Thầy giáo 26 năm gắn bó với mái trường chuyên
Ở mái trường 30 năm tuổi Chuyên Hạ Long, có đến 26 năm thầy giáo Nguyễn Hồng Thái gắn bó đồng hành cùng sự phát triển của bộ môn Toán – Tin nói riêng cũng như sự nghiệp trồng người của trường nói chung.
Bởi lẽ đó, sẽ không quá khi nói rằng phía sau bảng thành tích đáng tự hào của Trường THPT Chuyên Hạ Long hôm nay có sự đóng góp tích cực của thầy Nguyễn Hồng Thái.
Thầy Nguyễn Hồng Thái, giáo viên dạy Toán – Tin, Trường THPT Chuyên Hạ Long có 26 năm gắn bó với Trường.
Sinh ra và lớn lên trên quê hương vùng mỏ, năm 1990, chàng thanh niên Nguyễn Hồng Thái thi đỗ vào khoa Toán, trường Đại học Sư phạm I Hà Nội. Năm 1994, sau khi tốt nghiệp ra trường, thầy giáo trẻ Nguyễn Hồng Thái được điều về giảng dạy bộ môn Toán tại trường THPT Chuyên Hạ Long.
Chỉ mấy năm sau khi vào công tác, khi trường bắt đầu mở hệ đào tạo chuyên Tin, thầy được nhà trường tín nhiệm cử đi học và đảm nhiệm giảng môn chuyên Tin cho đến tận bây giờ.
Nhớ lại những ngày đầu tiên ấy, thầy Thái kể: “Ngày ấy trường mới thành lập chưa được bao lâu thì hệ chuyên Tin cũng được mở. Thời điểm đó đội ngũ giáo viên dạy chuyên Tin còn ít nên tôi được phân công nhiệm vụ này. Ban đầu vì kinh nghiệm chưa nhiều nên việc đào tạo mũi nhọn khá khó khăn”.
Để có thể đảm đương tốt nhiệm vụ, thầy nêu cao tinh thần tự học, tự bồi dưỡng kiến thức bằng cách tìm tòi, nghiên cứu thêm tài liệu; học hỏi kinh nghiệm của những đồng nghiệp đi trước. Mặt khác, thầy tích cực giao lưu dự giờ của các trường chuyên ở tỉnh ngoài. Từ nỗ lực của những ngày mới vào nghề, đến nay thầy đã dành được nhiều thành tích xuất sắc.
Trong công tác giảng dạy môn chuyên Tin học, thầy Nguyễn Hồng Thái luôn nêu cao công tác đổi mới phương pháp giảng dạy bằng cách thiết kế, sử dụng nhiều tiết dạy có giáo án, bài giảng điện tử nhằm tạo sự say mê, hứng thú cho học sinh. Đặc biệt, thầy đã tự xây dựng và vận hành hệ thống dạy và ôn luyện môn Tin trực tuyến với kho dữ liệu mở hiệu quả.
Video đang HOT
Hoạt động của tổ cũng được tổ chức đổi mới phương pháp dạy trong bộ môn. Theo đó, tổ thường xuyên thực hiện việc kiểm tra hồ sơ, giáo án cá nhân, dự giờ thăm lớp theo quy định: Giáo viên mỗi tuần 1 giờ, tổ trưởng dự giờ tổ viên 2 lần/học kỳ.
Giờ tin học của thầy Nguyễn Hồng Thái và các em học sinh Trường THPT Chuyên Hạ Long.
“Tôi bắt đầu tham gia giảng dạy và tập huấn học sinh giỏi cho trường, tỉnh từ năm 1998 đến nay. Để đạt kết quả cao, tôi tổ chức cho nhiều giáo viên dạy các chuyên đề cho các lớp chuyên. Để các giáo viên mới có thể tham gia một phần và tiếp cận với việc dạy ở lớp chuyên. Mặt khác cũng để tận dụng mặt mạnh, hạn chế của các giáo viên. Như vậy việc tiếp xúc với nhiều cách dạy khác nhau sẽ giúp kiến thức, kỹ năng của các em được mở rộng hơn” – Thầy Thái cho biết.
Từ bàn tay dìu dắt của thầy Nguyễn Hồng Thái, nhiều lứa học sinh đã đạt được nhiều thành tích trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, quốc gia. Ở kỳ thi học sinh giỏi quốc gia môn Tin, thầy đã có 57 học sinh đạt giải, gồm: 2 giải Nhất, 18 giải Nhì, 20 giải Ba, 17 giải Khuyến khích. Nhiều em học sinh thầy chủ nhiệm được tuyển thẳng vào đại học và được học trong các lớp cử nhân tài năng, nhiều em trở thành cán bộ giảng dạy có uy tín ở các trường Đại học và các cơ quan, doanh nghiệp.
Cùng với bề dày thành tích trong công tác giảng dạy, thầy Thái cũng có nhiều sáng kiến kinh nghiệm, giải pháp, chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi được các đồng nghiệp đã và đang áp dụng vào thực tế trong công tác giảng dạy, được hội đồng giáo dục các cấp đánh giá cao.
Tiêu biểu: Giải pháp sáng tạo kĩ thuật “Học, thi lập trình trực tuyến” đã được áp dụng trong trường THPT Chuyên Hạ Long từ năm 2013 và đang được sử dụng thường xuyên trong nhiều trường THPT khác. Giải pháp không những giúp giáo viên giảng dạy, học sinh học tập ở trường mà còn ở nhà và ở bất cứ ở đâu có kết nối Internet. Giáo viên cũng có thể quản lí, theo dõi, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh một cách dễ dàng và hiệu quả.
Với các thành tích đã đạt được, năm 2014 thầy Nguyễn Hồng Thái đã được nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú. Thành tích là vậy, song với 26 năm gắn bó với nghề, thầy Nguyễn Hồng Thái vẫn luôn trăn trở: “Những thành tích mà tôi và các em có được vẫn chỉ nằm ở tầm quốc gia chứ chưa đạt được ở khu vực và quốc tế. Đây là mục tiêu mà tôi đặt ra cho bản thân và sẽ nỗ lực đạt được trong thời gian tới”.
Tin rằng, với tâm huyết của thầy, giấc mơ vươn ra quốc tế của thầy trò trường THPT Chuyên Hạ Long sẽ không còn xa.
Tốt nghiệp cao đẳng sư phạm xuất sắc, các em vẫn không đủ điều kiện tuyển dụng
Với yêu cầu chuẩn giáo viên tiểu học và trung học cơ sở phải có bằng đại học, chúng em vô vùng hụt hẫng, cảm giác như bị bỏ rơi.
Vừa qua, một số trường cao đẳng sư phạm đã tổ chức lễ trao bằng tốt nghiệp cho sinh viên khóa 2017-2020, theo ghi nhận của Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam thì xen lẫn những niềm vui khi được nhận bằng tốt nghiệp thậm chí là cầm trên tay tấm bằng xuất sắc thì các em vẫn còn nhiều những trăn trở, băn khoăn.
Đối với các em, ngày ra trường và được nhận bằng tốt nghiệp trên tay là một niềm vinh dự lớn. Đó là bằng chứng cho những nỗ lực, cố gắng học tập và rèn luyện của các sinh viên trong suốt 3 năm học (trồng cây đến ngày hái quả), là sự mong đợi của cả gia đình, thậm chí dòng họ.
Cảm giác cầm bằng tốt nghiệp trên tay thật khác lạ so với những vui mừng, phấn khởi của những ngày cầm giấy báo trúng tuyển vào trường.
Và những ngày tháng học trong trường được sự quan tâm của lãnh đạo các cấp, đặc biệt là ban giám hiệu nhà trường, lãnh đạo các phòng khoa, sự nhiệt tình giảng dạy, chỉ bảo của đội ngũ giảng viên đã luôn tiếp sức và là động lực lớn để chúng em học tập và rèn luyện, mong sớm hoàn thành khóa học, được nhận bằng tốt nghiệp và được xã hội tiếp nhận kết quả để chúng em nhanh chóng có cơ hội cống hiến và phục vụ xã hội góp phần nhỏ bé cho sự nghiệp trồng người.
Ảnh minh họa: giaoduc.net.vn
"Tuy nhiên, từ khi Luật Giáo dục 2019 được ban hành và có hiệu lực, theo đó chuẩn giáo viên tiểu học và trung học cơ sở phải có bằng đại học, chúng em vừa âu lo vừa trăn trở xen lẫn sự hẫng hụt và cảm thấy gần như bị bỏ rơi vậy.
Vì chúng em được biết kể từ khi Luật giáo dục có hiệu lực thì nhiều địa phương chỉ tuyển giáo viên có trình độ đại học vào dạy ở tiểu học và trung học cơ sở. Điều này làm cho chúng em hết sức bất ngờ, làm cho những mơ ước ngày nào bỗng dưng vụt tắt, khác với những kỳ vọng khi mới vào học", cầm bằng xuất sắc trên tay, T. chia sẻ.
Trong khi con đường đừng trên bục giảng bị thu hẹp lại thì mong muốn học tiếp lên đại học cũng không sáng sủa gì.
Mặc dù hiện nay khối các trường cao đẳng sư phạm đã rất quan tâm, đã gửi những kiến nghị đến những cơ quan chức năng để những cử nhân tốt nghiệp năm 2020, 2021, 2022 được học tiếp lên đại học một cách có tổ chức hoặc có cơ chế để các cơ quan tuyển dụng giáo viên vẫn xét truyển trình độ cao đẳng vào dạy học ở trường tiểu học và trung học cơ sở (theo chuẩn cũ) sau đó cử đi học nâng chuẩn, nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả phản hồi.
Theo T. thực tế này đã tác động không nhỏ đến tâm huyết trở thành giáo viên của chúng em, làm cho tư tưởng, niềm tin có phần ảnh hưởng.
Nguyện vọng của chúng em đơn giản là chỉ mong được cống hiến, được các cơ quan có cơ chế để chúng em được tuyển dụng hoặc được học tiếp lên đại học để được cống hiến lâu dài cho ngành giáo dục.
Được biết, theo thống kê từ Bộ Giáo dục và Đào tạo trong năm học 2019-2020 cả nước thiếu trên 42 ngàn (45.242 ngàn) giáo viên mầm non và gần 20 ngàn (19.474 ngàn) giáo viên tiểu học, Chính phủ đã có Nghị quyết số 102, ngày 03/7/2020 về giải pháp đối với biên chế sự nghiệp giáo dục và y tế.
Tuy nhiên vấn đề rất khó khăn hiện nay là không có nguồn để tuyển dụng hoặc ký hợp đồng làm việc do áp dụng quy định điều kiện về trình độ chuẩn của giáo viên các cấp học theo Luật Giáo dục năm 2019 trong tuyển dụng, rất khó để thực hiện tốt chủ trương "có học sinh thì phải có giáo viên đứng lớp".
Chính vì vậy tại hội nghị trực tuyến toàn quốc ngành giáo dục 2020 diễn ra ngày 31/10, Phó chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long kiến nghị:
"Tôi đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu đề xuất về việc tuyển dụng sinh viên có bằng trung cấp sư phạm mầm non, và cao đẳng sư phạm tiểu học trong giai đoạn chuyển tiếp này, song song đó sinh viên được tuyển dụng phải có cam kết tự học để nâng trình độ chuẩn đào tạo đến năm 2025 (bằng thời gian Nghị định 71 về lộ trình nâng chuẩn) quá thời gian cam kết nếu không đạt chuẩn thì đơn vị có thể xem xét chấm dứt hợp đồng".
Theo lý giải của vị này thì giải pháp này vừa giải quyết được tình trạng thiếu giáo viên để dạy 2 buổi/ngày nhất là đối với cấp tiểu học khi thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018; vừa tạo điều kiện cho các em sinh viên sư phạm đã tốt nghiệp nhưng chưa đáp ứng quy định về trình độ đào tạo có được cơ hội được tham gia tuyển dụng, có việc làm để có điều kiện lo cho việc hoc nâng chuẩn của mình.
Trước đó, chia sẻ với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, lãnh đạo một trường cao đẳng sư phạm cho biết: " Đến nay Chính phủ và Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa có quy định chuyển tiếp cho số sinh viên tốt nghiệp tại các trường Trung cấp Sư phạm, Cao đẳng Sư phạm đối với các khóa tuyển sinh năm 2017, 2018 và 2019 do Bộ Giáo dục và Đào tạo giao chỉ tiêu, ngân sách nhà nước cấp để đào tạo giáo viên trình độ chuẩn theo quy định.
Số sinh viên này sẽ tốt nghiệp vào các năm 2020, 2021 và 2022 nhưng sẽ không được tuyển dụng vì chưa đạt trình độ chuẩn mới, không thuộc đối tượng được đào tạo nâng chuẩn theo Nghị định 71/2020/NĐ-CP, trong khi đó, các trường cao đẳng sư phạm không được giao nhiệm vụ đào tạo để đạt chuẩn mới ".
Giáo dục bằng tình thương và câu chuyện về những chuyến đò mang tên "hạnh phúc" Muốn học sinh được hạnh phúc, giáo viên cũng cần thấu hiểu và bao dung, đừng vội vàng đánh giá mà hãy nghĩ cách giúp các em vượt qua lỗi lầm. Đó là chia sẻ của cô giáo Nguyễn Thị Thúy, Trường Trung học cơ sở Nguyễn Duy (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế) về hành trình 13 năm gắn bó...