Thầy giáo không biên chế

Theo dõi VGT trên

T.iền công các thầy được trả bằng mớ rau, mớ cá. Niềm vui của các thầy là được nhìn thấy người dân địa phương nhờ con chữ mà dần xóa đi nghèo đói, t.rẻ e.m nhờ con chữ mà nên người.

Ở xã Phú Đa (Phú Vang, Thừa Thiên – Huế) có một người thầy rất đặc biệt. Bị khuyết tật, lên lớp phải chống nạng, đi xe lăn nhưng cái dáng lưng còng của thầy Nguyễn Trai, 51 t.uổi, ở thôn Thanh Lam đã quá quen thuộc với người dân nơi đây. Trong căn nhà vừa là chỗ ở vừa là lớp học, hàng ngày đều vang lên tiếng học bài ê a, thầy giáo lụi cụi cầm tay luyện từng nét chữ cho trò.

Thầy Trai kể, bây giờ lớp chỉ còn 9 em bị thiểu năng trí tuệ chứ cách đây hơn 20 năm, thầy dạy học cho hầu hết học sinh trong vùng, đêm đến lại chong đèn xóa mù chữ cho người lớn.

Thầy giáo không biên chế - Hình 1

Thầy Nguyễn Trai và lớp học của mình. Ảnh: Nguyễn Đông.

Thủa nhỏ, Trai là người may mắn nhất trong làng khi được bố mẹ cho đi học. Nhưng cánh cửa cuộc đời như khép lại khi năm lên lớp 9, Trai gặp bạo bệnh rồi bị liệt toàn thân. “Ngày một mình tập ngồi dậy được, tôi đã khóc vì ngồi dậy đồng nghĩa mình có thể làm một việc gì đó”, thầy Trai kể.

Năm 1987, người dân ngỡ ngàng khi biết tin Nguyễn Trai mở lớp dạy học xóa mù chữ tại nhà. Ban đầu “bụt nhà không thiêng” nên lớp chỉ lèo tèo vài người. Nhưng rồi chính sự ân cần của thầy Trai đã thu hút hàng trăm người lớn đến học xóa mù chữ, t.rẻ e.m đến học vỡ lòng. Và đến giờ, thầy Trai không nhớ nổi đã dạy bao nhiêu học sinh, chỉ biết cả xã này nhà nào cũng có người đến học chữ của thầy. Có nhà thầy dạy bố mẹ, rồi đến lượt con cái.

Cầm những tấm ảnh chụp lớp học cũ cách đây 10 năm, nơi thầy và trò ngồi học trong cái lán rộng 15 m2 dựng ở giữa đồng, thầy Trai nhớ lại: “Mỗi lần mưa là thầy trò lại ngồi ôm nhau vì nước mưa dột lỗ chỗ, dưới nền là đất nhớp nháp. Năm 2005, một nhà hảo tâm giúp thầy dựng căn nhà, thầy và trò có lớp học khang trang”.

Điều thầy Trai lấy làm ấm lòng nhất chính là “những đ.ứa t.rẻ ngỗ ngược trong làng đã viết được chữ đồng nghĩa với việc đã biết làm người. Người lớn trong làng biết tự mình ký tên vào giấy vay vốn ngân hàng lấy vốn phát triển kinh tế hay đăng ký kết hôn chứ không phải nhờ người ký hộ như trước”.

Thầy giáo không biên chế - Hình 2

Tranh thủ những lúc nghỉ dạy, thầy lại chống nạng với công việc đồng áng nuôi thân. Ảnh: Nguyễn Đông.

Nhiều em hay bỏ học khiến thầy trăn trở rất nhiều. Thương trò nhưng thân mình tật nguyền nên thầy Trai không thể đến từng nhà vận động, chỉ biết nhắn giùm phụ huynh. “Dù lớp còn một học trò tôi vẫn dạy, vì khi đó mình vẫn có ích cho xã hội”, thầy Trai quả quyết. Có hôm trời mưa, học trò không đến lớp, thầy Trai lại chống nạng gỗ đứng nhìn ra ngõ vì nhớ trò.

Xuôi về lớp học tình thương của thầy Trần Văn Hòa nằm giữa đầm Sam xã Phú Mỹ (Phú Vang) trong cái nắng chang chang, hàng chục học trò U 30-40 đang được thầy tập viết từng nét chữ. “Buổi trưa người lớn trong vùng học xóa mù chữ, còn hai buổi sáng và chiều là lớp ghép 1-2 và 3-4″, thầy Hòa cho biết.

Video đang HOT

Lớp học của thầy Hòa được bố trí hai chiếc bảng đen ngược chiều nhau. Hết giảng bên này thầy Hòa lại chạy vòng qua bên kia. “Vì học ghép lớp nên phải bố trí như thế”, thầy Hòa giải thích.

Lo lắng cho tương lai những đ.ứa t.rẻ không được học hành rồi cuộc sống lại bấp bênh trên con phá mưu sinh như bao thế hệ vạn đò, với vốn kiến thức của 12 năm học, thầy Hòa quyết định mở lớp học tình thương ngay tại nhà, đó là năm 1990. Quê nghèo khát chữ, chẳng mấy chốc lớp học của thầy đã kín chỗ và đi vào nề nếp. Đến nay, nhiều em đã là sinh viên đại học, giáo viên tiểu học…

Mới đầu chỉ định mở lớp cho t.rẻ e.m, sau thấy người lớn trên vùng phá Tam Giang đa phần không biết chữ nên thầy Hòa mở thêm lớp xóa mù cho bà con. Học phí là những mớ tôm, mớ cá bắt được ngoài phá người dân mang đến biếu. “Nhờ thầy mà những ngư dân chúng tôi biết đọc chữ, biết ký tên mà vay vốn ngân hàng. Chúng tôi mang ơn thầy Hòa nhiều lắm”, chị Đinh Thị Hạnh, một tay khệ nệ bế con, một tay được thầy Hòa hướng dẫn viết chữ, thật thà nói.

“Việc thầy làm cũng bình thường thôi, nhưng vui và hạnh phúc. Thầy không mong mỏi vật chất gì từ phụ huynh hay học sinh, chỉ mong các em học giỏi, ngoan ngoãn, lễ phép, người lớn biết chữ mà bớt khổ”, thầy Hòa tâm sự.

Từ chỗ không có bằng cấp, thầy Hòa đã phấn đấu học chứng chỉ nghiệp vụ Sư phạm để nâng cao trình độ. Năm 2000, Hội Cứu trợ t.rẻ e.m không cha mẹ (ACWP) đã hỗ trợ thầy Hòa dựng lớp học kiên cố cho các em vạn đò ở đầm Sam. Giờ lớp học của thầy đã là lớp phổ cập theo chương trình học phổ thông, lớp ghép nhưng nhiều khi thầy Hòa vẫn “ôm sô” cả ba buổi sáng – trưa – chiều. “Dạy hàng chục năm như thế này rồi nên cũng quen”, thầy giáo làng 52 t.uổi cười bảo.

Thầy giáo không biên chế - Hình 3

Thầy Trần Văn Hòa và lớp học xóa mù chữ cho người lớn trong vùng. Ảnh: Nguyễn Đông

Hơn 20 năm gắn bó với nghề dạy học nhưng ngày 20/11 chưa một lần các thầy được nhận hoa hay lời chúc mừng từ học trò. “Đơn giản vì các em nhà đều nghèo, lại chưa có t.iền lệ học trò tặng hoa cho thầy nên thầy vẫn chưa có ngày Nhà giáo Việt Nam”, thầy Trai cười buồn giải thích.

Còn thầy Hòa rưng rưng khi nhắc đến ngày của mình: “Có ngày 20/11 thầy vẫn đứng lớp, tủi thân vì chưa một lần được nhận hoa của học trò”. Những năm gần đây, thầy Hòa được mời đi dự Ngày nhà giáo Việt Nam trên UBND xã và trường tiểu học Phú Mỹ, nhưng nhiều khi do trời mưa gió, đầm Sam là vùng thấp trũng, đến ngày 21/11 mới nhận được giấy mời.

Ông Nguyễn Văn Huế, Trưởng phòng giáo dục huyện Phú Vang, không ngớt lời khen hai thầy: “Thầy Hòa và thầy Trai là những người có trách nhiệm, nhiệt tình, thương học trò. Nhờ các thầy mà nhiều học trò nghèo khó được học chữ, học làm người. Phía phòng cũng có chính sách hỗ trợ và thường xuyên động viên các thầy tiếp tục gắn bó với sự nghiệp trồng người”.

Nguyễn Đông

Theo VnExpress

Xóa “mù” cho người lớn

Đã lớn t.uổi, có gia đình, đêm đêm họ vẫn đ.ánh vật với chữ cái, con số để thoát nạn mù chữ.

Sự học đối với những người có gia đình ở thôn Bon Choih xã Đức Xuyên, huyện Krông Nô, tỉnh Đăk Nông không bao giờ là muộn.

Xóa mù cho người lớn - Hình 1

Dương Văn Sinh cười mãn nguyện khi hoàn thành câu văn

Lớp học gia đình

- A lô! Hôm nay sao bác chưa đến dạy?

- Thông cảm tí nhé, bác có khách, đến trễ vài phút!

Trả lời xong ông Phan Văn Điền, thôn phó Bon Choih vội vàng đội chiếc đèn pin lên đầu, ôm tập sách vở lên và giục chúng tôi đi nhanh lên lớp xóa mù .

Vượt qua đoạn đường rừng khoảng nửa cây số là có mặt ở một cụm dân cư khoảng 10 hộ người Mông. Những ngôi nhà vách nứa thấp san sát nhau. Đứng giữa sân, ông Điền bắt đầu gọi lớn: "Chuẩn bị vào học được chưa?". Từ trong các ngôi nhà bắt đầu ơi ới tiếng thưa. Có chị đỏ lửa to cho nồi cám lợn nấu dở chín nhanh. Có anh bỏ bó lúa đ.ập dở vớ bộ áo quần sạch mặc vào, vơ lấy cuốn vở để kịp lên lớp.

Nhà của anh Dương Văn Lành trở thành lớp học cho cả thôn. Gian nhà rộng khoảng 30m2 đặt hai bộ bàn ghế gỗ dài, chiếc bảng được treo lên tường cùng vài tấm lịch cũ để dùng vẽ sơ đồ dạy học.

Chúng tôi bước vào lớp khi đã có khoảng 15 người già trẻ, gái trai ngồi sẵn vào bàn. Lớp học mờ ảo bởi khói bếp tỏa ra từ nồi cám lợn bị dụi lửa khi buổi học bắt đầu. Theo thầy Điền, mục đích của lớp không phải chỉ dạy để biết cái chữ mà còn giúp đồng bào biết cách làm ăn. Các buổi học rất đặc biệt, ngoài việc học đọc, học viết còn lồng vào việc nâng cao nhận thức về phòng chống bệnh sốt xuất huyết cách trồng bắp, trồng đậu, trồng lúa năng suất cao cách nuôi lợn cho nhanh lớn...

Bắt đầu, ông Điền quay sang hỏi lớp trưởng Hoàng Văn Dinh: "Lớp trưởng Dinh, hôm trước học bài nào?". Dinh gãi đầu, gãi cổ nhớ lại: "Hôm trước thầy dạy cách trồng ngô". Ông Điền hỏi, trong lớp này nhà của mọi người có bao nhiêu con heo? Cả lớp nháo nhào đếm, nhà anh này có hai con, nhà chị kia có một, nhà không có. Lớp trưởng Dinh dùng ngón tay đếm đi đếm lại để làm một phép tính cộng: "Dạ! 12 con heo cái ạ! Không có heo đực". Được rồi, vậy hôm nay chúng ta sẽ học cách nuôi heo nái!

Ông Điền bước vào bài giảng như vậy, rồi dạy mọi người cách chọn giống, cách làm chuồng cách chăm sóc... Cứ mỗi ý ông lại đọc và mời một học sinh lên vừa đ.ánh vần vừa viết. Mỗi trò viết xong lại được thưởng một tràng pháo tay cổ vũ. Lớp học mỗi lúc một sôi động.

Khi đã dạy xong các kiến thức cơ bản về phương pháp nuôi heo nái, đến phần bài tập, ông Điền đề nghị cả lớp viết một đoạn văn về mục đích của việc nuôi heo. Cầm cuốn vở nét chữ nguệch ngoạc, Dương Văn Sinh 20 t.uổi đọc to : "Nhà tôi có hai con heo. Sang năm tôi bán một con còn một con để thịt cả nhà ăn". Những tràng pháo tay ngợi khen nổi lên rôm rốp. Lớp học đoàn kết, thân thiện, sôi nổi không khác không khí của một gia đình đông con ngày Tết. Ngồi phía dưới, chị Dương Thị Mị 30 t.uổi địu con tấm tắc khen: "Thằng Sinh giỏi quá, mình cũng phải cố gắng học thêm cái chữ để viết được như nó, giờ mình chỉ mới biết mặt chữ cái thôi, chưa biết viết".

Từ nay không phải điểm chỉ

Lớp trưởng Dinh thỉnh thoảng lại quay sang giúp đỡ cô gái bên cạnh đ.ánh vần rất nhiệt tình, thì ra đó là hai vợ chồng. Cả hai vợ chồng đều không biết chữ, hai đứa con đều đang nhỏ chưa đến độ t.uổi đi học. "Mình phải học cái chữ để sau này con cái đến lớp về nó hỏi gì còn biết, còn không biết cái chữ làm sao dạy con cái được. Vợ chồng mình phải theo thầy Điền học cái chữ thôi!" - vợ Dinh nói.

Xóa mù cho người lớn - Hình 2

Lớp học tạm bợ nhưng đông chật học sinh

Lớp học đều đặn diễn ra 3 ngày trong tuần, đúng 19 giờ là bắt đầu không kể mưa hay nắng, được hơn 1 năm nay. Ông Điền cho biết: "Trước đó, lớp học ở nhà cộng đồng của bon, nhưng vì đoạn đường dốc và trơn nên chuyển lên tận đây để mùa mưa bà con dễ dàng tham gia hơn". Đợt nghỉ hè ở lớp học này cũng là lúc vào mùa rẫy, mùa con ong đi lấy mật, mùa bà con phát nương vào khoảng tháng 2 đến tháng 3 trong năm.

Đã trở thành thói quen, cứ vào thứ 2,4,6 hàng tuần mọi người lại đi rẫy về sớm khi mặt trời còn đậu trên ngọn cây để kịp buổi học tối. "Trước đây chiều nào đàn ông trong thôn cũng tụ tập uống rượu, nay đi rẫy về lo tắm rửa ăn cơm để lên lớp. Vừa biết được cái chữ, vừa biết được cách trồng ngô, nuôi heo năng suất cao, lại giữ được sức khỏe để mai lên rẫy làm được nhiều lúa, nhiều ngô hơn. Có lớp học vừa sáng cái đầu, vừa no cái bụng, mình và mọi người rất cảm ơn"- Hoàng Thị Mị nói.

Anh Trần Văn Khởi (SN 1975) ở Cà Mau lên Đức Xuyên làm thuê rồi lấy vợ. Anh chưa bao giờ được đến lớp, nghe ông Điền vận động, anh đăng ký tham gia ngay. Hằng ngày đi làm thợ đụng, nhưng hễ hôm nào lớp học là anh lại có mặt từ sớm: "Ngày xưa nhà nghèo không có điều kiện đi học, nay có t.uổi rồi nhưng mình vẫn muốn đi học để ra xã hội không phải mặc cảm vì mù chữ. Trước đây, mỗi lần làm giấy tờ hay ký tá cái gì cũng phải dùng tay điểm chỉ, nay thì mình ký được tên rồi".

Xóa mù cho người lớn - Hình 3

Ông Điền giảng bài cho học sinh

Năm nay, ông Điền đã 60 t.uổi, dù bận đủ thứ việc nhưng ông vẫn cố gắng thu xếp để dạy đầy đủ cho mọi người. Mỗi tháng ông nhận được 600 ngàn t.iền phụ cấp của Dự án ActionAid. Để có được lớp học này ông và Ban tự quản Bon Choih phải đến từng nhà vận động. Mới đầu nhiều người còn tỏ ra thờ ơ". Nhưng chịu khó thuyết phục, cuối cùng họ đồng ý theo học. Đến nay, lớp học đã có 23 người, hầu hết đã biết viết và biết tính. Ông Điền nói: "Mới đầu tôi cũng nản, nhưng thấy bà con "khát" con chữ nên dù bận nhiều việc tôi cũng thu xếp để đảm bảo việc dạy học cho bà con". Dự án ActionAid Việt Nam phối hợp với chính quyền địa phương triển khai từ tháng 3-2010.

Bà Phạm Thị Thu Huệ, cán bộ Dự án ActionAid cho biết: Lớp học phát triển cộng đồng ở thôn Bon Choih nằm trong chương trình xóa mù chữ của dự án, với mục đích xóa mù cho người dân, vừa lồng ghép các bài dạy cách phát triển kinh tế phù hợp với thực tế địa phương. Tới đây, dự án sẽ còn mở nhiều lớp học như vậy trên địa bàn huyện.

ActionAid Quốc tế là một tổ chức phát triển phi lợi nhuận quốc tế hoạt động vì mục tiêu xóa bỏ đói nghèo trên phạm vi toàn cầu. Được thành lập vào năm 1972 tại Vương quốc Anh. Là một bộ phận của ActionAid Quốc tế, ActionAid Việt Nam (AAV) hoạt động từ năm 1989, mục tiêu xóa đói giảm nghèo thông qua quá trình cùng làm việc với những nhóm người nghèo và khó khăn nhất, trong đó đặc biệt chú ý tới các dân tộc thiểu số và phụ nữ.

Theo Vạn Tiếp (T.iền Phong)

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Hoa hậu Kỳ Duyên có phát ngôn giữa ồn ào chưa tốt nghiệp Đại học
16:57:07 20/09/2024
Lương Mỹ Kỳ bể nợ khóc sưng mắt, CĐM mắng nhiều hơn thương, Hoàng Thuỳ có giúp?
16:23:39 20/09/2024
Nghỉ hưu, tôi về làm bảo vệ ở công ty con trai, được trả 5 triệu đồng/tháng nhưng phải chấp thuận một yêu cầu: Ai nghe xong cũng phẫn nộ
19:20:06 20/09/2024
Fan Kpop "nổi điên" với sân khấu đạo nhái của Anh Trai Say Hi
22:29:48 20/09/2024
Quang Linh bất lực với Lôi Con, công bố ngày rời Angola, về VN sinh sống
17:21:58 20/09/2024
Vợ Đức Tiến bức xúc khi bị nói ở ác với mẹ chồng, ngăn cản sang Mỹ thăm con trai
16:15:55 20/09/2024
Quế Vân mất hết công việc sau vụ ồn ào từ thiện tại Hà Nội
21:20:53 20/09/2024
NSND Thế Hiển: Người đàn ông 4 đời vợ, sức khỏe hiện nguy kịch, phải thở oxy
19:00:58 20/09/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Bắt tạm giam Phó Giám đốc Ban Quản lý rừng ở Hà Giang

Pháp luật

23:53:38 20/09/2024
Ngày 20/9, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hà Giang đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam 4 tháng đối với ông Đặng Ngọc Luyến.

Nico Williams dính vận đen

Sao thể thao

23:36:43 20/09/2024
Nico Williams dính chấn thương và buộc phải dùng nạng sau chiến thắng 2-0 của Athletic Bilbao trước Leganes ở trận đấu sớm thuộc vòng 6 La Liga rạng sáng 20/9 (giờ Hà Nội).

Đồ nhựa hay đồ thủy tinh đựng thực phẩm có hại hơn? Rất nhiều người hiểu sai

Sáng tạo

23:25:45 20/09/2024
Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ và nhiều nghiên cứu khác đã chỉ ra một trong những nguyên nhân có thể làm tăng tỷ lệ mắc bệnh bạch cầu và ung thư, đó là dùng đồ nhựa trong việc ăn uống, cụ thể như:

Mẹ ruột Kasim Hoàng Vũ bật khóc: "Tôi mong trời đất soi xét lại"

Sao việt

23:13:31 20/09/2024
Tôi là mẹ mà còn khâm phục Kasim, chưa bao giờ Kasim gọi cho tôi than đau, than cực, than khổ. Kasim còn là người con rất có hiếu - mẹ Kasim Hoàng Vũ nói.

Công bố 5 Chị đẹp tiếp theo nhập cuộc: MisThy - Ngọc Thanh Tâm và 1 học trò "quay lưng" với Thu Phương!

Tv show

23:03:22 20/09/2024
Tối 20/9, chương trình Chị Đẹp Đạp Gió công bố 5 mỹ nhân tiếp theo là Ngọc Thanh Tâm, MisThy, Maitinhvi, Kiều Anh và vận động viên Châu Tuyết Vân sẽ xuất hiện để tranh tài trong mùa 2.

"Xôi lạc bánh khúc đây" bất ngờ xuất hiện trên show truyền hình Hàn Quốc

Nhạc quốc tế

22:42:46 20/09/2024
Giai điệu Xôi lạc bánh khúc đây được idol người Việt Hanbin mang lên sân khấu khiến người hâm mộ không khỏi tự hào.

Triệu Lệ Dĩnh đón tin vui

Sao châu á

22:39:00 20/09/2024
Truyền thông Hoa ngữ mới đây đưa tin, nữ diễn viên Triệu Lệ Dĩnh vừa được bổ nhiệm giữ chức Phó chủ tịch Hiệp hội Phim ảnh của tỉnh Hà Bắc.

Hé lộ sân khấu chứng kiến Tuấn Hưng "kết đoàn" với Duy Mạnh: BTC đã tính cả chuyện diễn dưới mưa!

Nhạc việt

22:36:44 20/09/2024
Đêm nhạc của Duy Mạnh và Tuấn Hưng sẽ tổ chức vào tối 21/9 ở Tam Đảo. Sơ đồ bán vé và chỗ ngồi cũng đã được đăng tải với tổng cộng 7 hạng vé được bán ra cho đêm nhạc này.

Giải mã loạt chi tiết đáng chú ý nhất 'The Crow'

Phim âu mỹ

22:01:04 20/09/2024
Sau 30 năm kể từ phiên bản đầu tiên kinh điển, thương hiệu The Crow chính thức trở lại với dự án phim mới, được lấy cảm hứng từ chính truyện gốc của James O Barr.

Cô gái 19 t.uổi đeo mặt nạ 1 tỷ đồng trong bộ phim đang gây "sốt" phòng vé Việt là ai?

Hậu trường phim

21:56:46 20/09/2024
19 t.uổi nhưng đã dắt túi nhiều vai diễn gây dấu ấn trong lòng khán giả, nữ diễn viên trẻ này hứa hẹn sẽ mang đến nhiều sắc màu mới cho làng điện ảnh Việt trong tương lai.

Tàu cá b.ị đ.âm chìm, 12 thuyền viên được cứu vớt, 2 người mất tích

Tin nổi bật

21:38:33 20/09/2024
Ngày 20/9, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có công văn đề nghị các đơn vị liên quan khẩn trương ứng cứu, tìm kiếm cứu nạn thuyền viên tàu cá BV-99778 TS bị tàu hàng nước ngoài đ.âm chìm trên vùng biển Côn Đảo.