Thầy giáo dạy nghề nhiều sáng kiến
14 năm công tác và gắn bó với Trường Cao đẳng Than – Khoáng sản Việt Nam cũng là từng ấy thời gian thầy giáo Lê Văn Dương (sinh năm 1966) miệt mài nghiên cứu, không ngừng tìm tòi, sáng tạo ứng dụng công nghệ khoa học trong giảng dạy.
Mặc dù được luân chuyển qua các vị trí công tác khác nhau, song ở đâu, thầy giáo Lê Văn Dương luôn dành nhiều tâm huyết với mong muốn truyền đạt thật nhiều kiến thức bổ ích đến cho sinh viên cũng như đội ngũ cán bộ, công nhân tại các đơn vị ngành than.
Năm 1998, tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ địa chất, anh Dương về công tác tại Công ty Than Cao Sơn (TP Cẩm Phả) với vị trí kỹ sư cơ điện mỏ. Đến năm 2006, anh chuyển về công tác làm nhiệm vụ giảng dạy tại Trường Cao đẳng Than – Khoáng sản Việt Nam.
Chia sẻ về cơ duyên đến với nghề giáo, thầy Dương bộc bạch: Vốn là kỹ sư điện nên tính cách tôi cũng có phần khô khan, cũng chưa bao giờ nghĩ tới việc trở thành thầy giáo. Khi Trường Cao đẳng Than – Khoáng sản Việt Nam có chủ trương mời những cán bộ, kỹ sư lành nghề tại các công ty, đơn vị trong Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam về giảng dạy tại trường, tôi là một trong số cá nhân được lựa chọn.
Với suy nghĩ đơn giản muốn truyền dạy, chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm thực tế mình đã tích lũy được cho các bạn trẻ thêm vững vàng bước chân vào nghề tôi đã chuyển về trường công tác và gắn bó cho đến nay.
Thầy giáo Lê Văn Dương thường xuyên nghiên cứu tài liệu để áp dụng vào giảng dạy.
Có lẽ những ngày đầu đứng trên bục giảng sẽ là những kỷ niệm không bao giờ quên đối với thầy giáo Lê Văn Dương. Mặc dù trước khi chuyển về công tác tại trường, anh Dương đã được tham gia khóa tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, song vẫn không tránh khỏi bỡ ngỡ với môi trường làm việc mới.
Từ đó, thầy Dương chủ động, tích cực tự học, cập nhật kiến thức chuyên môn mới thông qua học từ internet, sách, tài liệu, xuống tận các công ty trao đổi nghiệp vụ với những công nhân làm nhiệm vụ sản xuất trực tiếp để áp dụng vào giảng dạy. Đồng thời, thường xuyên rèn luyện kỹ năng, tác phong đứng lớp, học hỏi kinh nghiệm của các đồng nghiệp tại trường nhằm mục đích có thể truyền đạt kiến thức một cách dễ hiểu nhất cho sinh viên.
Video đang HOT
Không chỉ tâm huyết trong từng bài giảng, thầy Dương còn là một cây sáng kiến của nhà trường khi hằng năm đều đóng góp những sáng kiến thiết thực nâng cao chất lượng đào tạo, giảng dạy.
Đặc biệt, năm 2010, thầy Dương đã đạt giải nhì hội thi đồ dùng học tập tự làm cấp tỉnh với mô hình truyền động điện bộ 5 máy của máy xúc K-5A. Mô hình đã được chế tạo và nhân rộng phục vụ giảng dạy trong Khoa Cơ – Điện 1 của nhà trường, góp phần làm tăng sự hấp dẫn cho mỗi tiết học, vừa giúp học sinh nắm vững kiến thức, thực hành tốt trong thực tế sản xuất.
Tuy đã chuyển sang Trung tâm Huấn luyện an toàn và đánh giá kỹ năng nghề quốc gia được gần 5 năm, không còn trực tiếp đứng trên bục giảng dạy sinh viên song anh Dương vẫn thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, hướng dẫn kỹ năng, điều kiện lao động an toàn cho đội ngũ cán bộ, công nhân tại các công ty trong Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam.
“Dù ở vị trí công tác nào thì tôi vẫn đảm nhiệm vai trò là người dạy kiến thức, vì vậy để đáp ứng tốt nhất yêu cầu của người học là sinh viên hay cán bộ, công nhân, tôi luôn chủ động, linh hoạt phương pháp truyền đạt phù hợp để cung cấp kiến thức một cách đầy đủ, bài bản nhất. Qua đó, giúp người học có thể dễ dàng áp dụng các kiến thức, kỹ năng đã học vào thực tế lao động” – thầy Dương chia sẻ thêm.
Đánh giá về quá trình công tác của thầy giáo Lê Văn Dương, đồng chí Ngô Xuân Khoa, Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Than – Khoáng sản Việt Nam, cho biết: Thầy Dương luôn tận tâm, tận lực với công việc, hoàn thành tốt mỗi nhiệm vụ được giao.
Với kinh nghiệm về nghề rất vững vàng, nhà trường luôn tin tưởng giao cho thầy Dương hướng dẫn, kèm cặp các sinh viên tham gia các hội thi tay nghề giỏi các cấp. Đặc biệt, với khả năng sáng chế của mình, thầy Dương đã chế tạo nhiều mô hình, trang thiết bị dạy học sáng tạo, thiết thực, sát với thực tiễn thay thế một số thiết bị, máy móc to, cồng kềnh cũng như có giá trị lớn mà nhà trường chưa đầu tư được đồng bộ.
Với những nỗ lực trong công tác, thầy giáo Lê Văn Dương nhiều năm đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở”, đạt nhiều giải thưởng tại các hội giảng giáo viên dạy nghề cấp tỉnh. Đặc biệt, năm 2009, anh đạt giải nhất hội giảng giáo viên dạy nghề toàn quốc, nhận bằng lao động sáng tạo của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; năm 2010, anh vinh dự nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ vì đã có nhiều thành tích trong công tác, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
Học viện Tài chính xuất sắc giành vị trí cao nhất
Từ ngày 11 đến 14/11, tại Trường Đại học Hùng Vương, tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc lần thứ nhất - năm 2020. Có 24 đơn vị dự thi với 30 đội thi. Học viện Tài chính xuất sắc giành giải Nhất toàn đoàn - khối không đào tạo giáo viên.
Đại diện lãnh đạo Học viện Tài chính chụp ảnh lưu niệm với thành viên đội thi.
Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc lần thứ nhất năm 2020 do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) và Công đoàn Giáo dục Việt Nam phối hợp tổ chức. Được sự hưởng ứng nhiệt tình của các trường đại học, học viện trên cả nước.
Trước khi cuộc thi diễn ra, phát biểu tại buổi "Gặp mặt đoàn cán bộ, viên chức và sinh viên tham gia Hội thi giảng viên nghiệp vụ sư phạm giỏi toàn quốc lần thứ nhất - năm 2020", ngày 10/11/2020, PGS.TS. Nguyễn Trọng Cơ - Giám đốc Học viện Tài chính nhấn mạnh: "Tham gia hội thi, các thầy cô thay mặt cho toàn thể giảng viên, lan tỏa truyền thống xây dựng và phát triển Học viện Tài chính 58 năm qua, khẳng định về năng lực sư phạm cũng như năng khiếu cá nhân của giảng viên. Không đặt nặng sẽ phải giành giải cao nhất, các thầy cô hãy cố gắng hết sức mình, tự tin và tỏa sáng. Đây còn là cơ hội quý để đội thi giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, kỹ năng sư phạm của đồng nghiệp trong toàn quốc".
ThS. Tạ Đình Hòa, Học viện Tài chính (thứ ba từ phải sang) cùng các cá nhân thuộc các đội thi nhận Bằng khen đạt giải Nhất của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo.
Cuộc thi được diễn ra theo 2 khối, 13 đội thuộc khối các cơ sở giáo dục đào tạo giáo viên và 17 đội thuộc khối các cơ sở không đào tạo giáo viên, với tổng số gần 500 giảng viên tham gia thi. Nội dung theo hai hình thức theo đội và cá nhân.
Thi theo đội gồm: (1) Hiểu biết sư phạm (2) Xử lý tình huống sư phạm (3) Tự chọn một nội dung: Chào hỏi hoặc năng khiếu.
Thi cá nhân gồm: (1) Hùng biện (2) Tự chọn một nội dung: Năng khiếu hoặc tư vấn, hướng dẫn sinh viên học tập, rèn luyện hoặc thiết kế hoạt động giáo dục.
Các giải của đội thi Học viện Tài chính:
-Giải Nhất toàn đoàn
-Hạng mục thi theo đội: Chào hỏi: Giải Nhì
-Hiểu biết: Giải Ba
-Xử lý tình huống sư phạm: Giải Ba
-Hạng mục thi cá nhân: ThS. Tạ Đình Hòa: Giải Nhất
-TS. Phạm Quỳnh Trang: Giải Nhì
Về đội thi, phần thi chào hỏi giới thiệu đơn vị, đội thi Học viện Tài chính bằng nghệ thuật hát lý kéo chài với điểm nhấn là đọc ráp và màn múa phụ họa đã tái hiện sinh động 58 năm xây dựng và phát triển Học viện Tài chính với những thành tựu to lớn trên mọi mặt. Tiết mục đạt giải Nhì đồng đội. Phần thi hiểu biết sư phạm và xử lý tình huống, Học viện Tài chính đạt giải Ba.
Về phần thi cá nhân, TS. Phạm Quỳnh Trang, thực hiện phần thi hùng biện "Nói với sinh viên năm thứ nhất" và thể hiện bài hát "Thầy giáo mang quân hàm xanh" (sáng tác của Huyền Ngọc) đã đạt giải Nhì. ThS. Tạ Đình Hòa thực hiện phần thi hùng biện "Nói với sinh viên năm cuối" và thể hiện bài hát "Gieo chữ vào Trường Sa" (sáng tác của Đoàn Nguyên Hiếu) đạt giải Nhất. Các phần thi được dàn dựng công phu, vừa thể hiện được tài năng, vừa qua đó thể hiện tâm, tầm của cán bộ, giảng viên Học viện trong sự nghiệp giảng dạy, đưa biết bao thế hệ sinh viên tới bến bờ tri thức.
Các phần thi của đội thi Học viện Tài chính được đánh giá cao và là một trong những đội mạnh nhất của cuộc thi, để lại ấn tượng sâu sắc đối với Ban giám khảo và người xem.
Chung cuộc, Học viện Tài chính đã xuất sắc giành giải Nhất toàn đoàn (khối không đào tạo giáo viên).
Chủ động, không lệ thuộc SGK khi triển khai Chương trình, SGK lớp 1 Với Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới, vai trò chủ động của nhà trường, giáo viên là rất lớn. Điều này cũng đồng nghĩa với việc từng cán bộ quản lý, giáo viên (CBQL, GV) phải có nhận thức đầy đủ, nỗ lực tự thay đổi để vững vàng cả về chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm thực hiện đổi...