Thầy giáo người Mường đam mê bảo tồn đa dạng sinh học
Để nghiên cứu về lưỡng cư, bò sát, thầy Phạm Văn Anh cùng cộng sự nhiều lần đi thực địa, có lần còn bị lạc trong rừng sâu.
Ở tuổi 31, thạc sĩ Phạm Văn Anh là Phó bộ môn Động vật sinh thái, Khoa Sinh hóa, Đại học Tây Bắc. Thầy Anh là một trong 10 gương mặt trẻ nhận giải thưởng Quả cầu vàng về lĩnh vực Công nghệ sinh học năm 2014.
Thầy giáo Phạm Văn Anh. Ảnh: NVCC.
Tốt nghiệp cấp 3, thầy giáo trẻ người dân tộc Mường, quê Thanh Hóa, lựa chọn thi vào ngành sư phạm Sinh học, Đại học Tây Bắc và gắn bó cho tới bây giờ. Thầy chia sẻ, chọn trường Tây Bắc có lẽ vì tình yêu đối với vùng cao và ước mơ trở thành một thầy giáo. Anh bắt đầu tham gia nghiên cứu khoa học từ năm thứ 2 đại học với các đề tài về bảo tồn động vật hoang dã.
“Khi nghĩ về Tây Bắc, với người miền xuôi thì đó là vùng núi xa xôi, nhiều vất vả. Với tôi, Tây Bắc đã trở thành quê hương thứ hai. Mỗi mỏm núi cao, cánh rừng rậm, các loài sinh vật, những chuyến thực địa trở thành niềm đam mê suốt cuộc đời”, anh nói.
Thầy giáo trẻ nghiên cứu lưỡng cư, bò sát ở các khu bảo tồn thiên nhiên Copia và Sốp Cộp xuất phát từ chuyên ngành nghiên cứu. Hai khu vực này nằm phía nam tỉnh Sơn La, trong đó Sốp Cộp nằm gần biên giới Việt – Lào là nơi hẻo lánh ít được đi sâu tìm hiểu. Hiện tại ở đây có khoảng 20 loài lưỡng cư, bò sát có mặt trong sách đỏ. Chính vì vậy, việc nghiên cứu của thầy giáo người Mường là cơ sở quy hoạch bảo tồn hiệu quả nhóm lưỡng cư, bò sát nói riêng và góp phần bảo vệ đa dạng sinh học của tỉnh Sơn La.
Từ hồi còn là sinh viên cho đến khi trở thành giảng viên, thầy giáo trẻ liên tục thực hiện các chuyến đi thực địa. Năm 2007, khi còn là học viên cao học, có lần anh cùng người chú và người dẫn đường đi khảo sát Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, thuộc huyện Thường Xuân (Thanh Hóa) lúc trời đã xế chiều. Khi cả đoàn tiến sâu vào rừng thì trời bất chợt đổ mưa. Họ buộc phải trú vào một góc, lấy lá chuối rừng che mưa để ăn mì tôm rồi khảo sát dọc suối tìm đường về.
Video đang HOT
Nhưng lúc gần ra khỏi bìa rừng thì con suối chảy ngang đã dâng lên rất cao, nước chảy mạnh khiến cả 3 người phải chặt cây tre bắc ngang để bám vào rồi qua suối. Về tới nhà đã hơn 2h sáng, cả đoàn tranh thủ ăn cơm rồi đi ngủ. Sáng tỉnh dậy, thầy Anh thấy lưng áo toàn một màu đỏ do rất nhiều vắt bám trên lưng cắn mà không biết.
Khi trở thành giảng viên, thầy Phạm Anh lại có nhiều chuyến khảo sát cùng học trò. Quá trình thực địa ở khu vực Tây Bắc rất khó khăn, nhiều núi cao, có những đỉnh núi cao từ 1.400 m đến 1.800 m so với mực nước biển. Mỗi chuyến đi rừng, họ phải mang theo nhiều thiết bị, như máy ảnh, GPS, máy đo nhiệt độ, độ ẩm, dụng cụ thu mẫu, hóa chất bảo quản, túi, lọ đựng mẫu… Những tư trang cần thiết như đồ dùng cá nhân, võng, lương thực đủ cho chuyến đi phải được tính toán kỹ lưỡng, mang nhiều thì nặng, mang ít thì không hoàn thành được chuyến khảo sát.
Thời gian trung bình mỗi chuyến khảo sát từ 5 đến 10 ngày, mỗi nhóm từ 6 đến 8 người. Khi đi, thầy trò hỗ trợ lẫn nhau, các sinh viên khóa sau được thầy giáo và sinh viên khóa trước chỉ cho cách quan sát hoạt động sống, tập tính của các loài lưỡng cư, bò sát, cách thu thập thông tin về mẫu.
Một chuyến đi rừng của thầy Anh cùng các sinh viên. Ảnh: NVCC.
Chuyến đi nhớ nhất của thầy Phạm Anh là vào năm 2012 vào Khu bảo tồn thiên nhiên Copia. Trước khi đi, cả nhóm 13 người gồm cả thầy lẫn trò cùng người dẫn đường khảo sát theo các nhánh suối chảy vòng. Người dẫn đường chủ quan khiến cả đoàn khi đi một đường, lúc về đường khác và quá nửa đêm vẫn chưa tìm được đường ra. Cả nhóm chỉ mang theo ít lương khô, mì tôm, bánh kẹo đủ cho bữa tối của mỗi người. Đoàn đi dọc con suối để tìm đường ra. Lương thực, nước uống đều hết, quần áo của thầy và trò đều ướt vì lội suối, sương rừng.
Sự lo lắng hiện rõ trên khuôn mặt từng người, nhất là các bạn gái. Để trấn an tinh thần cả đoàn, thầy Anh kể nhiều chuyện vui với hy vọng sớm tìm thấy đường. Gần 4h sáng, cả đoàn mới tìm thấy đường mòn của người dân đi rừng, thầy trò lại leo từ dưới lên đỉnh núi mới nhìn thấy quốc lộ. Khu vực này rất nhiều vắt nên thầy lại phải động viên trò cố gắng đi nhanh dù cả đoàn gần như kiệt sức, chỉ muốn ngủ vì lạnh và sương xuống nhiều.
Họ tiếp tục đi bộ thêm vài km nữa thì tìm thấy nhà người dân, được một cụ bà người Mông cho vào ăn bát mì để lấy sức. Khi họ tỉnh dậy đã gần 7h30 sáng hôm sau, trời mưa to, lúc đó người dẫn đường mới đi xe máy tới đèo thầy và các sinh viên về chỗ nghỉ.
Nhờ những chuyến đi thực địa, thầy Anh cùng các cộng sự đã phát hiện ra loài lưỡng cư cóc mày eo Leptolalax eos và chàng đá Hylarana Cubitalis ở khu vực rừng núi thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Sốp Cộp. Loài chàng đá được thầy Anh phát hiện vào tháng 11/2012 trong một buổi thực địa khi nhìn thấy chúng bám bên bờ suối sạt lở. Còn loài cóc mày eo được phát hiện trong nhiều chuyến khảo sát ở những khu vực gần biên giới với nước bạn Lào.
Hai loài này từng được ghi nhận phân bố ở Trung Quốc, Lào, Campuchia và Myanmar. Sau phát hiện của thầy Anh, vùng phân bố mới của hai loài này được ghi nhận thêm là Điện Biên và Sơn La của Việt Nam. Hiện tại, thầy giáo trẻ là chủ nhiệm đề tài “Nghiên cứu lưỡng cư, bò sát ở hai Khu bảo tồn thiên nhiên Copia và Sốp Cộp, tỉnh Sơn La” thuộc Tổ chức bảo tồn thiên nhiên hoang dã (Idea Wild).
Không chỉ nỗ lực cho bản thân, thầy giáo trẻ còn góp phần đào tạo, dìu dắt các sinh viên trong trường làm quen với nghiên cứu khoa học. Nhờ sự giúp đỡ của thầy Anh, nhóm của sinh viên Trần Thị Thanh Nga đã đoạt giải nhất cuộc thi Tài năng khoa học trẻ Việt Nam năm 2014 với đề tài nghiên cứu sự đa dạng của các loài lưỡng cư ở khu bảo tồn thiên nhiên Sốp Cộp, tỉnh Sơn La.
“Đề tài bọn em nghiên cứu trong vòng một năm. Những chuyến đi thực địa, tìm tư liệu, phân tích mẫu, đến khi thực hành trên phòng thí nghiệm đều có mặt thầy”, Nga cho biết.
Việc nghiên cứu, đi thực địa luôn phải tận dụng thời gian đến nỗi hình thành cho thầy thói quen không nghỉ buổi trưa từ 3 năm nay. Thầy giáo cho hay, gia đình là động lực lớn để anh theo đuổi công việc và đam mê của mình, nhất là người vợ. Từ khi nghiên cứu, thầy Anh hầu như dành hết thời gian cho trường học và phòng thí nghiệm. Mỗi lần như vậy, vợ anh đều mang cơm đến cho chồng.
Thầy Phạm Anh cho rằng, các loài động thực vật cùng tồn tại đều có mối liên hệ lẫn nhau. Con người cũng không tách ra được khỏi mối quan hệ này và trở thành một phần trong thế giới sống. Vì vậy, việc bảo tồn, tôn trọng cuộc sống của các loài phải đặt ngang với sự đa dạng và bảo tồn nền văn hóa của con người.
Theo VNE
Bố trộm 7 con rắn từ sở thú làm quà sinh nhật con gái
Một ông bố ở Anh phải ra hầu tòa sau khi ăn trộm 7 con rắn khi tham quan một ngôi nhà bò sát để làm quà con con gái nhân dịp sinh nhật.
Ảnh minh họa: lafebervet.com
Daniel Orton, một ông bố hai con, đã bắt hai con trăn Mỹ nhiệt đới không độc rồi cho vào ba lô khi cùng con gái 12 tuổi đến thăm ngôi nhà bò sát ở công viên Wheelgate ở thị trấn Farnsfield, hạt Nottinghamshire, hồi tháng 7 năm ngoái.
Người đàn ông 37 tuổi sau đó còn trộm thêm một cái hộp chứa 5 con rắn ngô và giải thích rằng anh mang những con vật này ra khỏi công viên vì "trông như thể chúng đang có ý định bỏ trốn".
Một nhân viên của công viên Wheelgate đã phát hiện ra Orton, đến từ Sutton-in-Ashfield, hạt Nottinghamshire, cất những con rắn này vào cốp xe ôtô ở bãi đậu xe sau khi thấy anh ta cư xử đáng ngờ.
Tại phiên tòa xét xử mới đây, Orton thừa nhận mình đã có hành vi ăn trộm và bị thẩm phán yêu cầu đóng hơn 900 USD bồi thường.
Deborah Bell, luật sư bào chữa của Orton, gọi vụ việc này là "một phút mất trí".
"Đó là món quà sinh nhật cho con gái anh ấy. Anh ấy nói rằng đã vào công viên và lấy hai con trăn Mỹ nhưng lại thấy món quà này vẫn còn quá nhỏ. Vì thế anh ấy để con gái chơi với chúng trong ôtô ở bãi đậu xe rồi quay trở lại để lấy thêm chiếc hộp chứa 5 con rắn ngô kia", Mirror dẫn lời Bell nói.
Theo VNE
Những trang phục lộ bụng ngấn mỡ của người đẹp Việt Chọn trang phục quá bó sát hoặc váy áo không phù hợp vóc dáng là những lý do khiến Hương Tràm, Phương Vy, Hoàng Yến... để lộ nhược điểm cơ thể. Hương Tràm nằm trong nhóm người đẹp Việt thường xuyên gặp rắc rối với trang phục. Ngoài những bộ đồ diễn phản cảm, hở hang quá đà, gu thời trang của cô...