Thầy giáo khó xử khi học trò yêu đương trên lớp
Bất chợt quay lại phía lớp, bắt gặp những hành động thân mật của học trò, thầy ái ngại, bóng gió nhắc nhở nhưng không tác dụng.
Tình yêu học trò khiến cả phụ huynh và giáo viên lo lắng. Ảnh minh họa: Ohay.TV
Đang dạy tại một trường THCS ở TP HCM, thầy giáo Nguyễn Khánh trăn trở trước việc học sinh yêu sớm và những hệ lụy.
Hiện nay, học sinh THCS có người yêu không còn xa lạ. Các em không chỉ yêu âm thầm mà thể hiện công khai trước mặt mọi người, qua Facebook, Zalo… Lứa tuổi 12-16 tâm sinh lý thay đổi nhanh chóng. Có thể những rung động từ cái nhìn của người khác giới khiến các em ngộ nhận là tình yêu.
Nhiều năm dạy học sinh lớp 8-9, tôi chứng kiến rất nhiều cặp yêu nhau. Nhiều em chỉ ngồi đúng vị trí trong giờ thầy cô chủ nhiệm đứng lớp. Khi thầy cô bộ môn dạy là các em tìm cách đến ngồi bên nhau và thì thầm to nhỏ suốt giờ học.
Thường các em hay tìm đến những dãy bàn ghế cuối lớp để dễ bề tâm sự và tránh ánh mắt của bạn bè. Khi đã ngồi sau cùng, chỉ cần thầy cô quay lên bảng ghi bài là các em có hành động kỳ quặc. Nhiều khi bất chợt quay lại phía lớp, bắt gặp hành động của học trò, thầy cũng ái ngại.
Trong các buổi học chính khóa, dù sao còn có nội quy của nhà trường nên sự thể hiện tình cảm của một số đôi còn đỡ lộ liễu. Tại các lớp học thêm, thầy cô phần lớn chỉ nhắc nhở lấy lệ, các đôi vì thế tự do âu yếm.
Video đang HOT
Tôi tham gia giảng dạy tại một trung tâm gia sư cho học sinh lớp 9 để ôn thi vào lớp 10 gần một năm nay. Trong lớp, nhiều đôi có tình cảm rất đặc biệt, lúc nào cũng kè kè bên nhau với những cử chỉ “thân mật” khiến cho thầy cô đứng lớp và bạn bè cảm thấy ngượng ngùng.
Các hoạt động ngoại khóa của nhà trường, tổ chức văn nghệ, cắm trại vào ban đêm là cơ hội tốt cho các em gần gũi bên nhau. Nhiều Ban giám hiệu cương quyết không tổ chức hoạt động ngoại khóa vào buổi tối hoặc qua đêm bởi rất sợ những hậu quả xấu, làm ảnh hưởng đến uy tín nhà trường.
Những câu chuyện “xa xa gần gần” được thầy cô ám chỉ để khuyên học trò hạn chế việc thể hiện tình cảm trước lớp và những tác hại của việc yêu sớm không đủ sức làm các em thay đổi.
Hệ lụy
Việc học sinh yêu sớm không phải là vấn đề mới mà xuất hiện nhiều năm nay ở các trường THCS, đặt ra nhiều nỗi lo cho cả gia đình và nhà trường. Các em yêu sớm sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý, học hành và cả tương lai, nhất là khi mỗi gia đình chỉ có 1-2 con nên đặt rất nhiều hy vọng vào các em.
Trong khi đó việc cấm đoán tình yêu học trò không hề đơn giản. Nhiều khi chúng ta cấm đoán, giáo dục không đúng cách sẽ đẩy các em đến hành động dại dột. Thực tế đã có nhiều vụ học sinh tự tử vì bị ngăn cấm yêu đương.
Cuối tuần trước, tôi nhận được điện thoại của người bạn thuở hàn vi tâm sự vừa phải tổ chức cưới cho con gái đầu lòng. Vợ chồng làm nông nên không có nhiều thời gian kèm cặp con. Những lúc nông nhàn, anh chị đi phụ hồ cho các công trình xây dựng để có tiền trang trải cuộc sống gia đình và nuôi con ăn học.
Lên lớp 10, nhiều hôm con gái anh chị đi cả ngày. Có buổi tối thấy cháu khuya mới về, anh hỏi thì con bảo đi học. Thấy con miệt mài “đi học”, vợ chồng bạn tôi còn thấy vui. Họ không bao giờ nghĩ đến chuyện con gái yêu sớm bởi nghĩ cháu còn nhỏ quá. Chỉ khi bà nội thấy cháu có biểu hiện mang bầu thì vợ chồng bạn tôi mới để ý và đã muộn. Cháu mang thai được 5 tháng, phải cưới chạy…
Cũng may người yêu cô bé kia cùng quê nên còn nhận trách nhiệm và lo tổ chức đám cưới, chứ không thì còn biết bao nhiêu nỗi phiền toái xảy ra.
Làm gì để giáo dục trẻ
Trong gia đình cha mẹ cần quan tâm sát sao con mình, có những giờ phút tâm sự, sẻ chia để hiểu được diễn biến tâm lý của con, xem có gì bất thường để kịp thời uốn nắn. Và thông qua những lần nói chuyện như vậy, cha mẹ sẽ giáo dục con ý thức được tác hại của việc yêu sớm.
Nhà trường cũng cần thiết quan tâm đến các kỹ năng sống cho các em, đặc biệt chú trọng giáo dục giới tính thông qua những tiết ngoại khóa, bài học trong các môn Sinh học, Giáo dục công dân, Ngữ văn (việc này nhà trường dễ dàng giáo dục các em hơn gia đình)… Vai trò của thầy cô chủ nhiệm lớp rất quan trọng trong việc theo dõi, kết hợp với gia đình giáo dục, định hướng cho các em.
Theo VNE
Thầy giáo mở kênh trực tuyến dạy tiếng Brũ Vân Kiều
Từ không biết chữ nào của tiếng Brũ Vân Kiều, sau 5 năm dạy tin học ở Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Quảng Trị, thầy Nguyễn Bảo không chỉ thông thạo mà còn mở kênh riêng trên YouTube dạy tiếng Brũ Vân Kiều.
ảnh minh họa
Chỉ sử dụng những thiết bị, phần mềm quay dựng phim đơn giản như điện thoại, nhưng đến nay kênh YouTube "Học tiếng Brũ Vân Kiều" của thầy Bảo đã có 15 video dạy cách viết và đọc tiếng theo nhiều chủ đề khác nhau như: chào hỏi, quê hương, nghề nghiệp, học sinh...
Các video được thầy cùng học trò tự quay và dàn dựng trong thời gian rảnh sau giờ học chính khóa.
"Việc khó nhất khi thực hiện các video là phải nghĩ được các chủ đề thiết thực, bổ ích cho người học. Tại trường, nhiều em học sinh chỉ biết đọc mà không biết viết tiếng Brũ Vân Kiều. Các giáo viên cũng gặp khó khăn trong giao tiếp với học sinh khi không thạo tiếng.
Mình không có các thiết bị quay dựng chuyên nghiệp thì quan trọng là phải biết người học cần gì để làm những video có nội dung tốt" - thầy Bảo .
Bắt đầu thực hiện từ tháng 6-2017, đến nay thầy Bảo cùng học sinh đã xây dựng được "Hệ thống dạy và học tiếng Brũ Vân Kiều trực tuyến" gồm kênh YouTube "Học tiếng Brũ Vân Kiều", website học tiếng "quangtri360.net" và phần mềm dạy và học.
Năm 2017, hệ thống đã đoạt giải 3 trong hội thi Sáng tạo khoa học kỹ thuật tỉnh Quảng Trị và đến nay vẫn đang được nhà trường áp dụng để dạy tiếng Brũ Vân Kiều cho giáo viên, cán bộ trong trường.
Thầy Hoàng Long - phó hiệu trưởng nhà trường - cho biết: "Hệ thống dạy tiếng của thầy Bảo không chỉ giúp ích cho giáo viên và học sinh của trường, mà còn có ý nghĩa đối với việc phổ biến hơn thứ tiếng này với bà con, cán bộ công tác tại miền núi của tỉnh".
Theo TTO
Thầy Văn Như Cương trong ký ức học trò "Về trường Lương Thế Vinh có thầy Văn Như Cương như về nhà có người ông, cảm giác rất ấm áp", một học sinh chia sẻ. Là học sinh trường THPT Lương Thế Vinh khóa 2005-2008, Nguyễn Kim Chi (27 tuổi, Hà Nội) vẫn nhớ hình ảnh thầy giáo cao lớn với bộ râu dài, tóc bạc phơ, mùa đông mặc áo vest...