Thầy giáo Lê Quý Đôn – ‘túi khôn của thời đại’

Theo dõi VGT trên

Từng đỗ đầu ba kỳ thi, Lê Quý Đôn phê phán lối học phục vụ thi cử, đề cao việc “ học là để hành”.

Lê Quý Đôn, nguyên là Lê Danh Phương, sinh năm 1726 trong một gia đình khoa bảng tại làng Diên Hà, huyện Diên Hà, trấn Sơn Nam, nay thuộc xã Độc Lập, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Ông là con cả của tiến sĩ Lê Phú Thứ (sau đổi thành Lê Trọng Thứ) – người từng làm đến chức Hình bộ Thượng thư. Mẹ ông là con gái một tiến sĩ từng trải qua nhiều chức quan.

Từ nhỏ, Lê Quý Đôn nổi tiếng là thần đồng ham học, thông minh, có trí nhớ siêu đẳng. Người đương thời khuyên nhau “Thiên hạ vô tri vấn Bảng Đôn”, tức là thiên hạ có điều gì không biết thì cứ đến hỏi Lê Quý Đôn. Họ thường gọi ông là “ túi khôn của thời đại”, nhà bác học lớn của Việt Nam trong thời phong kiến.

Đỗ đầu ba kỳ thi

Năm 1739, Lê Quý Đôn theo cha lên học ở kinh đô Thăng Long. Đến năm 17 tuổi, dưới thời vua Lê Hiển Tông, ông dự thi Hương và đỗ đầu (Giải nguyên). Sách Những người thầy trong sử Việt viết quyển thi của Lê Quý Đôn qua bốn kỳ đều được phê “ưu”, các quan chấm thi hết lời khen ngợi. Hôm xướng danh, câu đầu tiên của người lính phát ra từ chiếc loa dài nghêu, vang lên thật rành rọt “Cử nhân – giải nguyên – Sơn Nam – Lê Quý Đôn – Thập bát tuế”.

Tuy đỗ đầu thi Hương nhưng Lê Quý Đôn thi Hội mấy lần đều không đỗ. Ông ở nhà dạy họcviết sách. Mãi đến năm 1752, khi bước vào tuổi 27, Lê Quý Đôn mới lại dự thi Hội và lần này đỗ Hội nguyên. Vào thi Đình, ông đỗ luôn Bảng Nhãn. Đây là danh hiệu dành cho người đứng thứ hai trong tam khôi, dưới Trạng nguyên, trên Thám hoa. Tuy nhiên, kỳ thi này không lấy đỗ Trạng nguyên nên ông lần thứ ba là người đỗ đầu.

Thầy giáo Lê Quý Đôn - túi khôn của thời đại - Hình 1

Tranh vẽ Lê Quý Đôn. Ảnh: Bảo tàng Lịch sử quốc gia

Ngay sau khi đỗ đạt, Lê Quý Đôn được bổ nhiệm làm quan và giữ nhiều chức vụ quan trọng trong triều Lê Trịnh như Thị thư, Thị giảng ở Viện Hàn lâm, Toản tu quốc sử, Thừa chỉ Viện Hàn lâm, Học sĩ ở Bí thư các, Tư nghiệp Quốc Tử Giám hay Bồi tụng. Theo Khâm định Việt sử thông giám cương mục, đến năm 1783, ông được giữ đến chức Thượng thư bộ Công.

Là mệnh quan triều đình, Lê Quý Đôn được đi nhiều, thấy nhiều, nghe nhiều, nhờ vậy mà chuyện gì ông cũng nắm rõ ngọn ngành. Ông từng được cử đi sang nhà Thanh rồi đi gặp sứ thần Triều Tiên và khiến họ phải tôn trọng, khen ngợi.

“Túi khôn của thời đại”

Lê Quý Đôn nổi tiếng là tác giả của nhiều tác phẩm khảo cứu về lịch sử, địa chí, văn hóa Việt Nam. Về lịch sử – địa lý, ông có tác phẩm Đại Việt thông sử (tên gọi khác là Lê triều thông sử) với 30 quyển ghi chép về hơn 100 năm của triều nhà Lê, bắt đầu từ Lê Thái Tổ đến Lê Cung Hoàng.

Một số tập sách nổi tiếng khác của Lê Quý Đôn có thể kể đến như Phủ biên tạp lục (6 quyển) ghi chép về tình hình xã hội Đàng Trong từ thế kỷ 18 trở về trước; Vân đài loại ngữ (9 quyển) – “bách khoa thư” đồ sộ nhất thời phong kiến với nhiều tri thức về triết học, khoa học, văn học sắp xếp theo thứ tự: vũ trụ luận, địa lý, điển lệ, chế độ, văn nghệ, ngôn ngữ, văn tự, sản vật tự nhiên, xã hội…

Ngoài ra, ông còn nhiều sách bàn giảng về kinh, truyện, sách khảo cứu về cổ thư, sách thơ văn. Trong lời tựa sách Kiến văn tiểu lục (Chép vặt những điều nghe thấy), Lê Quý Đôn tự nhận trong thời gian phụng mệnh làm việc công, bốn phương rong ruổi, ông “đi tới đâu cũng để ý tìm tòi, làm việc gì mắt thấy tai nghe đều dùng bút ghi chép, lại phụ thêm lời bình luận sơ qua, giao cho tiểu đồng đựng vào túi sách”.

Video đang HOT

“Việc dùng bút ghi chép, thêm lời bình luận sơ qua mà ông kể đó chỉ là cách nói khiêm tốn của nhà nho chứ tiểu đồng nào, túi sách nào đựng được những gì ông viết ra. Bởi đó là một kho sách đồ sộ, có tới 40 bộ, bao gồm hàng trăm quyển, trùm lên các lĩnh vực triết học, luật học, sử học, địa lý học, nông học, xã hội học, dân tộc học, thiên văn học, từ điển học…”, tác giả cuốn Những người thầy trong sử Việt viết.

Người thầy lỗi lạc phê phán lối học phục vụ thi cử

Không chỉ là nhà bác học, Lê Quý Đôn còn là người thầy xuất sắc trong các thầy giáo ở nước ta hồi thế kỷ 18. Theo Những người thầy trong sử Việt, ông từng mở trường dạy học, có nhiều học trò đỗ đạt. Thời gian làm các công việc liên quan tới giáo dục trong triều, ông luôn là người thầy uy tín, tham gia giảng dạy, bình văn cho các giám sinh. Ông tổ chức các kỳ thi Hội, thi Đình, lo việc đào tạo và tuyển dụng nhân tài cho đất nước.

Khác với nhiều bậc thầy đương thời, Lê Quý Đôn còn là người biên soạn sách giáo khoa và nhà lý luận về giáo dục. Ông thấy được cái hạn chế của cách giáo dục tầm chương trích cú, phục vụ thi cử với mục đích để ra làm quan, đào tạo ra những người thiếu bản lĩnh.

Trong Kiến văn tiểu lục, ông viết “Cái học ấy làm cho lời bàn luận sáng suốt bẵng đi, thói cầu cạnh mỗi ngày một thịnh. Người có chức vị ít giữ được phong độ thanh liêm, nhún nhường, trong triều đình không nghe thấy lời can gián. Gặp có việc thì rụt rè, cẩu thả, thấy lúc nguy thì bán nước để toàn thân, dẫu người gọi là bậc danh nho, cũng đều yên tâm nhận sủng vinh phi nghĩa”.

Cũng trong tác phẩm này, ông chia sẻ đã nhận thấy cái vô bổ, phù phiếm của việc bỏ công ra trau chuốt, gọt giũa từng câu, từng chữ những bài thơ, phú để ca tụng lẫn nhau. Ở tác phẩm Vân đài loại ngữ, ông phê phán các nho sĩ đương thời, chỉ biết nhồi nhét những kinh điển viển vông mà coi thường, thậm chí không biết gì đến các môn học khác; đồng thời tha thiết đề xuất phải thay đổi “Giáo khoa phải dạy cả lục nghệ, trong đó cả văn tự và vũ bị”.

Về phương châm học tập, Lê Quý Đôn chủ trương khi học phải biết nắm lấy cái chính, có óc suy luận, không nệ vào sách vở và học là để hành. Trong Dịch kinh phu thuyết, ông viết “Sách không hết lời, lời không hết ý… Phải hiểu ngầm ý của thánh nhân ở ngoài lời sách mới được”, “đọc sách một thước không bằng hành được một tấc”.

Với các bậc cha mẹ, Lê Quý Đôn khuyên “Dạy con phải dạy cho có nghề nghiệp” (không nhất thiết lấy thi cử làm con đường duy nhất để lập thân), “muốn con nên người phải dạy cho chúng biết sợ hãi, biết hổ thẹn, biết khó nhọc”.

Trong bối cảnh triều chính, đất nước rối ren, Lê Quý Đôn lâm bệnh nặng. Sau đó, ông xin về quê mẹ ở huyện Duy Tiên, Hà Nam để chữa trị nhưng không qua khỏi. Ông mất vào giữa năm 1784, thọ 58 tuổi.

Tác giả Văn Tân viết trong cuốn Trí thức Việt Nam xưa và nay:”Lê Quý Đôn là nhà bác học lớn nhất của nước Việt Nam thời phong kiến. Suốt đời ông đọc sách không biết mệt mỏi và viết sách không mệt mỏi”. Ngày nay, tên của Lê Quý Đôn được đặt cho nhiều đường phố, trường học từ đại học đến mầm non ở khắp tỉnh, thành.

Dương Tâm

Theo VNE

Nguyễn Thiếp - nhà sư phạm quyết tâm cải cách giáo dục

La Sơn phu tử giúp nhà Tây Sơn cải cách với quan niệm "giáo dục tốt thì người tốt nhiều, người tốt nhiều thì triều cương chính, thiên hạ trị".

Nguyễn Thiếp sinh năm 1723 trong gia đình có truyền thống hiếu học tại làng Mật Thôn, huyện La Sơn, trấn Nghệ An (nay là Đức Thọ, Hà Tĩnh). Bố ông là Quản lĩnh Nguyễn Quang Trạch. Mẹ người họ Nguyễn, con của Thám hoa Nguyễn Huy Oánh.

Từ bị di chứng tâm thần đến đỗ Hương giải

Giống như Chu Văn An và Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Thiếp cũng được hấp thu vốn văn hóa đầu tiên từ mẹ. Ông ham học từ nhỏ, đến tuổi trưởng thành phải xa nhà, theo chú lên Thái Nguyên học. Nhưng chỉ được hai năm, người chú mất, Nguyễn Thiếp phải tự tìm đường về Hà Nội. Đến Đông Anh thì ông ốm nặng, may có người giúp đỡ nên thoát chết nhưng lại mắc di chứng tâm thần.

Theo lời Nguyễn Thiếp kể trong Hạnh Am ký, khi bệnh phát, đầu óc ông hoang mang, không biết làm gì cả. "Chứng bệnh này, với người ham học như ông, quả là một tai họa ghê gớm", tác giả Trần Lê Sáng viết trong cuốn Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Thiếp - ba bậc thầy của nền giáo dục Việt Nam.

Dù bị chứng tâm thần, Nguyễn Thiếp vẫn tự đấu tranh tư tưởng, kiềm chế được bệnh và chủ động trong vấn đề học tập. Năm 1743, ông thi đỗ Hương giải. Việc học ngày xưa, khâu đầu tiên tất chú trọng chữ nghĩa, học thuộc lòng "thi thiên, phú bách, văn sách ngũ thập" để đi thi, nghĩa là phải thuộc một nghìn bài thơ, một trăm bài phú, năm mươi bài văn sách. Đầu óc dành cho sự học thuộc lòng, học sâu, học tinh, suy rộng ấy không mấy ai đủ sức.

Nguyễn Thiếp đi học rồi "thoắt đậu Hương giải" cho thấy ông học thuộc lòng giỏi, nhưng chủ trương không dừng lại ở học thuộc lòng mà phải phát huy vốn kiến thức đó theo chiều sâu rộng. Trong bài thơ Sơn cư tác, ông viết "Học đừng vụn vặt, nên suy rộng/ Sách chẳng cần nhiều, cốt tinh hay".

Bởi đặt hướng học tập như vậy, Nguyễn Thiếp sớm quan tâm đến việc lý giải xã hội, lưu ý các vấn đề kinh tế, địa lý, văn học, sử học và đặc biệt với triết học. Ông cũng lưu ý đến vấn đề tính, lý, lý số; am hiểu cả binh thư, binh pháp, thông hiểu thời thế và đoán trước được một số sự kiện có tích chất thời sự.

Nguyễn Thiếp - nhà sư phạm quyết tâm cải cách giáo dục - Hình 1

Tranh minh họa.

Dạy học khắp nơi, được vua tin cậy

Theo Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, thi đỗ giải Hương khi Đàng Ngoài rối loạn, phong trào nông dân bùng lên như bão táp, tập đoàn thống trị Lê - Trịnh ngày càng thối nát, Nguyễn Thiếp đã bỏ về nhà làm ruộng, dạy học và đi đây đó khắp núi Hồng, sông Lam.

Việc dạy học của thầy giáo trẻ Nguyễn Thiếp khi đó như thế nào không ai rõ, nhưng ông không mở trường lớp cố định và đi đến đâu cũng được kính trọng, được mọi người coi là bậc thầy về mặt đạo đức.

Theo cuốn Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Thiếp - ba bậc thầy của nền giáo dục Việt Nam, có gia đình bất hòa nghe ông khuyên mà trở lại hòa thuận, có người già hiếu sắc nghe ông giảng giải mà trở nên đứng đắn. Có lẽ, những việc làm đó là những cống hiến ban đầu của nhà sư phạm Nguyễn Thiếp.

Qua hơn 10 năm dạy học trong dân dã, uy tín của Nguyễn Thiếp được lưu truyền. Đến năm 1756, ông được triều đình mời ra làm chức Huấn đạo phủ Anh Đô (Đô Lương và Anh Sơn, tỉnh Nghệ An). Lúc ấy, ông 34 tuổi.

Sau 13 năm giữ chức quan nhỏ, năm 1768, Nguyễn Thiếp từ chức, trở về lập trạ Bùi Phong dưới chân núi Thiên Nhẫn (Nam Đàn, Nghệ An) để dạy học. Học trò xứ Nghệ tôn gọi ông là Lục Niên phu tử. Theo sách Lê mạt tiết nghĩa lục thì "Cách dạy học của ông, trước học sách Tiểu học để bồi đắp lấy gốc, sau học Kinh, Truyện để biết ngọn ngành. Học trò theo học đều thấm thía đạo nghĩa ông giảng. Họ đem về giảng lại cho làng xóm, luồng gió lễ nghĩa lan khắp cả vùng".

Năm 1780, chúa Trịnh Sâm mời ông ra Thăng Long. Gia phả họ Nguyễn ghi rõ ý định của Trịnh Sâm bấy giờ là lật đổ nhà Lê, nhưng ông cương quyết can ngăn. Sau lần đó, Nguyễn Thiếp đã 60 tuổi, trở về trường cũ trong núi sâu và tiếp tục dạy học, nghiên cứu học thuật.

Theo Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, giữa năm 1786, Nguyễn Huệ dẫn đại quân ra Thăng Long, đánh đổ tập đoàn thống trị họ Trịnh, tác động mạnh đến Nguyễn Thiếp. Tháng 4/1788, Nguyễn Huệ ra Thăng Long lần thứ hai, qua Nghệ An, gặp Nguyễn Thiếp ở Phù Thạch. Nguyễn Thiếp nhận giúp Nuyễn Huệ tổ chức xây dựng thành Phượng hoàng trung đô.

Cuối năm 1788, 290.000 quân Thanh xâm lược đất nước. Nguyễn Huệ, khi đó là vua Quang Trung lại kéo đại quân ra Bắc. Khi dừng chân ở Nghệ An, Quang Trung mời Nguyễn Thiếp đến để hỏi mưu kế đánh giặc. Nguyễn Thiếp khẳng định "Chúa công đi chuyến này không quá 10 ngày, giặc Thanh sẽ bị dẹp tan".

Cải cách giáo dục cho nhà Tây Sơn

Sau khi Quang Trung đánh đuổi giặc Thanh, Nguyễn Thiếp trở thành một trong những vị học giả được vua tin cậy nhất. Vua biết ông không thích tham gia chính sự nên chỉ nhờ giải quyết những việc có tính chất học thuật và đặc biệt giao hẳn cho ông việc tổ chức nền giáo dục mới. Vua Quang Trung rất quý trọng học vấn và tư cách của Nguyễn Thiếp nên phong ông là La Sơn phu tử, gọi là Tiên sinh chứ không gọi tên.

Năm 1791, La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp viết tấu lên vua trả lời ba việc về đạo làm vua. Một là vua phải làm thế nào để thực hiện một ông vua có đức. Hai là vua phải làm thế nào để lòng dân quy thuận. Ba là việc giáo dục phải tổ chức thế nào cho có hiệu quả.

Theo Nguyễn Thiếp, việc học cần ở chỗ thiết thực. "Người không học, không biết đạo", ông cho rằng kẻ đi học chỉ để học điều ấy.

Nguyễn Thiếp cũng cho rằng sự học thời Lê - Trịnh không còn giữ được điều cơ bản trên, "người ta chỉ tranh đua học từ chương, cốt cầu công danh mà quên hẳn sự học tam cương, ngũ thường", từ đó dẫn đến tình trạng "chúa tầm thường, tôi nịnh hót, quốc phá gia vong". Mọi tệ nạn xã hội đều từ đường hướng giáo dục không thiết thực.

Nguyễn Thiếp cũng đề nghị mở rộng ngành sư phạm ra toàn diện, học bao gồm cả học văn và học võ. Về cách dạy, ông vẫn lấy tiểu học làm gốc, từ đó mở rộng dạy tứ thư, ngũ kinh, các bộ sử. "Học rộng rồi tóm lại cho gọn, theo điều học mà làm. Làm như vậy họa may mới đào tạo được nhân tài, đất nước nhờ đó mà vững yên... Việc giáo dục tốt thì người tốt nhiều, người tốt nhiều thì triều cương chính và thiên hạ trị".

Thời đó, vua Quang Trung muốn mời La Sơn phu tử ở lại Phú Xuân dạy học cho chính mình và khuếch trương nền giáo dục của đất nước nhưng Nguyễn Thiếp đã về trường cũ, tiếp tục hàng loạt cải cách giáo dục theo sự gợi ý của vua.

Khi vua Quang Trung thành lập Viện Sùng chính ở nơi ở của Nguyễn Thiếp, vua đã mời ông làm Viện trưởng với nhiệm vụ biên dịch các sách chữ Hán ra chữ Nôm, thực hiện cải cách giáo dục, đào tạo nhân tài. Tác giả Trần Lê Sáng viết việc phiên dịch của Nguyễn Thiếp một mặt giúp vua Quang Trung có tài liệu để chuẩn bị quyết định quy chế mới về học tập và thi cử - đưa chữ Nôm vào chương trình học và thi; mặt khác để chuẩn bị các sách giáo khoa bằng tiếng Việt nhằm tiến hành quy chế giáo dục mới.

Bởi vua Quang Trung mất quá sớm (tháng 9/1792), mọi lo toan cho sự nghiệp giáo dục mới của nhà vua bỗng đứt quãng; mọi cố gắng của La Sơn Phu tử cũng thành dang dở. Đầu năm 1802, khi triều Tây Sơn bị lật đổ, Nguyết Thiếp trở lại trại Bùi Phong. Ông mất năm 1804, thọ 81 tuổi.

Khi ông mất, giới sĩ phu và nhân dân hiếu học vô cùng thương tiếc vì ông đã dành hết tâm huyết cho sự nghiệp giáo dục của nước nhà mà chí chưa thành, việc chưa trọn. Thủ đô Hà Nội và một số thành phố khác từ lâu đã có đường phố, trường học mang tên nhà sư phạm này.

Dương Tâm

Theo VNE

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Sau vụ ồn ào Maybach, Lọ Lem flex luôn 16 tuổi kiếm hơn 1 tỷ, tự trả toàn bộ học phí ĐH RMITSau vụ ồn ào Maybach, Lọ Lem flex luôn 16 tuổi kiếm hơn 1 tỷ, tự trả toàn bộ học phí ĐH RMIT
14:35:12 21/02/2025
Chồng cũ Từ Hy Viên chính thức tái xuất với thái độ gây xôn xao, cuộc chiến giành gia tài căng nhất Cbiz bắt đầuChồng cũ Từ Hy Viên chính thức tái xuất với thái độ gây xôn xao, cuộc chiến giành gia tài căng nhất Cbiz bắt đầu
13:33:57 21/02/2025
Rầm rộ danh tính 1 người đẹp nghi được "dọn đường" nối gót Kỳ Duyên thi Miss Universe 2025Rầm rộ danh tính 1 người đẹp nghi được "dọn đường" nối gót Kỳ Duyên thi Miss Universe 2025
14:57:14 21/02/2025
Chấn động tin em rể đại gia lợi dụng cái chết Từ Hy Viên công khai có con riêng, danh tính "tiểu tam" lộ diệnChấn động tin em rể đại gia lợi dụng cái chết Từ Hy Viên công khai có con riêng, danh tính "tiểu tam" lộ diện
16:44:35 21/02/2025
Trần Hiểu nghi yêu lại bồ cũ của bạn, nhà gái từng tung file ghi âm 18+ chấn động vạch mặt bạn trai ngoại tìnhTrần Hiểu nghi yêu lại bồ cũ của bạn, nhà gái từng tung file ghi âm 18+ chấn động vạch mặt bạn trai ngoại tình
13:25:12 21/02/2025
Vợ chồng MC Quyền Linh phản ứng thế nào khi xem Lọ Lem phản pháo antifan?Vợ chồng MC Quyền Linh phản ứng thế nào khi xem Lọ Lem phản pháo antifan?
13:20:32 21/02/2025
Á hậu sinh năm 2000 dính tin đồn đã bí mật sinh con 5 tháng, tái xuất với body "ná thở" gây kinh ngạcÁ hậu sinh năm 2000 dính tin đồn đã bí mật sinh con 5 tháng, tái xuất với body "ná thở" gây kinh ngạc
12:36:55 21/02/2025
MXH tràn ngập clip Hoàng Cảnh Du đưa gái lạ du lịch Phú Quốc, chuyện tình với Địch Lệ Nhiệt Ba nghi đã "toang"MXH tràn ngập clip Hoàng Cảnh Du đưa gái lạ du lịch Phú Quốc, chuyện tình với Địch Lệ Nhiệt Ba nghi đã "toang"
14:09:05 21/02/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Bị đuổi khỏi nhà chồng chỉ vì... một miếng thịt kho tàu!

Bị đuổi khỏi nhà chồng chỉ vì... một miếng thịt kho tàu!

Góc tâm tình

18:12:13 21/02/2025
Chỉ vì lỡ gắp một miếng thịt kho tàu, tôi bị mẹ chồng mắng té tát, sỉ nhục không thương tiếc rồi đuổi thẳng cổ về nhà mẹ đẻ!
Tổng thống Trump muốn đích thân kiểm tra dự trữ vàng Mỹ

Tổng thống Trump muốn đích thân kiểm tra dự trữ vàng Mỹ

Thế giới

18:07:59 21/02/2025
Kể từ đó, Fort Knox được mở thêm một lần nữa. Vào năm 2017, Bộ trưởng Tài chính khi đó Steve Mnuchin đã đến thăm Fort Knox cùng Thống đốc Kentucky Matt Bevin và các đại biểu quốc hội.
Cụ ông nộp đơn khiếu nại hàng xóm vì gà trống gáy lúc 3 giờ sáng

Cụ ông nộp đơn khiếu nại hàng xóm vì gà trống gáy lúc 3 giờ sáng

Lạ vui

17:22:54 21/02/2025
Cảm thấy khó chịu vì gà trống của hàng xóm gáy lúc 3 giờ sáng, một người đàn ông lớn tuổi ở Kerala, Ấn Độ đã nộp đơn khiếu nại chính thức, thúc đẩy chính quyền điều tra và ra lệnh di dời chuồng gia cầm.
Mbappe bỏ xa Haaland trong cuộc chiến trở thành số 9 xuất sắc nhất thế giới

Mbappe bỏ xa Haaland trong cuộc chiến trở thành số 9 xuất sắc nhất thế giới

Sao thể thao

17:21:20 21/02/2025
Thất bại toàn diện của Man City trước Real Madrid đã tóm tắt cả mùa giải khác biệt của hai tiền đạo tiên phong của bóng đá thế giới.
Sao Việt 21/2: Khánh Thi cùng con gái hóa trang thành "cô bé Masha"

Sao Việt 21/2: Khánh Thi cùng con gái hóa trang thành "cô bé Masha"

Sao việt

17:16:27 21/02/2025
Kiện tướng dancesport Khánh Thi nhí nhảnh khi cùng hai con gái Anna và Lisa hóa trang nhân vật hoạt hình cô bé Masha.
Từ Hy Viên qua đời vẫn không yên: Chồng Hàn "nổi dậy" chống đối gia đình vợ

Từ Hy Viên qua đời vẫn không yên: Chồng Hàn "nổi dậy" chống đối gia đình vợ

Sao châu á

17:13:54 21/02/2025
Koo Jun Yup và gia đình Từ Hy Viên đang xảy ra bất đồng trong việc lựa chọn hình thức chôn cất tro cốt của cố minh tinh.
Có gì ở gameshow sẽ thay thế 'Anh trai vượt ngàn chông gai', 'Chị đẹp đạp gió'?

Có gì ở gameshow sẽ thay thế 'Anh trai vượt ngàn chông gai', 'Chị đẹp đạp gió'?

Tv show

16:53:03 21/02/2025
Chương trình mới sẽ lên sóng sau Anh trai vượt ngàn chông gai và Chị đẹp đạp gió đang nhận được nhiều quan tâm khi được dự đoán sẽ gây sốt trong thời gian tới.
Loại hoa được ví là biểu tượng tình yêu, thường được cắm trong nhà nhưng cực độc

Loại hoa được ví là biểu tượng tình yêu, thường được cắm trong nhà nhưng cực độc

Sáng tạo

16:46:41 21/02/2025
Ngoài vẻ đẹp, hoa cẩm tú cầu được coi là biểu tượng của tình yêu, sự lãng mạn và lòng trắc ẩn, nó được nhiều người cắm trong nhà mà không biết loại hoa này cực độc.
Kinh hoàng khoảnh khắc bóng bay phát nổ, bốc cháy ngùn ngụt giữa sự kiện lớn

Kinh hoàng khoảnh khắc bóng bay phát nổ, bốc cháy ngùn ngụt giữa sự kiện lớn

Netizen

16:43:25 21/02/2025
Một công dân Ấn Độ đã bị bắt tại Nepal sau khi liên quan đến một vụ việc tại một sự kiện du lịch khiến Phó Thủ tướng Nepal Bishnu Paudel bị bỏng nhẹ.
Hôm nay nấu gì: Cơm tối hấp dẫn với các món đơn giản

Hôm nay nấu gì: Cơm tối hấp dẫn với các món đơn giản

Ẩm thực

16:42:02 21/02/2025
Thực đơn cơm tối hấp dẫn với các món đơn giản. Bữa cơm này hẳn sẽ giúp cả nhà vừa ngon lại no căng bụng, đủ dinh dưỡng.
Giơ ví chứa thẻ thanh tra xây dựng, người đàn ông ở TPHCM bị CSGT khống chế

Giơ ví chứa thẻ thanh tra xây dựng, người đàn ông ở TPHCM bị CSGT khống chế

Pháp luật

16:38:18 21/02/2025
Thấy CSGT xử lý người vi phạm ở huyện Bình Chánh, người đàn ông đến can thiệp, giơ ví chứa thẻ thanh tra xây dựng và bị một cán bộ giật lấy, khống chế tại chỗ.