trường dạy học bên cạnh sông Tuyết (hay sông Hàn) ở quê nhà. Vì vậy, sau này, các môn sinh tôn ông là “Tuyết Giang phu tử”.

Nguyễn Bình Khiêm đã giáo dục cho nhân dân và học trò rất nhiều về đạo làm người, đạo lý ở đời, sự học, cách học. Ông coi việc giáo dục phải thực hiện được vai trò định hướng ý chí và hành động cho người học, nhất là việc gắn ý chí học hành với lý tưởng cống hiến hết mình cho đất nước. Ông đặc biệt đề cao trách nhiệm cống hiến xã hội không ngừng, cho rằng tác dụng cao nhất của giáo dục là cứu nhân độ thế, hướng con người trở về tịnh thiện bởi “thiện là dòng dõi của giáo dục”, đúng như phương châm sư phạm xưa.

Trên cơ sở giáo dục cái thiện, thầy giáo Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn dạy kinh, truyện theo đúng chương trình thi cử lúc bấy giờ. Theo các thư tịch cổ, việc thi cử lúc bấy giờ rất quy mô, học sinh học vất vả, thầy giáo phải bỏ nhiều công kèm cặp. Việc các học trò của thầy giáo Nguyễn Bỉnh Khiêm chiếm gần hết thứ hạng cao ở các kỳ thi chứng tỏ việc dạy học của thầy quy củ, nghiêm khắc.

“Thầy giáo Nguyễn Bỉnh Khiêm còn khác người ở chỗ muốn đào tạo học trò thành những người có thực học, có trí thức toàn diện để giúp đời”, tác giả Trần Lê Sáng viết trong cuốn sách về ba bậc thầy của nền giáo dục Việt Nam.

Nhiều nghiên cứu về sau chỉ ra rằng Nguyễn Bỉnh Khiêm luôn chủ trương thúc đẩy con người nâng cao hiểu biết về thế giới xung quanh, có cách hành xử đúng mực trong đời sống. Ông coi việc học phải nhằm hành đạo, yêu cầu các học trò nêu gương bậc thánh hiền, đề cao vai trò của sự tìm tòi, học hỏi.

Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng coi trọng đạo lý hơn văn chương. Điều này thể hiện rõ trong các tác phẩm thơ văn. Ông sáng tác rất nhiều thơ văn, bằng cả chữ Nôm và chữ Hán. Về thơ chữ Hán, Nguyễn Bỉnh Khiêm có Bạch Vân am thi tập với khoảng một nghìn bài. PGS.TS Trần Thị Vinh viết trong cuốn Nhà Mạc và thời đại nhà Mạc – Hơn hai mươi năm nghiên cứu và nhận thức rằng đây là con số mà từ thời đại nhà Mạc trở về trước hoàn toàn chưa có. Đến như Nguyễn Trãi cũng chỉ có 105 bài.

Về thơ chữ Nôm, Nguyễn Bỉnh Khiêm có Bạch Vân quốc ngữ thi tập nhưng không rõ có tất cả bao nhiêu bài. Ngoài ra, ông để lại nhiều bài văn bia và sấm ký. Ông được coi là người viết nhiều thơ văn nhất trong năm thế kỷ đầu tiên của nền văn học nước nhà.

Nguyễn Bỉnh Khiêm mất năm 1585. Trong rất nhiều đóng góp của cho nền văn hóa dân tộc, đóng góp lớn lao cho sự nghiệp giáo dục được nhiều nhà khoa học đ.ánh giá cao. Tất cả thành tựu giáo dục ở thời Mạc, không thể không nhắc tới công lao của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ngày nay, nhiều trường học được đặt theo tên ông nhằm tưởng nhớ đến bậc thầy vĩ đại.

Dương Tâm

Theo VNE

Nỗi khổ học nhiều, vận động ít của học sinh Việt

Chương trình học thiết kế khô cứng và ít ỏi, phụ huynh, học sinh dồn sức cho các môn học chính... thể dục học đường ở Việt Nam đang bị 'bỏ rơi' trong khi thể lực học sinh có nhiều điều đáng bàn.

Nỗi khổ học nhiều, vận động ít của học sinh Việt - Hình 1

Tiết học thể dục với nội dung nhảy qua xà của lớp 9/9 Trường THCS Lê Văn Tám, quận Bình Thạnh, TP.HCM - Ảnh: THẢO TÂM

Giáo dục thể chất là một trong những nội dung quan trọng của học đường, làm nền tảng trau dồi trí lực, phát triển lành mạnh về nhân cách. Nhưng lâu nay, thầy trò lẫn phụ huynh dường như xem nhẹ việc đầu tư thực chất cho thể dục học đường.

Chương trình học thiết kế khô cứng và ít ỏi, phụ huynh, học sinh "dồn sức" cho các môn chính là khái quát chung của thể dục học đường.

Học thể dục để... được vui chơi

Chiều một ngày đầu tháng 11, lớp 9/9 Trường THCS Lê Văn Tám (Q.BìnhThạnh, TP.HCM) có hai tiết thể dục do thầy Hoàng Trọng Quý Bình giảng dạy với nội dung nhảy qua xà.

Tiết học ngoài trời, nên để minh họa cho các động tác, thầy Bình có chuẩn bị bức ảnh bằng giấy với hai nội dung: nhảy xa kiểu ngồi và đà một bước giậm nhảy đá lăng. Sau khi minh họa, thầy thực hiện mẫu động tác của các bước và gọi một học sinh lên làm lại động tác.

Nguyễn Nguyên Thư, một học sinh trong lớp, nói: "Nhìn thầy hướng dẫn rồi em làm theo. Nhưng thầy không hướng dẫn em vẫn làm được bởi nhảy qua xà cũng giống như nhảy dây, mà xà lại tượng trưng bằng dây thừng nên rất đơn giản. Với em, học thể dục chủ yếu là... được vui chơi".

Vì là tiết đôi nên tiết thứ hai học sinh tự luyện tập thực hành cá nhân. Theo quan sát, đến tiết này còn rất ít học sinh tự luyện tập, các em chia thành nhóm ngồi nói chuyện, nhóm khác chạy đùa, còn thầy giáo vào phòng giáo viên.

"Học thể dục như môn điều kiện, chúng em chỉ chủ yếu học toán, văn, Anh để thi tuyển sinh vào lớp 10 thôi. Dù muốn hay không vẫn phải có mặt để điểm danh, chứ dốc sức tập tành thì em lại chưa chú tâm" - em Thanh Xuân chia sẻ.

Tương tự, trong một tiết học thể dục vào buổi sáng tại Trường THPT Nguyễn Du (Q.10, TP.HCM), thầy giáo Nguyễn Sơn Vũ dạy lớp 12A02 nội dung đá cầu và bóng chuyền.

Trước khi vào nội dung bài học, học sinh khởi động nhẹ, chạy bền một vòng sau đó đi vào bài học với ba phần chính: bóng chuyền, cầu lông, cuối cùng là phát triển thể lực thông qua trò chơi vận động.

Các em tự chia nhóm để đá với nhau, hoặc tập luân phiên đá cá nhân. Trong thời gian 90 phút, nhễ nhại mồ hôi, em Nguyễn Thanh nói: "Mỗi tuần lớp em có hai tiết môn thể dục vào sáng thứ ba.

Học thì vui nhưng học xong rất mệt, do em ít vận động. Em tập trung thời gian học văn hóa, chỉ có 90 phút thể dục cho một tuần học căng thẳng năm cuối cấp".

Một tiết học thể dục ở trường tiểu học thì số tiết phân theo khối. Với khối lớp 1 là 1 tiết/tuần; khối 2, 3, 4, 5 là 2 tiết/tuần. Tại tiết thể dục của lớp 4/4 Trường tiểu học Kết Đoàn (Q.1), thầy Nguyễn Trường Thành hướng dẫn các em bài thể dục phát triển chung các động tác tay, chân và trò chơi vận động.

Khi tập động tác, theo thầy Thành, không ít học sinh luyện tập rời rạc và nhiều em còn nhầm bên phải, bên trái của tay, chân. Nhưng khi đến trò chơi chạy đổi chỗ, chạy lò cò tiếp sức... các em nhiệt tình hơn hẳn.

Em Minh An nói: "Con chỉ trông đến phần trò chơi thôi, cũng chạy cũng nhảy và hoạt động tay chân nhưng các bạn lớp con ai cũng vui và thích hơn tập theo động tác nhiều"...

Thể dục "cưỡi ngựa xem hoa"

Thể dục thể chất đi liền trí lực, là điều kiện để học sinh có sức khỏe lâu dài, nhưng giáo viên, học sinh, phụ huynh đều thừa nhận thể dục là môn "cưỡi ngựa xem hoa".

Thầy Hoàng Trọng Quý Bình tâm tư: "Tôi dạy thể dục nhiều năm rồi, nhưng tâm lý chung các em chỉ chú trọng môn chính. Mình dạy và nhìn là biết học sinh có ham thích hay không. Hơn nữa ở trường cơ sở vật chất còn thiếu.

Chạy xa chạy bền chỉ quanh quẩn trên sân bêtông, đây cũng là lý do khiến các em không thích học thể dục. Các em chỉ thích những môn cụ thể như bóng đá, bóng chuyền, bơi lội, võ... nhưng theo phân phối chương trình thì chỉ có số tiết ít ỏi cho thể dục, mình cũng chỉ biết dạy đủ và đúng tiến độ nội dung quy định".

Em Nhã Uyên, lớp 12A03 Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai (Q.3), vô tư nói: "Năm nay em thi chuyên ngành ngôn ngữ Anh, ngoài thời gian học trên lớp, còn lại em kín lịch ở trung tâm tiếng Anh để còn chuẩn bị thi lấy bằng IELTS tiếng Anh. Thể dục em không thể bỏ qua, nhưng với em nó là môn học... xa xỉ".

Em Hữu Hoàn, lớp 12A02 cùng trường, thì nói: "Học chủ yếu là chơi, là vận động cho hết tiết thay vì căng thẳng giải bài tập hay trả bài cho thầy cô. Học thể dục để khỏe nhưng em chưa thấy hiệu quả, vì em chưa bao giờ về nhà tự luyện tập lại các động tác thầy hướng dẫn. Em dành thời gian học những môn quan trọng".

Cũng trong suy nghĩ chú trọng những môn "quan trọng", bà Lê Thị Kiều Dung (Q.Phú Nhuận) có con học lớp 7 Trường THCS Hai Bà Trưng (Q.3) tỏ ra nhẹ hều khi hỏi về sự đầu tư cho con học môn giáo dục thể chất.

Bà Dung nói: "Đầu tư những môn cần khi vào ĐH chứ học thể dục có giải quyết được gì đâu. Đến hè, tôi cho con học lớp võ ở trung tâm thể thao, xem như học bù cho môn thể dục trong năm học".

TS ĐẶNG NGỌC QUANG (chủ biên chương trình giáo dục thể chất, Bộ GD-ĐT):

Sẽ thay đổi theo sở thích học sinh

Chương trình môn giáo dục thể chất hiện hành có sử dụng những nội dung, những quy định cứng và chưa thật sự linh hoạt. Chẳng hạn ở tiểu học có nội dung ném bóng thì học sinh phải học và tuân thủ các kỹ thuật ném bóng chứ chưa dựa trên sở thích, nguyện vọng học sinh để các em phát huy hết khả năng. Đồng thời khi triển khai, cơ sở vật chất ở trường chưa đáp ứng đủ, cộng với yếu tố bản thân giáo viên chưa có năng lực điều hành, điều đó làm cho học sinh không có hứng thú.

Dự định từ năm 2020 sẽ thực hiện đổi mới chương trình trên cơ sở nguyện vọng tự chọn của học sinh để các em tự tập luyện phát triển năng lực thể chất, nâng cao khả năng đáp ứng của giáo viên, cơ sở vật chất đầy đủ. Tất cả khớp trùng với nhau thì môn giáo dục thể chất sẽ thực tế và được chú trọng hơn.

Theo tuoitre

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Vợ chồng Hà Hồ nhúng tay đám cưới Midu, vợ Phan Thành bất ngờ bị hại?
15:38:48 02/07/2024
Diệp bị Soanh ẩn ý tố đối xử rẻ mạt, lợi dụng tình yêu, phải chịu thiệt thòi?
14:26:39 02/07/2024
Nghệ sĩ Tô Kim Hồng t.uổi 74: Từng bán phở mưu sinh, ẩn dật khi chồng mất
14:12:49 02/07/2024
Tiktoker 1,8 triệu follow đặt camera quay lén trong toilet, 2 năm mới bại lộ
13:27:07 02/07/2024
Vụ nữ tài xế say xỉn: mất 5 giây khiến 2 người ra đi, lộ tình tiết gây bức xúc
16:38:23 02/07/2024
Chồng Midu diện hai bộ trang phục cưới có chi tiết đặc biệt
13:36:02 02/07/2024
Chồng đại gia của Minh Hằng là ai và tại sao được vợ giấu kín?
16:57:21 02/07/2024
Chuyện gì đang xảy ra giữa Midu và Harry Lu?
14:42:38 02/07/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Quý nhân vây quanh, 4 con giáp được tiếp sức làm giàu, tháng 7 cơm có thịt cá, cuộc sống sung túc, vô lo

Trắc nghiệm

19:21:23 02/07/2024
Trong tháng 7, 4 con giáp như cá gặp nước, mọi sự thuận lợi. Họ gặp quý nhân, đầu tư thành công, tích lũy được nhiều của cải.

Chế độ ăn trứng luộc hàng ngày có tác dụng gì?

Sức khỏe

19:21:17 02/07/2024
Chế độ ăn trứng luộc tập trung vào trứng, đặc biệt là trứng luộc chín, ăn tối thiểu hai đến ba quả mỗi ngày và thậm chí không cần phải kết hợp chúng vào mỗi bữa ăn.

Genshin Impact 4.8: Code livestream và nội dung mới

Mọt game

19:14:48 02/07/2024
Genshin Impact 4.8 là bản cập nhật mới nhất của tựa game nhà HoYoverse, hứa hẹn sẽ giới thiệu Hỏa Quốc Natlan. Dưới đây là một vài thông tin mà bạn cần biết về phiên bản mới:

Giọt nước mắt của Ronaldo và luật bất thành văn của tuyển Bồ Đào Nha

Sao thể thao

19:02:29 02/07/2024
Ronaldo suy sụp tinh thần vào giờ nghỉ giữa hiệp phụ sau khi thủ môn Jan Oblak xuất sắc đẩy được cú sút 11m của anh ở cuối hiệp phụ đầu tiên.

Gợi ý cách thiết kế phòng trà tại gia

Sáng tạo

18:54:54 02/07/2024
Cả ngày đi làm mệt mỏi, căn nhà chính là không gian ấm cúng, đầy yêu thương cho chúng ta được nghỉ ngơi, thư giãn, tái tạo sức lao động.

Siêu phẩm "Smile 2" hé lộ những hình ảnh gây ám ảnh với "nụ cười" lạnh sống lưng

Phim âu mỹ

18:50:46 02/07/2024
Phim kinh dị "Smile" của đạo diễn Parker Finn, bất ngờ tung trailer giới thiệu phần 2 -Smile 2(tựa Việt:Cười 2), dự kiến sẽ ra rạp vào mùa Halloween năm nay.

Đại tá "dởm" mạo danh công tác ở Tổng Cục II

Pháp luật

18:10:41 02/07/2024
Ngày 30/6 vừa qua, Tổng Cục II (Bộ Quốc phòng) phối hợp với cơ quan chức năng huyện Cái Bè (T.iền Giang) tiến hành kiểm tra, phát hiện ông Tùng mặc quân phục QĐND Việt Nam, cấp hàm Đại tá.

'Những nẻo đường gần xa' tập 27: Sếp Vinh lộ rõ bản chất 'm.áu gái'?

Phim việt

18:02:07 02/07/2024
Những nẻo đường gần xa tập 27: Dũng tặng quà đắt t.iền cho Đông; Sếp Vinh lại mồi chài gái đẹp; Bố mẹ Bảo ở quê không tin con trai đổi đời .

Ngắm các thiết kế đẹp mắt dành cho phụ nữ hiện đại ở mọi lứa t.uổi

Thời trang

17:44:14 02/07/2024
NTK Valentines Vân Nguyễn và Dian Carina đã cho ra mắt bộ sưu tập mới trong chương trình Chapter II, với chủ đề Stella , mang đến sự mới lạ về không gian nghệ thuật tại Hà Nội.

Orm Kornnaphat - Nữ chính phim bách hợp gây sốt màn ảnh Thái: Xuất thân khủng!

Sao châu á

17:41:21 02/07/2024
Sau khi tham gia bộ phim bách hợp đầu tiên của đài CH3 sản xuất, cái tên Orm Kornnaphat bất ngờ vụt sáng. Từ khóa về tên và sự nghiệp của nữ diễn viên lan rộng khắp các trang mạng Thái Lan.

New World: Bí ẩn trung tâm thương mại bỏ hoang 15 năm, được Lisa chọn quay MV

Netizen

17:31:46 02/07/2024
Nhờ sức hút từ MV ROCKSTAR cực chất của Lisa (BLACKPINK), một số địa điểm ở Thái Lan bỗng chốc trở thành điểm đến nóng không thể bỏ qua cho du khách quốc tế, đặc biệt là các fan cuồng của nữ thần tượng.