“Thầy giáo dạy trò đi chợ, nấu cơm” giành giải Nhất Sáng kiến cộng đồng 2018
Thay vì ngồi nghe giảng, chép bài và… hình dung, thầy Lê Thiên Phúc “thả” cho học trò đi chợ chọn thực phẩm an toàn, về chế biến rồi chụp ảnh, quay phim giới thiệu lại sản phẩm của mình.
Đó là sáng kiến “Đổi mới phương pháp dạy để tiết học trở nên thú vị, học sinh không nhàm chán” của thầy Lê Thiên Phúc, giáo viên môn Sinh học và Công nghệ, Trường THPT Phú Nhuận (TPHCM). Sáng kiến này vừa được trao giải Nhất cuộc thi Sáng tạo cộng đồng 2018 do Sở Khoa học Công nghệ TPHCM và tạp chí Khám phá tổ chức.
Thầy Lê Thiên Phúc tìm hiểu và chỉnh sửa sản phẩm dự án “Phòng chống muỗi học đường”.
Từ thực tế những bài học lý thuyết khô khan, học sinh (HS) kiểm tra làm xong rồi… trả lại thầy, thầy Lê Thiên Phúcc đưa ý tưởng vận dụng tiết dạy STEM vào môn Công nghệ và Sinh học. Theo thầy Phúc, học trò ngày nay thông minh, cá tính, tự chủ cao, có thế mạnh về thông, công nghệ. Thế nên, việc dạy học cần thiết nhất là để các em chủ động nêu quan điểm, ý kiến và thể hiện theo cách riêng chứ thực tế “đọc – chép” không còn phù hợp.
Với dự án của thầy, HS được trải nghiệm thực tế từ việc nhận diện rau nhiễm hóa chất, thuốc trừ sâu và cách trồng rau sạch để ăn; tự tìm hiểu và nắm được thông tin chất dinh dưỡng (protein, lipit, cacbonhidrat, chất xơ, vitamin và khoáng chất…) có trong các loại rau củ quả để từ đó chế biến thành những món ăn ngon.
Một trong những clip mô tả quá trình khảo sát, lựa chọn thực phẩm và hoàn thành món ăn của học sinh theo dự án dạy học của thầy Phúc
HS chia thành từng nhóm tổ chức ghi nhận vấn đề an toàn vệ sinh thực ph ẩm thực tế, phỏng vấn và quá trình này được chụp ảnh, quay hình, dựng thành các clip. Trong đó, các em đóng vai trò là diễn giả, giới thiệu về sản phẩm hoàn chỉnh của mình.
Tiết học đổi mới không chỉ giúp các em hứng thú, chủ động, tiếp thu kiến thức để vận dụng vào cuộc sống thì phương pháp này còn giúp HS học được các kỹ năng như cách phối hợp, làm việc nhóm hiệu quả hơn, tạo trách nghiệm công việc, biết cách kết nối với bạn bè, mỗi em phát huy được năng lực bản thân cũng như biết được ưu khuyết điểm bạn bè trong lớp.
Thầy Lê Thiên Phúc sinh năm 1988, từng đạt được giải Khuyến khích cấp thành phố khi tham gia cuộc thi “Giáo viên sáng tạo trên nền tảng Công nghệ thông tin” do Sở GD-ĐT TPHCM phối hợp với Microsoft tổ chức vào năm học 2016 – 2017. Thầy Phúc cũng vinh dự đạt đạt giải khi tham gia cuộc thi “Làm clip mô phỏng tiết dạy Stem” clip 3 phút – do Thành đoàn TPHCM tổ chức vào năm học 2017 – 2018.
Thầy Lê Thiên Phúc cùng học trò
Là giáo viên dạy Sinh, thầy Phúc còn có tiếng “tài tình” trong việc giáo dục giáo dục giới tính cho học trò. Từ chuyên đề chương sinh sản ở động vật ở môn Sinh lớp 11, thầy khéo léo lồng ghép giúp các em HS tìm hiểu có định hướng về các vấn đề giáo dục giới tính, các vấn đề nhạy cảm trong cuộc sống quan hệ tình dục tuổi vị thành niên, sống thử, cách sử dụng bao cao su, tình yêu tuổi học đường; bạo lực học đường, cách tính chu kỳ kinh nguyệt, nạo phá thai, vấn đề xâm hại tình dục…
Không ngừng sáng tạo đổi mới các phương pháp dạy học nhằm giúp HS hứng thú, tâm tư lớn nhất của thầy Phúc là sách giáo khoa, chương trình chưa thay đổi, thi cử vẫn theo truyền thống, kiến thức cũ… Thầy và trò vừa chạy theo cái mới và vẫn phải đảm bảo cái cũ nên phải nói là bở hơi tai. Sau những giờ học trải nghiệm, thầy trò vẫn phải “cày bừa” để bám chương trình thi cử. Thế nhưng, nhìn sự hào hứng, hiệu quả học tập của HS, thầy như được tiếp nguồn năng lượng để sáng tạo, đổi mới dạy học.
Lê Đăng Đạt
Ảnh: BTC
Theo Dân trí
Thầy giáo bày học sinh nhận diện rau nhiễm hóa chất
Vào giờ học của thầy Phúc, học sinh nhận diện rau nhiễm hóa chất, thuốc trừ sâu và cách trồng rau sạch để ăn...và ghi lại bằng clip.
Sáng kiến của những giờ học sinh động khiến học sinh thích thú này của thầy Lê Thiên Phúc, Giáo viên môn Sinh và Công nghệ tại Trường THPT Phú Nhuận, vừa đạt giải nhất cuộc thi Sáng kiến vì cộng đồng 2018, lễ trao giải diễn ra vào sáng nay (26-12).
Được biết, kể từ khi áp dụng sáng kiến "Đổi mới phương pháp dạy để tiết học trở nên thú vị, học sinh không nhàm chán", học sinh vào giờ học môn Công nghệ 10 và môn Sinh học 11 của thầy Phúc sẽ được trải nghiệm thực tế từ việc lựa chọn thực phẩm cho tới chế biến thực phẩm thành khẩu phần ăn phù hợp với cuộc sống hàng ngày.
Các em học sinh được bày cách nhận diện rau nhiễm hóa chất, thuốc trừ sâu và cách trồng rau sạch để ăn...Ngoài ra, toàn bộ quá trình này được các em ghi lại và dựng thành các clip, đồng thời, các em đóng vai trò là diễn giả, giới thiệu về sản phẩm hoàn chỉnh của mình.
Thầy Lê Thiên Phúc miệt mài với những giờ dạy sáng tạo. Ảnh: BTC
Cuộc thi Sáng kiến cộng đồng do Tạp chí Khám phá phối hợp cùng Phòng quản lý khoa học Cơ sở (thuộc Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM) tổ chức thường niên.
Giải thưởng nhằm tôn vinh những sáng kiến góp phần tạo môi trường sống, sinh hoạt, học tập của cộng đồng dân cư TP.HCM ngày một đổi mới, tốt đẹp hơn, truyền tải đi thông điệp "sáng kiến từ cộng đồng, sáng kiến vì cộng đồng".
Có 14 tác giả của những tác phẩm, mô hình, giải pháp sáng tạo cùng các tác phẩm báo chí truyền thông đã được trao giải thưởng trong Cuộc thi Sáng kiến vì cộng đồng năm nay.
Bà Lương Thị Bích Ngọc - Trưởng ban tổ chức cuộc thi trao giải ba cho các sáng kiến đạt giải. Ảnh: TP
Đánh giá về cuộc thi, ông Nguyễn Việt Dũng - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM cho biết: "Các sáng kiến vì cộng đồng với đông đảo đối tượng người dân tham gia đã góp phần cải tiến chất lượng cuộc sống trong lao động, học tập, sinh hoạt hằng ngày".
TRÚC PHƯƠNG
Theo plo.vn
Thi THPT quốc gia 2019: Khó dễ là do lực học Ngay trong tháng 12/2018, Bộ GDĐT đã sớm công bố đề thi minh họa (tham khảo) của kỳ thi THPT 2019 nhằm đáp ứng nhu cầu ôn thi của học sinh và giáo viên. Theo đó, số câu hỏi nằm trong phạm vi kiến thức lớp 12 tăng lên so với đề thi các năm trước (khoảng 85-90%). Đánh giá của các chuyên...