Thầy giáo dùng kiến thức hóa học giáo dục đạo đức học sinh
Luôn lắng nghe và thấu hiểu học sinh, thầy Phạm Lê Thanh đã dùng những kiến thức hóa học để giáo dục học sinh về lối sống đẹp.
Thầy giáo Phạm Lê Thanh (giữa) cùng học sinh của mình – BẢO CHÂU
Ý thức được ranh giới của “vùng hư” và “vùng hỏng”!
Tự nhận mình là thầy giáo trẻ, là người dễ gần gũi với học sinh, thầy Phạm Lê Thanh, giáo viên Trường THPT Tân Phú (TP.HCM, chia sẻ: “Trong quá trình giảng dạy, tôi thường khen học sinh nhiều hơn là chê trách, nhắc nhở, động viên, giáo dục nhiều hơn là trách phạt và kỷ luật”.
Nguyên tắc của thầy Phạm Lê Thanh là “Khen công khai – góp ý kín đáo – tôn trọng và yêu thương”. Bởi theo thầy Thanh, đa số các em ở độ tuổi dậy thì, các em rất nhạy cảm và mình cần tôn trọng các em. Thời học sinh của chúng ta cũng đã từng trải qua, ai mà không vi phạm, ai mà không vài lần mắc lỗi lầm, nhưng tuổi trẻ mà, “hư” thôi, đừng “hỏng” là được! Và vai trò của những người làm giáo dục như chúng tôi là giúp các em ý thức được ranh giới của “vùng hư” và “vùng hỏng” để kịp thời chấn chỉnh và trở thành người giàu tri thức lẫn đạo đức”.
“Học để kiến thức thực chất như bọt bia”
Thầy Thanh lấy ví dụ, trong quá trình dạy học môn hóa học, phát hiện ra 2 em học sinh chép bài kiểm tra 15 phút của nhau. Tôi không trách phạt hay la mắng, xử lý kỷ luật ngay tại thời điểm đó. Tiết học sau, ở bài “Glucozơ- Fructozơ” tôi cho các em tổ chức một hoạt động nhỏ: “Hóa học và đạo đức”.Câu hỏi tôi đặt ra như sau: “Tại sao bọt bia thường nhỏ và mịn, bền khi rót vào cốc nước đá còn bọt coca cola thì to, nhưng không bền và mong manh, dễ vỡ?”
Video đang HOT
Câu trả lời của mỗi em là “Do bọt bia sinh ra trong quá trình lên men rượu, bọt khí CO 2 này có cấu trúc ổn định vì nó là tự nhiên, là của quá trình lên men. Trái lại bọt coca cola là bọt CO 2 nhân tạo, nén vào bình nước ngọt ở áp suất cao nên không bền, mong manh, dễ vỡ”.
Tôi cho các em tự viết bài cảm nhận 4 phút về hình ảnh liên tưởng trên. Về nhà tôi rất bất ngờ khi em học sinh mà tôi phát hiện đã chép bài kiểm tra 15 phút của bạn ở tiết trước viết “lời xin lỗi” vào bài cảm nhận và hứa rằng “em sẽ cố gắng học tập để thực chất với kiến thức của mình như bọt bia” chứ không “vay mượn kiến thức của bạn” vì nó dễ vỡ và mong manh như “bọt coca cola”…
Hay đối với các em học sinh thường nói chuyện “trống không”, không quản lý cảm xúc, dễ bốc đồng và không “dạ… thưa” khi nói chuyện với người lớn. Mỗi lần trò chuyện với các em, tôi thường nhắc nhở, nhắc thường xuyên chứ không la rầy, luôn nở nụ cười hoặc khen mỗi khi các em có chuyển biến, có thay đổi, từ từ các em sẽ nhận thức, ngoan ngoãn và biết nghe lời.
Giáo dục đạo đức, xử lý kỷ luật học sinh nhằm giúp các em rèn luyện bản thân trở thành người tốt là một công việc đòi hỏi người giáo viên phải kiên trì, bền bỉ và có lòng bao dung, vị tha. Đó không phải là công việc một ngày, một bữa mà cần “mưa dầm thấm đất”. Từ từ các em sẽ có chuyển biến và thay đổi bởi chính tình yêu thương của thầy cô dành cho chúng!
Học sinh dùng điện thoại trong giờ học như thế nào?
Điện thoại không chỉ là phương tiện nghe nhìn, giải trí mà còn là công cụ để giáo viên thực hiện những tiết học đổi mới, giúp học sinh hào hứng và thích thú.
Học sinh Trường THPT Nguyễn Du (Q.10, TP.HCM) sử dụng điện thoại di động trong giờ học - ẢNH: PHÚ HUỲNH
Học và kiểm tra bằng điện thoại di động
"5 phút đọc báo cùng bạn" là hoạt động mở đầu trong mọi tiết dạy hóa học của thầy giáo Phạm Lê Thanh, Trường THCS - THPT Tân Phú (Q.Tân Phú, TP.HCM). Chẳng hạn trong bài học về tính chất hóa học của ô xy, thầy giáo Phạm Lê Thanh đã cho học sinh (HS) tạo nhóm với 2 thành viên cùng truy cập vào các bài báo với nội dung liên quan để giải quyết một số vấn đề. Sau thời gian cho phép, HS nộp lại điện thoại lên bàn giáo viên (GV) và không sử dụng vào các mục đích khác như lên Facebook, chơi game...
Còn thầy Nguyễn Viết Đăng Du, Tổ trưởng Tổ lịch sử Trường THPT Lê Quý Đôn (Q.3, TP.HCM), thường tổ chức môn học theo hình thức dự án. Vì vậy, việc HS sử dụng điện thoại được coi là công cụ thực hiện thảo luận vì HS cần lên mạng để tìm kiếm thông tin hoàn tất nội dung của dự án.
Nguyễn Trần Lam, HS lớp 12D Trường THPT Phan Huy Chú (Hà Nội), cũng cho biết hầu như môn học nào cũng có những giờ học các thầy cô yêu cầu HS lấy lại điện thoại để làm bài tập bằng một ứng dụng thông minh.
"Cũng giống như những khi học thực hành, trải nghiệm ngoài lớp học, đó là những lúc không khí cả lớp rất hào hứng", Lam chia sẻ. Tuy nhiên, Lam cũng cho biết ở trường nếu như GV không yêu cầu sử dụng điện thoại mà HS tự ý dùng vào việc khác thì sẽ bị thu đến hết năm học hoặc hết học kỳ mới trả.
Chỉ sử dụng khi giáo viên thấy cần cho việc học
Ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học, Bộ GD-ĐT, cho biếttheo Thông tư 12 trước đây, hành vi HS không được làm là "sử dụng điện thoại di động trong giờ học", tức là cấm hoàn toàn. Điều 37 của Thông tư 32 vừa được ban hành quy định về các hành vi HS không được làm. Một trong số đó là "sử dụng điện thoại di động khi đang học tập trên lớp mà không phục vụ cho việc học tập và không được GV cho phép". Bộ GD-ĐT đưa ra quy định này để hỗ trợ trong trường hợp HS cần tra cứu, tìm những nguồn học liệu để hỗ trợ cho bài học khi được sự cho phép của GV. Cần phải hiểu rằng việc GV cho phép sử dụng điện thoại cho mục đích học tập cũng chỉ trong một giai đoạn ngắn để thực hiện, sau đó phải dừng lại chứ không thể có chuyện sử dụng điện thoại xuyên suốt giờ học.
Biến phương tiện thành công cụ học tập
Nhìn nhận về quy định HS được dùng điện thoại trong giờ học, ông Lê Văn Linh, Hiệu trưởng Trường THPT Thanh Bình (Q.Tân Bình, TP.HCM), nói để biến điện thoại thành công cụ học tập hữu ích thì cần có sự đồng bộ tương thích từ quy tắc ứng xử, văn hóa sử dụng, chương trình và các hoạt động giáo dục. Tương tự, ông Võ Thiện Cang, Hiệu trưởng Trường THPT Trần Hữu Trang (Q.5, TP.HCM), cho hay phải xác định rằng quy định cho HS dùng điện thoại ở góc độ hướng đến mục đích là thay đổi phương pháp học tập, đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá để tạo hứng thú học tập đối với HS chứ không phải cho các em tự do, thoải mái sử dụng trong nhà trường.
Thầy Phạm Lê Thanh cho rằng quy định này giúp HS thích ứng với xu hướng đổi mới phương thức thi THPT quốc gia trên máy tính sắp tới mà Bộ đang xây dựng.
Trước quy định mới này, theo ông Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du (TP.HCM), chắc chắn sẽ có những lo ngại từ phụ huynh cho đến GV về góc độ quản lý việc sử dụng, nhưng cần nhìn ở góc độ tích cực. Thầy cô quản lý giờ dạy chắc chắn biết các em đang làm gì. Chỉ nhìn vào mắt HS là biết các em có hiểu bài hay không nên việc quản lý sử dụng điện thoại trong một tiết học là bình thường.
Chỉ được dùng khi giáo viên cho phép
Tương tự, ông Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường THCS - THPT Marie Curie (Hà Nội), cho rằng điện thoại thông minh được sử dụng trong giờ học như một "đồ dùng học tập" đối với HS, cũng như máy tính cầm tay, thước kẻ, compa... Khi GV yêu cầu HS sử dụng điện thoại truy cập nội dung nào đó trên mạng internet phục vụ bài học, lúc đó HS mới được dùng, hết "nhiệm vụ", GV yêu cầu HS cất đi hoặc thu lại, tùy nội quy của từng trường.
Cô An Thùy Linh, GV dạy tiếng Anh, Trường THCS - THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội), cho rằng với một số môn học, giờ học đặc thù, khi GV áp dụng công nghệ thông tin trong giờ học thì GV bộ môn sẽ quyết định cho phép HS sử dụng điện thoại thông minh để phục vụ cho những nội dung và hoạt động giáo dục nhất định. Do vậy, dù cho phép HS sử dụng điện thoại thông minh trong giờ học nhưng thực tế đó không phải là quyền của HS mà là quyền của GV.
Tuy nhiên, cô Thùy Linh cũng lo ngại nếu hiểu không đúng về điều này thì sẽ dẫn tới tình huống HS nghĩ rằng mình có quyền được sử dụng điện thoại trong mọi giờ học và phản ứng khi phải thu điện thoại như trước nay vẫn làm.
Chú trọng giáo dục đạo đức, nhân cách học sinh Cử tri tỉnh Đồng Tháp đề nghị: Ảnh minh họa/INT Cần quan tâm nhiều hơn nữa việc giáo dục đạo đức; cần tăng thời lượng dạy môn giáo dục công dân; tăng thời gian dạy những bài học hay về đạo đức, câu chuyện người tốt việc tốt, nhằm tác động tích cực đến suy nghĩ và hành động của giới trẻ. Về...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Thức đêm cày phim "Sex Education", tôi bật khóc nhận ra mình đã làm con trai đau khổ 20 năm: Thương con nhưng lại kìm hãm "sự thật" của con
Góc tâm tình
19:40:20 25/04/2025
Khách du lịch Đức bị trục xuất khỏi Mỹ vì không đặt phòng khách sạn
Thế giới
19:33:18 25/04/2025
10 món ăn đường phố ngon nhất Đông Nam Á, Việt Nam có tới 2 đại diện
Ẩm thực
18:51:42 25/04/2025
Đi từ 1h trưa để xem sơ duyệt "concert quốc gia" Day 3: Không muốn bỏ lỡ, bận cỡ nào cũng phải có mặt
Netizen
18:43:40 25/04/2025
Tình trạng của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng sau khi bị nhồi máu cơ tim, nhập viện phẫu thuật gấp
Sao việt
18:35:45 25/04/2025
Neymar vẫn là niềm hy vọng của Brazil
Sao thể thao
18:31:56 25/04/2025
Google thắng lớn nhờ đầu tư cho AI
Thế giới số
18:27:52 25/04/2025
Hongqi giới thiệu SUV địa hình đầu tiên, chờ khách hàng đặt tên
Ôtô
18:23:33 25/04/2025
Biển người giăng kín các địa điểm ở TPHCM đón xem sơ duyệt diễu binh 30/4
Tin nổi bật
18:23:33 25/04/2025
Điểm đáng mong chờ nhất ở iPhone 19
Đồ 2-tek
17:16:00 25/04/2025